Từ ngày ông cố đạo Alexandre de Rhodes { A lịch sơn Đắc Lộ [phiên âm khá hay]} viết Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum ( Từ Điển Việt Bồ La) đến nay là hơn 4 thế kỷ rưỡi. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu; rất nhiều hiểu biết, tiến bộ được vun đắp thêm cho các ngành của ngôn ngữ học, trong đó có Ngữ âm học (Phonology), Âm vị học ( Phonetics) mà ông “nghè” thời xh xhcn Bui Hiền lại có thể đưa ra bảng chữ cái và cách viết tiếng Việt một cách ngớ ngẩn, tăm tối như vậy. Và rồi còn cái gọi là “Đánh vần theo Công nghệ giáo dục” nhảm nhí của ông thầy záo Hồ Ngọc Đại nữa. Xem ra “trực giác” ( ý muốn nói cái mẫn cảm đúng đắn, hữu lý của trí não= the sharpness of the perceptiveness and the rationality of the mind) và trí thông minh cách đây hơn 4 thế kỷ rưỡi của ông cố đạo vẫn hơn hẳn các ông ‘nghè’ xhcn Vn ngày nay. Nên nhớ ngoài chức năng truyền giáo, ông cố đạo A. de Rhodes còn là một lexicographe (lexicongrapher), một nhà soạn tự điển. Sự tinh thông về ngôn ngữ vì được đào tạo tốt là một điều chắc chắn. Hơn nữa việc soạn được Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum chứng tỏ ông là một tu sĩ rất giỏi về Ngôn ngữ học. Ít nhất là ở sự ký âm của mẫu tự Latin- Roman ( phonetic transcription with Latin-Roman alphabets in many systems- my term) cũng mang nhiều phân tố của sự mẩn cảm, và hợp lý, chẳng hạn với cách dùng và viết các chữ “c”, “k”, “q” như đã được dạy từ mấy thế kỷ rồi nay. Tôi chỉ viết ngắn gọn, vì không muốn nói dài dòng về những điều “sơ đẳng” này.
Dưới đây là mấy link , trong đó có hai, ba là của chính những giáo sư trong nước nhận định về việc viết tiếng Việt của Bùi Hiền
Note:
Cách viết và đọc của ông A. de Rhodes, dĩ nhiên, có thể có những cải tiến hay hơn ở một số mặt, nhưng trên “căn bản” đủ hiệu quả, thích nghi và đáp ứng tốt cho việc học và viết tiếng Việt. Một ví dụ : trong 24 chữ cái thời VN Cộng hòa trước 1975 thì không có âm “f ” mà Hochíminh chế thêm cho miền Bắc. Tại sao một chữ rất tiện như âm của chữ “f ” không được dùng để đánh vần chữ café hay cà fáo , hay fóng mắt, fòng bị mà sẽ viết là cà phê, cà pháo, phóng mắt, phòng bị. Lý do: Vì phần lớn những chữ Việt có âm "phờ" gần với f , nhưng khi phát âm ra thì những chữ bắt đầu bằng “ph” trong tiếng Việt nghe nhẹ hơn các chữ bắt đầu bằng chữ “f ”, ví dụ, của tiếng Ý, Pháp, Anh, Đức . Và nếu học về cách phát âm của hai chữ “f” hay “ p” với phái sinh “ph” cũng như cách để lưỡi và môi v.v., trong việc phát âm hai phụ âm này cũng có chỗ khác nhau. Các âm với chữ “ph” được phát ra (nghe) nhẹ hơn các chữ bắt đầu bằng chữ “f” trong tiếng Ý , Pháp, Anh, Đức ví dụ “fiume”, “flangia” ( Ý ), “frère”, “fonction” (Pháp); “father”, “function” (Anh), “Fiber”, Funktion (Đức); khi so với, ví dụ, phất phơ, phấp phới, phì phèo, pha phẩm, phình phình v.v. Đó là đìều tinh ý, tinh tường của cố đạo de Rhodes và ít nhà truyền giáo khác khi ký âm như thế.
------
https://www.nguoiduatin.vn/cai-cach-chu-quoc-ngu-chuyen-le-ra-khong-nen-ban-nua-phan-2-a393338.html
https://www.youtube.com/watch?v=6CH1i36pNts
https://www.youtube.com/watch?v=6CH1i36pNts
https://www.nguoiduatin.vn/cai-cach-chu-quoc-ngu-chuyen-le-ra-khong-nen-ban-nua-phan-2-a393338.html
ReplyDelete