Ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhiều người đã bàn tới ( kỹ nhất là Bùi Vĩnh Phúc), nhưng điều chưa ai nói tới đó là liên hệ/tương ngộ/ kết ứng giữa âm nhạc TCS và hội họa, lời nhạc của ông và những đường nét, gam màu.
Âm nhạc TCS có những khi làm dấy lên những liên tưởng/kêu gọi/ ấn dấu/ghi ký/ kết nối với hội họa
Nói đơn giản như Tàu xưa : Thi trung hữu họa. Nhưng nói như vậy là quá đơn gi ản.
Những bài nhạc như thế này, thường chỉ có thể trở thành ‘dễ hiểu/dễ thông cảm/ dễ nắm bắt” hơn qua cầu nối của hội họa , với những liên tưởng thơ mộng đắm say, hay lãng mạn, phiêu bồng trong luân vũ giao hòa của nhạc và họa, trong khi những cấu trúc mang nhiều tính luận lý hay hợp lý của những lý giải về ngôn ngữ sẽ thất bại trong việc giải nghĩa, phân tích-giải thích, giải cấu [ explain/ analyze/deconstruct] ngôn từ âm nhạc của ông.
Có khi ta có thể thấy những tương ứng (chỉ tương ứng thôi nhé ) với Surrealism ( Siêu Thực) trong những lời này:
Gọi nắng trên vai em gầy
Gọi em cho nắng chết trên sông dài
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Có những bùi ngùi bay đi thầm lặng
Có mắt thật chiều dưới trán ngây ngô
Hãy thử “ngó vô” (principally observe, absorb meaning by relating to your own’s experience of related matters) để thử tìm hiểu, cảm nhận, khoan hãy tìm cách phân tích chi ly dưới nhiều hình thức và suy diễn. Cái đó có thể làm sau. Năm năm, mười năm v.v.
• Gọi nắng trên vai em gầy : Khi nào thì chúng ta có thể viết lên những lời như thế hay tương tự như thế ? Khi nào thì các ông thạc học về ngôn ngữ có thể vượt qua những phân tích hợp luận lý của mình để có thể mở bung tâm thức của mình, để có thể “gọi nắng” như thế, khi nắng, một hữu thể vật thể ( ontic being) , chỉ có thể sưởi ấm, soi sáng, hay trải lung linh trên đầu cây, ngọn lá, chứ không thể “nghe” đuợc, thì làm sao “gọi được” ? Dù thi vị hóa đến mấy, sử dụng cách biểu tả , thủ pháp nào của văn chương, ngay cả nhân cách hóa, cũng khó thấy thuận lý cho nắng có thể nghe được.(*) Có phải chỉ khi nghe nhớ nhung da diết một bóng hình, khi đã trăm lần thấy nắng— trải lối nàng đi, hong ươm bờ tóc, tô thắm bờ môi, ánh trong mắt biếc , vương vấn hàng mi, bưóc theo tà áo, chạm nhẹ trên vai v.v…Và một hôm ất chợt nào đó, ký ức của những lần gặp gỡ xưa trong nắng chạm vào tâm thức hôm nay, cho nhớ nhung da diết này, gặp lại nắng đậu trên vai ai đó, mở cửa cho những lời nhạc/ lời thơ như trên cất cánh. Con đường để vút cánh về cõi đó có nắng trên vai em gầy cho tôi với gọi, chắc chắn khác hẳn con đường dẫn đi bình thường hợp lý của ngôn từ ở các ngõ ngách khác— trừ thi ca. Và cũng chỉ một lần cho anh nhớ em tha thiết viết nên.
Âm nhạc TCS có những khi làm dấy lên những liên tưởng/kêu gọi/ ấn dấu/ghi ký/ kết nối với hội họa
Nói đơn giản như Tàu xưa : Thi trung hữu họa. Nhưng nói như vậy là quá đơn gi ản.
Những bài nhạc như thế này, thường chỉ có thể trở thành ‘dễ hiểu/dễ thông cảm/ dễ nắm bắt” hơn qua cầu nối của hội họa , với những liên tưởng thơ mộng đắm say, hay lãng mạn, phiêu bồng trong luân vũ giao hòa của nhạc và họa, trong khi những cấu trúc mang nhiều tính luận lý hay hợp lý của những lý giải về ngôn ngữ sẽ thất bại trong việc giải nghĩa, phân tích-giải thích, giải cấu [ explain/ analyze/deconstruct] ngôn từ âm nhạc của ông.
Có khi ta có thể thấy những tương ứng (chỉ tương ứng thôi nhé ) với Surrealism ( Siêu Thực) trong những lời này:
Gọi nắng trên vai em gầy
Gọi em cho nắng chết trên sông dài
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Có những bùi ngùi bay đi thầm lặng
Có mắt thật chiều dưới trán ngây ngô
Hãy thử “ngó vô” (principally observe, absorb meaning by relating to your own’s experience of related matters) để thử tìm hiểu, cảm nhận, khoan hãy tìm cách phân tích chi ly dưới nhiều hình thức và suy diễn. Cái đó có thể làm sau. Năm năm, mười năm v.v.
• Gọi nắng trên vai em gầy : Khi nào thì chúng ta có thể viết lên những lời như thế hay tương tự như thế ? Khi nào thì các ông thạc học về ngôn ngữ có thể vượt qua những phân tích hợp luận lý của mình để có thể mở bung tâm thức của mình, để có thể “gọi nắng” như thế, khi nắng, một hữu thể vật thể ( ontic being) , chỉ có thể sưởi ấm, soi sáng, hay trải lung linh trên đầu cây, ngọn lá, chứ không thể “nghe” đuợc, thì làm sao “gọi được” ? Dù thi vị hóa đến mấy, sử dụng cách biểu tả , thủ pháp nào của văn chương, ngay cả nhân cách hóa, cũng khó thấy thuận lý cho nắng có thể nghe được.(*) Có phải chỉ khi nghe nhớ nhung da diết một bóng hình, khi đã trăm lần thấy nắng— trải lối nàng đi, hong ươm bờ tóc, tô thắm bờ môi, ánh trong mắt biếc , vương vấn hàng mi, bưóc theo tà áo, chạm nhẹ trên vai v.v…Và một hôm ất chợt nào đó, ký ức của những lần gặp gỡ xưa trong nắng chạm vào tâm thức hôm nay, cho nhớ nhung da diết này, gặp lại nắng đậu trên vai ai đó, mở cửa cho những lời nhạc/ lời thơ như trên cất cánh. Con đường để vút cánh về cõi đó có nắng trên vai em gầy cho tôi với gọi, chắc chắn khác hẳn con đường dẫn đi bình thường hợp lý của ngôn từ ở các ngõ ngách khác— trừ thi ca. Và cũng chỉ một lần cho anh nhớ em tha thiết viết nên.
• Cho tay em dài gầy thêm nắng mai : Hiểu thế nào đây ? Nắng gầy thêm qua tay gầy em một lần anh thấy? Mà sao anh có thể thấy nắng có thể gầy đi như thế được ? Ắt hẳn phải là một đồng cảm, yêu thương hay xúc động mãnh liệt nào đó để anh có thể thấy nắng, vốn là một thứ khỏe mạnh, tràn nhiệt lượng mà cũng gầy guộc đi theo em. Khả năng của một liên tưởng hội họa, ký ức về một hình ảnh sống động qua tay gầy của em trong nắng mai, lóe lên, chớp sáng trong tâm thức và tôi chụp bắt ngay, để ghi xuống cho phút mộng này đáp trên lời nhạc.
• Gọi em cho nắng chết trên sông dài : Nắng chết trên sông dài khi nào ? Khi nào thì có thể thấy như thé? Nhân duyên nào và tâm thế nào gợi lên hình ảnh và mô tả nhu thế ?
• Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao ? Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ; dài tay em mấy thuở mắt xanh xao. Vâng, được rối , tôi thấy mưa , tôi thấy u hoài, tôi thấy những hạt nghiêng nghiêng bay vào hồn mình đây , thấy nhớ hết cái này , rồi tới cái kia , về “nguời ta” , thấy mắt xanh xao, nhưng “dài tay em mấy” vào thuở mắt xanh xao thì nhạc sĩ ơi, ông muốn nói cái gì đây? Và tay dài này và mắt xanh xao đó “liên hệ” với nhau sao đây , ông ? Kiến thức nào , suy tưởng nào có thể dẫn lối , gợi ra khả hữu liên kết này ?
Vân vân và vân vân…
Làm sao có lý giải được môt cách “kỹ càng, rõ ràng” những lời nhạc đó, khi dựa phần lớn vào tính cách thuận lý/ hợp lý của kết cấu ngôn từ (the rationality of language construction), cũng như những xây dựng hợp lý/ thuận lý cho ngôn từ ( the rationalization of language) ? .Dĩ nhiên những cố gắng này rất hợp lý và hữu ích trong rất nhiều nỗ lực ngữ vựng, văn phạm cũng như việc kết thành câu cú cùng ý nghĩa, nhưng trong môt số ca từ của TCS, hay chớp ảnh trong một số bài thơ, thì nỗ lực để hiểu chúng, qua tính cách hợp lý và thuân lý của ngôn ngữ, thất bại. Vì vậy có nh ững lời nhạc nhiều khi nghe tưởng dễ hiểu của nhạc sĩ tài hoa rất mực này lại còn khó hiểu hơn nhiều lấn những giòng thơ “điên” của Bùi Trung Niên Thi sĩ Giáng. Cũng nên nhắc lại, TCS cũng là một họa sĩ có tài.
Vì thế, khi khả năng lý giảì của ngôn ngữ, trí năng luận lý không giải thích được cho có cơ sơ vững vàng, thuyết phục thì hãy "vô ngôn" và thử thâm nhập cảm nhận bằng những cách khác.
Khi rảnh hơn sẽ trở lại và “luận” kỹ hơn.
TN( HMC)
1/5/2013
Note :
* Đấy là một khả hữu giải thích
Photos of Paintings by Trinh Công Sơn – Source: trinh-cong-son.com
No comments:
Post a Comment