"Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng, mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng. Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao? " (Lê Thái tổ)
(Đại Việt sử ký toàn thư)
(Đại Việt sử ký toàn thư)
Một phần vì không muốn gây thêm thù sâu oán nặng, và máu sẽ lại có thể chảy thành sông, nếu giết hết 10 vạn binh nhà Minh, nhưng phần kia rõ là dân Đại Việt đã từng làm một việc theo tinh thần dung thứ trong Đại nghĩa mà Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trãi đề ra, vua Lê Lợi và các quan, binh, tướng thuận theo , sau bao tàn ác, bất nhân, vô đạo, ngay cả trong âm mưu cực kỳ sâu độc là muốn tiêu diệt Văn hóa Đại Việt, như có thể thấy dưới đây :
" Tội ác quân Minh gây ra cho người dân Giao Chỉ
Nói đến đây, phải nhắc lại tội ác mà quân Minh từng gây ra cho người dân Giao Chỉ.
Năm 1407, sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã vơ vét mang về phương bắc 235.900 con voi, ngựa, trâu bò; thóc gạo 1,36 triệu thạch, thuyền bè 8.677 chiếc, cùng hơn 2,5 triệu khí giới. Đó là chưa kể số kim loại quý, cùng các mỏ vàng, bạc, ngọc trai, gỗ quí, lâm sản, hồ tiêu, v.v.
Nhằm thực hiện nền thống trị lâu dài, nhà Minh không ngừng xây thành lũy, cầu cống, đường sá. Hàng chục vạn dân đinh từ 16 đến 60 tuổi phải ra các công trường với chế độ lao dịch cưỡng bức và sinh hoạt rất thiếu thốn. Các công trường khai mỏ và mò ngọc trai cũng nhiều nhân công. Những người thợ phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm đến tính mạng.
Chính sách thuế khóa nhà Minh áp dụng với Giao Chỉ rất nặng nề, trong đó có 2 ngạch chính là thuế ruộng đất và thuế công thương nghiệp. Nhà Minh cử nhiều hoạn quan sang Việt Nam để tiến hành thu thập thuế, cống gửi về kinh đô, đồng thời vơ vét thêm chừng ấy nữa cho riêng mình.
Ngoài ra, quân Minh còn liên tục đàn áp những nghĩa quân kháng Minh với những tội ác như chém giết, cướp bóc, mổ bụng đàn bà có thai, để khủng bố lòng người. Họ cũng không nhân từ với những người nổi dậy. Cuốn sách sử của Trung Quốc là “Minh sử bản mạt kỷ sự” có ghi chép về thời kỳ này rằng quân Minh đã “chôn sống hàng ngàn tù binh rồi chất xác họ thành núi, hoặc rút ruột người treo lên cây, hoặc nấu thịt người để lấy dầu”.
Nguyễn Trãi đã mô tả trong “Bình Ngô đại cáo” như sau:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
Các thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn như Lê Lợi, Nguyễn trãi cùng các tướng sĩ khác đều có thù nhà với quân Minh. Hầu hết người dân Giao Chỉ đều khổ sở dưới sự áp bức của nhà Minh. Ấy vậy mà dân tộc ta lại có thể làm ra một quyết định “đại nghĩa”: tha cho và giúp đỡ toàn bộ đội quân từng gây tội ác thấu trời xanh như vậy trở về nước." (Trần Hưng- TCC10VGM)
Vì sao Nguyễn Trãi, Lê Lợi, tướng binh ta thời đó có thể đồng tình làm được điều nhân nghĩa trên đây ? Xin gợi ra mấy điều, trong quan sát về Văn hóa học lịch sử :
1. Thời đại Lý -Trần kéo dài gần 400 năm (1010-1400) dưới ảnh hưởng đạo Phật { có thể xem như một nền Quân chủ Phật giáo như sử gia quá cố Trần Q Vượng, s/gia Keith Taylor và những người khác nhận định} đã hun đúc cho dân tộc và đất nước ta rõ thành một văn hiến chi bang, một dân tộc-đất nước được thấm nhuần trong Từ Bi Hỉ Xả của nhà Phật, trong Bi Trí được luân quải trong tâm trí thức và quần chúng, Vô Úy được nuôi dưỡng và Khoan dung được thắp sáng. Hoàng Xuân Hãn thì cho đó là thời kỳ thuần từ nhất trong lịch sử. Vì thế cho nên đã xây đắp được cho Đại Việt thành một con rồng mạnh mẽ, tràn đầy năng lực thời đó. Nước hùng, dân thịnh, bờ cõi mở mang v.v. bên cạnh tâm thức trong sáng, hiền thiện của người dân trong cộng đồng quốc gia đã là vốn liếng, đã là của để uẩn vững bền, mạnh mẽ cho dân tộc khi cần có thể chống và diệt, hay dẹp giặc. Quân Minh sang xâm lược nước ta từ 1406, tức chỉ mới 6 năm sau khi vị vua cuối nhà Trần bị mất ngôi, sức mạnh tinh thần và vật chất của Đại Việt còn có thể nói rất sung mãn, nên sau 9 năm gian khổ, có khi phải làm hòa, Đại Việt đã dành được nhiều chiến thắng, phá tan ít nhất 15 vạn quân của Liễu Thăng và Mộc Thạnh, giết hơn 6 vạn, hạ thành Đông Quan ( Thăng Long). Chiến thắng to lớn và rất vinh quang này , phần nào cũng thể hiện tình đoàn kết vua quan, binh tướng tiếp thu lại từ tinh thần đánh giặc của vua quan , binh tướng hai triều đại Lý, Trần với tinh thần Diên Hồng rực thắm, đẹp đẽ của dân quân.
2. Nội lực , Hào khí và Thể hiện :
Như quan sát của tr/gia F. Nietzsche và một ít tâm lý gia, chỉ có những người có sức mạnh, ý chí lớn mới có thể có khả năng giải phóng, giải trừ những thắt buộc, kìm hãm, trói vây của tâm lý, tâm tư để thực hiện các điều muốn làm mà những người thuộc loại xoàng xoàng, hoặc giá áo túi cơm, hoặc những người mang tâm thức bầy đàn không thể làm được. Dân tộc Việt thời Lý-Trần, sau các chiến thắng vang dội chống Nguyên Mông, và đánh tan những đoàn quân hùng mạnh như bầy hổ báo, trâu rừng, bò mộng, nhiều lúc có thế như chẻ tre tại Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Vân Đồn, Bạch Đằng giang đã làm được điều tương tự như Nietzsche nói.. Cảm nhận và ý thức được khả năng, nội lực của Dân tộc, Tổ quốc ; sự luân lưu của Quật cường cộng với Hào khí ngất trời tiếp nhận từ lịch sử còn rất gần, và cái Nóng hổi của tinh thần Yêu nước , tâm thức cộng đồng người nước Đại Việt thể hiện được chuyện như sau với quân Minh :
Chúng tao vì nghĩ xa , nên tha không đánh nữa và không giết thêm tụi bay để hai nước hòa giải, để con cháu tụi tao thoát họa chiến tranh thôi, chứ cỡ tụi bay qua tới chốn "Nam đế cư này, tiệt nhiên định phận tại thiên thư" rồi, tụi bay muốn chơi cỡ nào, tụi tao chơi tới đó. Bây giờ, nghe theo Quân sư và Minh chủ, tướng lãnh , chỉ huy , nên tụi tao tha cho tụi bay còn mạng trở về, một phần cũng vì tình người, nhân tính, dù tụi bay đã phạm bao điều tai nghiệt, tàn bạo, ngang ngược, gây biết bao tai ương , oan khổ , lầm than cho tụi tao. bởi vì tụi tao thấm nhuần đạo lý, đạo đức của Từ bi , của Hỉ xả của Tổ tiên tụi tao thôi. Tha cho tụi bay làm phúc.
Hơn nữa, điều nói trên cũng phù hợp với tâm lý muốn ngưng chiến tranh của hầu hết các cộng đồng, khối đông (mass psychology) dân tộc nào đã trải qua chiến tranh dai đẳng. Thí dụ như trong cuộc chiến tranh vì Ý thức hệ, vì Tự do , Yên ấm cho miền Nam tại VN dài 21 năm. Khi tiếng súng dứt, trong năm đầu "phỏng giái", rất nhiều người dân miền Nam đã tự nhủ : thôi kệ nó, tiếng súng ngưng rồi lính, thanh niên, người dân bớt chết, cũng là hay , cứ để xem bọn thắng cuộc xử sự ra rao cái đã. Chỉ sau 3 năm người ta mới tính chuyện vượt biên hay phục quốc, lật đổ bạo quyền mà thôi. Hoặc thí dụ trong chiến tranh giữa người da trắng và người da đỏ tại Hoa kỳ, hoặc Nội chiến Hoa kỳ, cuộc chiến Quốc-Cộng ở Thái Lan, nội chiến Lebanon v.v.
3. Và thể hiện Nhân tính, lòng Hỉ xả đó trong tâm thức cộng đồng người dân Đại Việt trong chiến thắng quân Minh có thể được minh chứng thế nào ?
Ngoài minh chứng trong tâm thức cộng đồng bằng ảnh hưởng của nhà Phật về Từ Bi, Hỉ Xả, Sức mạnh tâm linh như đã nói , ta còn có thể nhận thức được qua:
Ngoài minh chứng trong tâm thức cộng đồng bằng ảnh hưởng của nhà Phật về Từ Bi, Hỉ Xả, Sức mạnh tâm linh như đã nói , ta còn có thể nhận thức được qua:
3a) Ngôn từ trong Bình Ngô Đại Cáo, Quân Trung Từ Mệnh Tập. Những lời lẽ trong đó phản ảnh tấm lòng đầy Nhân nghĩa, thấm nhuần Từ Bi của Quân sư kiệt xuất Ức Trai Nguyễn Trãi. Cụ am hiểu đạo Phật , và thấu lý các tác dụng của Tâm Từ . Như G/sư Lê Mạnh Thát phân tích thì quan niệm Nhân Nghĩa của Cụ Nguyễn Trãi có những chỗ khác với Nho giáo, mà theo Lục Độ Tập Kinh là “thấy dân kêu ca, gạt lệ xông vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân ra khỏi nạn lầm than”. Và ta có thể kiểm chứng được trong hầu hết sáng tác của ông trong đó quan điểm phải “an dân”,“trừ bạo cho dân”, làm thành đại nghĩa tức là có được phương sách trừ được hung tàn cho dân, “ lấy chí nhân mà thay cường bạo” nóí lên tâm thức đó trong Lục Độ Tập Kinh
3b) Và Quân sư Nguyễn Trãi củng đã thuyết phục được chính Minh chủ của minh về “Chí Nhân”, nên Lê Thái tổ đã thốt nên :
"Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết
người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng, mà mình
lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng…”
như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã ghi
Đọc, trầm tư nghĩ suy mới thấy tiền nhân, quân dân nước ta ngày ấy thông suốt, giỏi giang biết bao mà nhân nghĩa , có đâu như bọn cộng sản ngày nay : dơ bẩn, suy nhược, đê hèn, nhục nhã biết bao với quân giặc phương Bắc, giờ đang khống chế VN nhiều mặt, những căn cứ hiểm trở cũng có thể sắp rơi vào tay kẻ thù truyền đời.
Đọc, trầm tư nghĩ suy mới thấy tiền nhân, quân dân nước ta ngày ấy thông suốt, giỏi giang biết bao mà nhân nghĩa , có đâu như bọn cộng sản ngày nay : dơ bẩn, suy nhược, đê hèn, nhục nhã biết bao với quân giặc phương Bắc, giờ đang khống chế VN nhiều mặt, những căn cứ hiểm trở cũng có thể sắp rơi vào tay kẻ thù truyền đời.
Note :
Tương tự như nhận thức của TrQVượng, K. Taylor về nền quân chủ Phật giáo, nhà thơ Trụ Vũ và thầy Thích Mãn Giác đã viết:
Việt Nam và Phật giáo
Phật giáo và Việt Nam
Ngàn năm xương thịt kết liền
Tình sông nghĩa biển
Mối duyên mặn nồng
Cây đa bến cũ
Hình bóng con đò
Thiết tha còn nhớ câu hò
Cây đa bến cũ con đò năm xưa.
Trang sử ViệtNam yêu dấu
Thơm ướp hương trầm
Nghe trong tim Lý Lê Trần
Có năm cánh đạo nở bừng nguy nga
Phật giáo và Việt Nam
Ngàn năm xương thịt kết liền
Tình sông nghĩa biển
Mối duyên mặn nồng
Cây đa bến cũ
Hình bóng con đò
Thiết tha còn nhớ câu hò
Cây đa bến cũ con đò năm xưa.
Trang sử Việt
Thơm ướp hương trầm
Nghe trong tim Lý Lê Trần
Có năm cánh đạo nở bừng nguy nga
(Trụ Vũ)
Nhớ chùa
Từ thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa
Từ thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa
Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng
Có con đường đỏ chạy lang thang
Có hàng tre gợi hồn sông núi
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng
…
Biết đến bao giờ trở lại quê
Phân vân lòng gởi nhớ nhung về
Tang thương dù có bao nhiêu nữa
Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê
Phân vân lòng gởi nhớ nhung về
Tang thương dù có bao nhiêu nữa
Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê
Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông
Huyền Không ( Thich Mãn Giác)
Chân Huyền
Giỗ 576 Q/s Ức Trai
Chân Huyền
Giỗ 576 Q/s Ức Trai
-----
REF
No comments:
Post a Comment