Saturday, September 8, 2018

“Công Án” Nhỏ (Xíu) Giúp Giải Việc Tại Sao…


…Cách Dạy Học Sinh Đọc Tiếng Việt của Hồ Ngọc Đại Là Cà Thọt

                                              * *

Để giúp những ai thích viết dài dòng để tìm cách giải thích việc HNĐại tại sao lại đặt nặng vấn đề âm của cách đọc Việt ngữ hơn là thấy chữ , và theo cách lý giải của ông ta là cần phải dạy từ âm trước, không cần thấy chữ ngay lúc ấy, trong khi miệng cứ đọc như anh chàng dạy Vật lý tên Nam giải thích. Sau đây là clues chính ( chìa khóa) để giải “công án” nhỏ xíu này và giải thích tại sao cách dạy của HNĐại như người chỉ đi bằng 1 chân.


1.    Âm thanh và hình ảnh, ký hiệu ( của chữ hay không-phải-chữ) luôn luôn đi đôi phụ sức cho nhau.Thiếu một cái là đi cà thọt.
2.    Âm thanh và ký hiệu của chữ liên tục hoán chuyển, thay đổi vị trí, cách được dùng cho nhau trong vận hành đọc hiểu trong trí não của trẻ em, hay ngay cả người lớn. Vấn đề đặt cái nào trước hay sau, cái nào quan trọng hơn là một “giả đề”, do những bộ não “nghiền” thực phẩm học hỏi chưa được nhuyễn tưởng tượng ra.
3.    Bonus clue : Không chỉ thị giác, thính giác mà nhiều khi cả khứu giác và vị giác cũng tham gia trong việc đọc hiểu chữ, câu. Ví dụ : Hôm nay em được ăn thịt gà. Ngon quá.


Nhận xét và giải thích thêm

a)    Ngày xưa trước 1975 có thể đã trước cả trăm năm ,  tại miền Nam, khi dạy chữ, dạy đọc, hay đánh vần cho chúng tôi thầy cô dạy hình mẫu tự ( tiếng Anh grapheme ( tự dạng chữ như a, b,c, d, k  ), rồi phoneme (âm tố- đơn vị nhỏ nhất trong âm phát ra trong nguyên âm hay phụ âm, ví dụ, p,q, n, m, e, u) , và kế đó là phối hợp với hình vẽ , ví dụ dạy đọc chữ bà thì có hình chữ b,  phối hợp với chữ để dạy phát âm “bà” và thêm hình vẽ bà, hay bóng với hình bong bóng. Cũng vậy với ba, với hình vẽ ba. Hoặc “ư” thí với chữ lư, và hình vẽ cái lư. Như mấy tấm hình ở dưới. Theo tôi đó là cách dạy thật tốt vì vừa vận dụng được khả năng của thị giác ( 2 lần), thính giác. Do đó , nếu đàng sau anh Namtrong video clip có chiếu thêm hình ảnh phụ họa cho ký tự của chữ và hình minh họa nghĩa chữ thì hay biết mấy , và cũng không khác cách chúng tôi được dạy và học cả trăm năm rồi.

b)     Giải thích về đánh vần hay không đánh vần: Với cách dạy và học ở miền Nam trước năm 1975 thì phần đánh vần để dạy các em nhỏ lớp Một như bê a ba, hay ka ê kê, qui u y quy sắc quý , hoặc giọng Nam bờ a ba, nờ a na, mờ a ma , là do cô giáo , hay bố mẹ dạy ; thường không in trong sách. Thật ra thêm cách đánh vần như vậy và viết ra thành chữ như phân tích thì cũng tốt, giúp cách dạy đánh vần rõ ràng hơn nữa, tuy không cần thiết (như có những người nhận định, ví dụ trẻ em Anh Mỹ , Âu châu đâu có đánh vần NHƯ THẾ (để ý chữ như thế). Vì sao ?
Vì trong cách để môi, luỡi, răng âm đã được tạo nên rồi, và kết nối với các âm tiếp. Về vấn đề trẻ con Au Mỹ có đánh vần không thì câu trả lời là không đánh vần rõ ra như trẻ Việt được dạy như bê a ba, nhưng cũng được dạy phát âm ( pronunciation) bằng cách để môi, răng , lưỡi như đã nói— kết hợp với cách dạy ký âm (phiên âm) như thường thấy trong tự điển , từ dễ tới khó, từ lớp Một đến lớp 7 chẳng hạn, ví dụ : in(\ in \) , and (\ and,(ə)n \), boy (\boi\), mom (\mäm\), chair (  \cher \), table ( \ˈtā-bəl \). number (\ ˈnəm-bər \),  teacher  [\ ˈtē-chər \] , monkey [ \ ˈməŋ-kē \], professor [ \ prə-ˈfe-sər \], philanthropist [ \ fə-ˈlan(t)-thrə-pist \], ventriloquist [\ ven-ˈtri-lə-kwist \ để đọc thành tiếng của chữ. Ví dụ cách phát âm chữ “thin” thì lưỡi hơi lè ra để giữa răng và môi, kế đó thì vì đã biết âm chữ “in” là in từ trước nên dấu đi, không phát  th-in-thin như cách trẻ em đọc tiếng Việt. Nhưng đó cũng là cách “đánh vần”, mà dấu đi 1 âm, hay 2 hoặc 1.5 âm.

c)   Một sự thật nữa : Dù không dạy trẻ em đánh vần kiểu rõ ra như kiểu Vn nói trên, thì khi phát âm , ví dụ “ba”, “má”, “em” ‘anh” thì khi môi  răng lưỡi để ỡ vị trí bắt buộc để phát âm mẫu tự đầu thì đã là đánh vần hết 8/10 âm đó trong ‘cường độ âm’, rồi sau đó là kết nối âm tiếp, dù âm tiếp không cần đánh vần tiếp rõ ra như bờ , rồi thành ba , hay e kết nối với m thành e , em , không cần e em mờ m. Sâu xa hơn, âm vang của chữ trong não bộ khi chữ xảy đến trong não thì nó đã hình thành phần nào âm chữ. Nhưng theo tôi, dạy đánh vần rõ ra kiểu bê a ba, hay bờ a ba dạy cho trẻ con có ích lợi không nhỏ , đó là âm kế tiếp được vang lên lần nữa làm tăng thêm việc nhớ chữ cho trẻ em. Ngoài ra nó cũng hợp lý. Như thế , càng ích dụng hơn.

d)    Kinh nghiệm bản thân tôi và bạn bè khi xưa : ngày xưa các thầy cô chúng tôi khi dạy Văn, Sử, Địa— trong hiệu quả tương tợ như việc đánh vần phân tích ra— cũng hay dạy chúng tôi nên đọc lớn ra các bài học. Để chi vậy ? Để một lần nữa nghe thêm âm thanh của bài học và sẽ dễ nhớ hơn. Bây giờ tôi dạy con tôi y như thế, vì quả thật việc đọc lên bài học có làm mình nhớ hơn bài học— như được học thêm lần nữa. Con tôi cũng nhận thấy kinh nghiệm y như vậy. Nhưng điều này hoàn toàn khác với việc nhấn mạnh học âm trước trong kiểu dạy của HNĐại. Xin phân biệt.

Đây là điều cô giáo Anna G. ( M. Ed= Cao học Giáo dục) cho biết vài điều trước tiên cho việc dạy đọc chữ :

1.    Cho chúng tiếp xúc với sách vở in ra
2.    Cầm sách đọc cho chúng nghe chuyện, truyện (ngắn)
3.    Chính yếu : Con trẻ cần biết mặt chữ, mặt mẫu tự, trước khi chúng sẵn sàng để được bảo đọc lên.


Trích :

3. Letter knowledge

Obviously, kids need to know their alphabet before they’re ready to sound out words.
  • They recognize both upper and lower case letters.  Obviously if you teach your child to sound out words with capital letters, he doesn’t need to know the lowercase alphabet. But since most books are written with both upper and lower case letters, it’s helpful if your child can recognize lowercase letters as well.
  • They can name each letter’s sound.

Và đây là cách dạy âm thanh của chữ (ngữ âm = phonics) rất giống cách dạy phát âm, đọc chữ Việt ở miền Nam




Và dưới đây là những phụ tùng, phụ liệu để giải công án nhỏ (xíu) này, Chúng nằm trong các link sau đây :



























Chân Huyền

9/2018



No comments:

Post a Comment