*
Đọc kỹ TKBN, tôi thấy học được các điều hay :
a) Truy tìm (lại) các ý nghĩa của một ít chữ như : “thị”, “cố”, “thuyết”, “chú” để hiểu thật đích xác, và từ đó khám phá lại cách hiểu Tâm kinh này hồi xưa, và “ra” những thứ hiểu thêm bây giờ. Ví dụ như hai chữ “thị cố”
b) Ý nghĩa và nội dung của Tâm Kinh được sáng tỏ hơn về mặt ngôn ngữ và ngữ nghĩa
c) Các vị thầy xưa như các ngài CM La Thập, Chân Đế, Huyền Trang, Thật Xoa Nan Đà v.v. đã rất cẩn thận, cẩn trọng trong việc dịch kinh, nhất là một Kinh rất đặc biệt cô đọng, hàm chứa tinh hoa của Tri kiến Giải thoát trong sự cô đặc của hơn 250 chữ
d) Các thầy đã tìm chữ thật chính xác, mà vẫn mang tính phổ quát vừa đủ để dịch kinh, nhất là TKBN.
Chúng ta hãy thử tìm hiểu , truy vấn xem các thầy đã dịch 1 đoạn rất ngắn trong TKBN khi đối chiếu với bản tiếng Phạn do học giả chữ Sanskrit và Phật học Edward Conze dịch xem sao.
Tasmac Chariputra apraptitvad bodhisattvasya prajnaparamitam asritya viharaty acittavaranah. Cittavarana-nastitvad atrastro viparyasa-atikranto nishtha-nirvana-praptah. (1)
Therefore, O Sariputra, it is because of his non-attainmentness that a Bodhisattva, through having relied on the Perfection of Wisdom, dwells without thought-coverings. In the absence of thought-coverings he has not been made to tremble, he has overcome what can upset, and in the end he attains to Nirvana
Qua câu cuối :
Cittavarana-nastitvad atrastro viparyasa-atikranto nishtha-nirvana-praptah.
Trong tiếng Hán ,và Hán-Việt , qua bản dịch của Huyền Trang và các vị khác là :
Cố tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố vô hữu khủng bố; viễn ly điên đảo mộng tưởng; cứu cánh niết bàn,
In the absence of thought-coverings he has not been made to tremble, he has overcome what can upset, and in the end he attains to Nirvana
Conze dịch chữ “cittavarana” là thought-coverings [ (trong tâm có) các ý, các niệm bị che khuất; trong khi đó các pháp sư CMLT, HT, Pháp Nguyệt, Thi Hộ v.v. đều dịch là “tâm quái ngại”, để từ đó có dạng phủ định là tâm vô quái ngại. Ta biết Edward Conze là một học giả rất am tường chữ Phạn, và Phật học. Các dịch phẩm của ông được coi là rất chuẩn xác khi chuyển sang Anh ngữ , và được học giới, giới nghiên cứu tin tưởng sâu rộng. Nhưng ở đây ta có thể thấy các pháp sư khi dịch câu văn trên đã chính xác hơn khi dùng chữ Tâm để dịch chữ “citta”, không như Conze dịch là Ý, hay tâm ý, ý niệm, ( = thought). Chữ Tâm trong nhà Phật và , nói riêng trong các kinh Bát Nhã mang ý nghĩa rộng hơn chữ Ý nhiều, vừa ở nội dung , vừa ở ý nghĩa. Phân tích sâu một chút , ta thấy :
Về Ý : (Thought)
1) một ý nghĩ, các ý nghĩ, đi qua đầu, nổi lên rồi biến mất
2) một niệm ( =ý niệm) một ý nghĩ, ý tưởng nào đó có thời gian trong óc kéo dài lâu hơn vì nó có liên quan tới những gì làm ta quan tâm, xem xét, lo nghĩ, lo âu hay phải chú tâm hơn
3) Tất cả các ý và niệm (ý và niệm có nhiều lúc cũng đắp đổi, chia chung đặc tính như nhau, và có thể dùng thay thế nhau) liên tục , luân chuyển, thay thế nhau vận hành trong óc ta
Về Tâm: ( Mind= a very poor , limited translation for Tâm)
1) Chữ tâm trong nhà Phật được dùng rất rộng rãi, để chỉ tất cả những gì trong Tâm thức chúng ta, bao gồm tâm vương ( 8 thức chính yếu), và tâm sở (51 món)
2) Các tâm sở
3) Các tâm hành (volitional acts) , nhất là các tâm có lien quan đến chuyện muốn, không muốn, mang tính cách chọn lựa, quyết định, ưa thích hay không
Như vậy rõ là các ngài hiểu hơn “cái muốn nói tới, chỉ tới, chỉ định” trong nghĩa lý và ý nghĩa kinh. Nhưng cũng cần phải hiểu khó khăn khi dịch sang Anh ngữ chữ “cittavarana” ([ những cái, điều gây chướng ngại, ngăn trở cho tâm ( trong việc thâm nhập tinh yếu Tâm Kinh] của E. Conze vì không có chữ tương đương trong ý nghĩa/ nghĩa lý tốt cho chữ tâm. Chữ thường được coi là có những gần gũi, tương đương trong Anh ngữ là "mind”, nhưng chữ mind này trong nghĩa của nó , không được rộng bằng chữ citta trong chữ Phạn, cũng như chữ tâm trong Hán ngữ. Chữ mind trong tiếng Anh, hầu như chỉ để dành chỉ những hiện tượng trong tâm lý như feeling (cảm nhận), perceiving (tiếp thu, tri nhận), thinking ( nghĩ tưởng), willing ( muốn làm), reasoning ( suy nghĩ, suy tư, lý luận) , tức những hoạt động tinh thần liên quan đến cái trí của tâm (mental entities) , như trong “tâm trí”, không có những gì lien quan đến thân như trong các tâm sở có liên quan tới thân như : xúc, thọ, dục, trạo cử, hôn trầm, tham, tàm, não v.v. Vì thế , nếu dịch và dùng chữ “mind” và dịch là mind-coverings. Sai lầm, vì như thế độ bao quát của nó lại trở nên quá lớn, trong khi đó những cái có thể gây quái ngại thì trong tầm nhỏ hơn nhiều. Nhưng nếu lại xét kỹ lại thì cũng thấy chữ "thought-coverings" mà Ed. Conze dịch, trong một chừng mực, giới hạn (in a limited domain for the meaning of "cittavarana" to apply) cũng là chữ dịch rất khéo léo, đủ khả tín.
Đìều thứ hai:
Các pháp sư dịch giả CMLT, HT v.v. dịch “acittavarana” thành “tâm vô
quái ngại”. Conze dịch là “( the mind [ or one] dwells) without thought-coverings” Note : added note for clarification . Ở đây Conze dịch có chữ che dấu, che đậy là xác đáng, vì từ “varana” có nghĩa là ngăn trở, che đậy Nhưng nếu dịch là (one dwells) without mental hindrances thì chính xác hơn{vì “varana” , trước nhất có nghĩa là cái gì đó cản trở, ngăn cản, đẩy ra chỗ khác, chống lại, phản kháng, rồi sau xa mới là che đậy}. Như thế thì giống, và sát nghĩa hơn với các vị pháp sư trong khi dịch sang tiếng Hán là “tâm vô quái ngại”. Đìều này chứng tỏ các thầy đã cố gắng chọn chữ thật “chính xác”, đúng hay gần nhất với ý nghĩa, nội dung của chữ viết để diễn tả ý nghĩa kinh. Trong trường hợp này, coi bộ, các thầy đã hiểu rành rọt hơn Ed. Conze.
Đìều thứ ba:
Conze dịch sát nghĩa hơn các thầy trong “atrastro”, nghĩa là “không run sợ, run rẩy” [ cf: not been made to tremble]; các thầy dịch văn hoa hơn thành : “vô hữu khủng bố” ( does not have fear)
Đìèu thứ tư :
Một lần nữa Conze dịch sát nghĩa hơn các thầy trong “viparyasa-atikranto”[he has overcome what can upset] với “viparyasa” nghĩa là cái có thể làm đảo lộn, làm đảo ngược, làm sụp đổ, trong khi các thầy dịch là “viễn ly điên đảo mộng tưởng” thì đích thực văn hoa hơn, vì “viparyasa” cũng có nghĩa là một thứ gì ảo giả, giả lừa, làm mê lầm [ delusion, mistake].
Điều tôi nhận xét, thấy ra được từ các thầy đã rất cố gắng để tìm chữ cho thật “chính xác” hay với nội dung rất tương đương, tương đương, hay rất gần gũi ở mức có thể được để dịch kinh sách, nhất là Tâm Kinh Bát Nhã như trong hai trường hợp :
1) “tâm vô quái ngại” : các thầy đã có thể dùng các chữ vô trở ngại, vô chướng ngại, vô phương ngại. Nhưng khi tra tự điển Tàu, ta có thể thấy chữ quái ngại đắt hơn, có sự tương đương nhiều hơn trong sự định tính, hay nói lên được nhiều hơn về “cái chứa trong”, tính cách của sự việc
2) “viễn ly điên đảo mộng tưởng” : Ở đây, căn cứ trên tiếng Phạn, “chính xác" hơn và cũng văn hoa là : vượt qua điên đảo ảo giả, đảo lừa, nhưng các thầy đã dịch rất văn hoa là “viễn ly điên đảo mộng tưởng”, ít chính xác hơn một chút, nhưng khoảng trời gợi nên cho những cái có thể dẫn đến những sai lầm , mộng ảo có độ bao quát lớn hơn (nhiều).
Hai cụm từ mà tôi học được từ chữ dịch của các thầy và rất khoái
là” vô quái ngai” và “viễn ly điên đảo mộng tưởng
* Như đã nói trên, chữ gần nhất với cách dịch ‘quái ngại’ là ‘ chướng ngại’, nhưng chướng ngại nghiêng nhiều về tính cách chỉ cho sự vật, sự kiện cụ thể ( an ontical meaning), trong khi đó chữ quái ngại nghiêng về chỉ cho sự, kiện trừu tượng, mang ít nhiều tính triết lý ("ontological", philosophical meaning). Thêm nữa, ý nghĩa triết lý trong đó , còn được bổ sung thêm bằng chữ (詿);Chữ ‘quái” (詿) này mang nghĩa làm cho tâm ta, trí ta một lúc nào đó trải qua những giây phút có khả năng làm cho lầm lẫn, lẫn lộn, mê lầm, nghi hoặc , không biết làm, nghĩ như thế nào cho đúng { tự điển của Thiều Chửu nói tới hai chữ quái này, và nói chúng thông dụng như nhau, [và có thể đổi cho nhau ?]} Thêm nữa âm quái còn dẫn tới chữ quái (怪) chỉ cho sự kỳ dị, lạ thường, càng làm cho cách sử dụng chữ có âm như thế để ‘vẽ ra’ các tình cảnh, trường hợp khiến ta ‘bất quyết’, nghi hoặc, không biết ‘hành sử’ thế nào— vì điều tiết lộ trong Tâm Kinh bát ngát quá, khó hiểu quá, kỳ dị quá, vi diệu quá— làm sao không dễ gây nghi hoặc, bất quyết, không biết TIN như thế nào đây.
Đó nói lên cái ‘đắt’ của việc chọn chữ nghĩa, hay chỗ đắc địa của việc dùng chữ.
* Cũng vậy, mà còn văn hoa, tài tình, mà gần gũi, mang tính phổ quát rộng hơn [ M. Heidegger đã chẳng lưu ý chúng ta về "bề dầy văn hóa" củ những tiếng thường dùng sao ] khi sử dụng chữ “viễn ly điên đảo mộng tưởng” . Chỗ này gọi là sử dụng phương tiện thiện xảo tài tình là rất đúng. Đã từ lâu lắm rồi tôi ‘mê’ sáu chữ này, từ khi mới đọc TKBN lần đầu khi 20 tuổi, rồi thường xuyên trì tụng. Nay đọc lại, tra vấn kỹ càng, tìm hiểu sâu hơn ý nghĩa kinh và chuyện phiên dịch, càng thấy khoái hơn.
Với “viparyasa-atikranto”, như đã nói, có thể dịch ‘chính xác và văn hoa là : vượt qua, bay qua ( siêu việt) hay rời xa đìên đảo ảo giả, nhưng với ‘viễn ly điên đảo mộng tưởng” thì việc dịch đã đạt đến lô hỏa thuần thanh cho việc chuyển dịch sang một ngôn ngữ khác. Có bao nhiêu mộng tưởng điên đảo trong đời, trong việc tìm hiểu, thực tập đạo lý , trong việc thực hành, thiền quán, trầm tư về giáo lý, giáo nghĩa sâu xa để thâm nhập Tánh Không và Trí Bát Nhã. Không nói ra, nhưng chắc chúng ta đều hiểu con đường đi rất nhiều khó khăn, trở ngãi, nghi ngại v.v. Chữ “mộng tưởng” là chữ cực hay để diễn đạt ý này, giáo nghĩa , luận lý chứa trong Triết lý của Bát Nhã.
Notes:
1. Tôi đã so sánh bản Phạn mà ông Edward Conze đã dùng cùng vài ba bản khác. Có thể nói chúng giống nhau đến 98%
2. Citta=Tâm, trong chữ Phạn có rất nhiều nghĩa, chưa nói tới việc , trong Phật giáo chữ này còn được nhân lên gấp nhiều lần.
3. Chữ "viễn ly" mà các thầy dịch từ "kranta", sau khi kiểm điểm, suy nghĩ lại kỹ là một chữ dịch xuất sắc. Kranta trong tiếng Phạn có nghĩa là vượt qua, là qua bên kia, y như trong thần chú ở cuối bài : Gate, gate, paragate...Phải thông thạo, hiểu rất rõ tiếng Hán , các dịch giả pháp sư mới có thể dùng một chữ rất bình thường, gần gũi trong tiếng Tàu như "viễn ly" mới có thể dịch diễn xuất sắc như trên để lột tả ý nghĩa này. Như chính Đức Thích Ca đã dặn đệ tử : Các ông hãy dùng thứ ngôn ngữ bình thường, ngôn ngữ của địa phương nào mà người ta hiểu được để giảng dạy giáo pháp, không cần phải dùng tiếng Phạn hàn lâm, kinh điển.
2. Citta=Tâm, trong chữ Phạn có rất nhiều nghĩa, chưa nói tới việc , trong Phật giáo chữ này còn được nhân lên gấp nhiều lần.
3. Chữ "viễn ly" mà các thầy dịch từ "kranta", sau khi kiểm điểm, suy nghĩ lại kỹ là một chữ dịch xuất sắc. Kranta trong tiếng Phạn có nghĩa là vượt qua, là qua bên kia, y như trong thần chú ở cuối bài : Gate, gate, paragate...Phải thông thạo, hiểu rất rõ tiếng Hán , các dịch giả pháp sư mới có thể dùng một chữ rất bình thường, gần gũi trong tiếng Tàu như "viễn ly" mới có thể dịch diễn xuất sắc như trên để lột tả ý nghĩa này. Như chính Đức Thích Ca đã dặn đệ tử : Các ông hãy dùng thứ ngôn ngữ bình thường, ngôn ngữ của địa phương nào mà người ta hiểu được để giảng dạy giáo pháp, không cần phải dùng tiếng Phạn hàn lâm, kinh điển.
CH
Phật đản 2562 (2018)
---
No comments:
Post a Comment