Thursday, May 31, 2018

Sự siêu việt của Trí tuệ và Trí tuệ siêu việt

                                            * *


Có gì khác nhau giữa Sự siêu việt của Trí tuệ” và “Trí tuệ siêu việt” khi dịch các Kinh Bát Nhã ?

Câu hỏi mới nhìn thấy có vẻ buồn cười, hay lẩn thẩn, và thoạt nhìn chúng có vẻ tương đương , nhưng xét kỹ thì rất khác

1.    Sự siêu việt của Trí tuệ chỉ vào cái đã đạt được những điều như nói trong Trí Bát nhã. Đó là chỗ siêu việt của Trí tuệ , nơi Nó thực hiện được các điều nói trong các Kinh Bát Nhã
2.    Trí tuệ Siêu việt chỉ cái trí tuệ đã đạt tới những điều như nói trong Trí Bát nhã
3.    Một cái chỉ tới, nói vể cái Siêu việt, sự S/việt; một cái chỉ tới cái Trí tuệ. Hai cái đó khác nhau. Thử nhìn qua tiếng Anh :
a)    The Perfection of Wisdom
b)   The Perfect Wisdom
        chỉ cho hai thứ khác nhau hoàn toàn
4.    Chúng chỉ tương đương trong nghĩa :
         Sự siêu việt của Trí tuệ là khi Trí tuệ đã đạt được những điều như nói trong Trí Bát nhã. Đìều đó cùng nghĩa, hay tương đương với Trí tuệ siêu việt , vì Trí tuệ lúc đó (đã) làm được những điều như nói trong Trí Bát nhã, siêu việt lên , vượt qua tất cả các điều gây quái ngại, lo âu, bất minh v.v.


Có những người Pháp, kể cả những người soạn tự điển Phạn-Pháp, định nghĩa Prajnaparamita là Sagess Parfaite thì chính là cũng không hiểu (hay quên ?)  văn phạm Phạn ngữ, Và cũng lẩm lỗi như cách hiểu VN về một Trí tuệ siêu việt , the Perfect Wisdom. Dịch cách này chính là vì quan điểm, quan niệm, ý tưởng tôn trọng, tôn kính Phật pháp, vì Giá trị của kinh. Anh Đức cũng giống anh Pháp : vollkommene Weisheit (Perfect Wisdom), nhưng có mấy chàng Đức học giả thì dịch giống Ed Conze :  der Vollkommenheit der Weisheit (the perfection of wisdom).

Do vậy, nếu nhìn từ góc độ : dịch tên một quyển kinh, hay sách nên dịch như thế nào, thì ta thấy ít nhất có 3 yếu tố quan trọng:

1.    Ý nghĩa, hay ý nghĩa cốt yếu cần được truyền tải trong nội dung kinh hay sách
2.    Ý nghĩa, hay  ý nghĩa cốt yếu có thể được chuyên chở, thuyên thích, giải nghĩa tối đa bằng cách sử dụng chữ, chữ nghĩa như thế nào
3.    Tính cách phổ cập của chữ dùng trong một khối người mà ta có ý nhắm tới.

Chưa kể tới một chuỳện quan trọng khác là : mục đích người dịch kinh sách là gì : để nhằm truyền bá sâu rộng vào đại chúng như với nhà truyền đạo; hoặc để làm tỏ tường ý nghĩa kinh điển , sách vở như thường thấy với các học giả. Hoặc là một ‘cộng hưởng’ của cả 2 yếu tố.

Và như đối với Tâm Kinh Bát Nhã, ta thấy các học giả  đều thường dịch giống như học giả Edward Conze đã dịch : “The Perfection of Wisdom”, not “The Perfect Wisdom” như có thể thấy trong 5 thứ tiếng sau, chẳng hạn


   * Đức : Der Vollkommenheit der Weisheit
   *Pháp :  La perfection de la sagesse
   * Ý:   La perfezione della saggezza 
   * TBNha/Mễ :  La Perfección de la Sabiduría
    * Thụy điển  Perfektionen av Visdom

Trong khi đó, hầu như tất cả các sách phiên dịch, giảng giải, luận bàn v.v. của tiếng Việt đều viết là : Trí Tuệ Siêu Vìệt ( hay Trí Tuệ, Tuệ Giác Vượt Bờ, Qua Bờ) cho cụm từ Prajnaparamita. Và cũng thế , trong một chừng mực đối với sách Tàu, khi họ dịch là “Đáo bỉ ngạn đích Trí tuệ” hay ‘Huệ đáo bỉ ngạn’.

Đó là một sự nhầm lẫn. Và đảo ngược sự hiểu cách sắp xếp chữ trong văn phạm của tiếng Phạn. Nhưng vô tình-- theo cú pháp tiếng Việt : chữ bổ nghĩa, làm rõ nghĩa cho tiếng chính (danh từ chính) đi sau tiếng chính-- nó lại trở thành “tương đương” một cách dễ dãi và chấp nhận được với những điều kiện.

Nhưng có một vị (Baodo) viết trên Wikipedia cũng đã dịch đúng và  sát nghĩa “prajnaparamita” là “Sự toàn hảo của Trí tuệ” – như học giả các nước khác.

CH
5/2018



No comments:

Post a Comment