Sunday, July 15, 2018

Thơ Philip Whalen ( Poems of Philip Whalen)


Philip Whalen (1923-2002) là một nhà thơ, thiền gia  Mỹ thuộc thế hệ Beat ( The Beat generation), trong đó có Gary Snyder, Jack Kerouac, Herbert Huncke, Alan Ginsberg etc.). Môi trường hoạt động chính là vùng San Francisco thời 1958-65. Whalen từng ở trong Không quân thời thế chiến II. Giải ngũ, ông học Văn chương ở đại học Reed, Portland, OR. Khoảng 1966, theo lời rủ rê của Gary Snyder, ông sang Nhật tìm hiểu đạo Phật 2 năm, rồi về lại Mỹ. Ông theo học Thiền sau đó với thiền gia (Zentatsu) Richard Baker từ 1972, sau đó được truyền giới làm một tăng sĩ giòng thiền Soto với thiền sư Baker. Trong nhóm các thi sĩ trong thế hệ Beat có liên hệ tới Thiền, ông là người “ở lâu” nhất với Thiền, hoặc Phật giáo nói chung.

Thơ ông, theo nhà thơ Leslie Scalapino, dẫn nguồn từ chính Whalen, là những ảnh chụp tự nhiên của các chuỗi khoảng khắc di động. Có chút tuơng tự nào đó với vài đặc tính của Siêu Thực. Theo chính lời P. Whalen, ông cũng chẳng rõ thơ mình là gì, chỉ biết là thích viết ở những giai đoạn này khác. Không ít người thì than phiền : Viết cái quái gì, chả ai hiểu...Với không ít bài thơ của Whalen, nhiều người sẽ có cùng nhận xét như thế. Nhà thơ W. Carlos Williams thì thấy chất thơ “quanh quất đâu xa” trong những bài thơ Whalen đọc , khi W.C. Williams thăm viếng đại học Reed và đàm luận về Thơ cùng nhau.

P. Whalen được xem như một trong khoảng chục nhà thơ đem lại sự giao cảm, giao duyên giữa Thiền, nhất là các dòng thiền từ Nhật bản đến với tâm hồn Tây phuơng, với sinh viên , nhất là ở Berkeley, San Franciso thời 1955-65 và vài giai đoạn khác sau này. Ông cũng làm giáo thọ về Thiền ở một vài thiền đường như San Francisco Zen Center, Santa Fe Zendo.

Thơ ông muốn phá bỏ những kiểu mẫu, định hình được T. S. Eliot sử dụng , và ông muốn thơ mình gần gũi, linh động , sử dụng nhiều ngôn ngữ đời thường hơn các thế hệ trước để nói lên cái muốn nói. Tuy rằng, giữa nghĩa và chữ là một khoảng cách có khi rất xa. Thành thử, không biết ông thành công bao nhiêu.


Đời sống với những vui buồn, sung sướng, phiền não, bất ngờ , nghịch lý hay không hiểu được, và những gì ‘bí mật” của nó, đã khiến P. Whalen viết xuống và ông kể lại như sau : “ Những cuốn sách thần bí được truyền vào tâm tôi, qua tai tôi, làm nên những điều tôi viết.” *


Nơi đây sẽ dịch vài ba bài ra tiếng Việt trong quyển thơ tuyển “ Overtime” của ông.



Các tác phẩm chính của Philip Whalen

Like I Say, 1960 
Memoirs of an Interglacial Age, 1960 
Every Day, 1965 
You Didn't Even Try, 1967 
On Bear's Head, 1969 
Imaginary Speeches for a Brazen Head, 1972 
Decompressions, 1978 
Off the Wall: Interviews with Philip Whalen, 1978 
Enough Said, 1980 
Heavy Breathing: Poems, 1967-1980, 1983 
Two Novels, 1986 
Canoeing up Carbaga Creek: Buddhist Poems, 1955-1986, 1995 
Overtime: Selected Poems, 1999 
Collected Poems, 2007


Note :

* Much of Whalen’s life looks odd or inexplicable. As he wrote, “The really secret books are dictated to me by my own ears and I write down what they say.” (Andrew Schelling)


------

REF


https://tricycle.org/magazine/philip-whalen-and-the-wild-fox-slobber-of-zen/


Tình bạn thắm thiết, trân quý giữa 2 nhà thơ Philip Whalen và Gary Snyder.


https://tricycle.org/magazine/lives-well-shared/



 Whalen và Snyder nói chuyện về Thơ và bàn một chút về thơ

https://www.youtube.com/watch?v=FJYHXRxzGas










   dịch: The Lotus Sutra, Naturalized           

                   Pháp Hoa hòa điệu

Nhà người làm con túy luý càn khôn thiên địa, giao dụ khởi tâm
                                                mù sương quá hải
Người bỏ hạt kim cương ấy vào túi áo tôi
Làm sao con biết được ?
Khi nằm trong tù giam kẻ say
                        ở thị trấn đèo heo hút gió
Ra tù rồi, người bảo
“Con tiêu hết kim cương rồi ư ?”
Làm sao con biết được đây, Người ?

Chú giải :

Thác lời Chủ nhân Kinh Pháp Hoa, Whalen nói/hỏi : “Con tiêu hết kim cương rồi ư? ”. Trong giao dụ khởi tâm, mù sương lần bước , Whalem tưởng rằng đã thấy Ngọc, thấy Kim cương của kinh Diệu Pháp Liên hoa, và đem ra xài, hay cầm cố gần hết. Nhưng rồi huyễn tưởng huyễn tâm lại hoang mang : Làm sao con biết ? Nơi góc bể chân trời của người nghèo khổ đi tứ xứ làm ăn, quên ngọc trong túi, Whalen dấn bước tìm theo dấu ngọc , nhưng xem chừng ngọc vẫn mù khơi ẩn hiện. 

Như có thể được minh họa trong những giòng dưới đây :

The emptiness is the thing we're full of, and everything that you're seeing here is empty. Literally the word is shunya , something that's swollen up; it's not, as often translated, "void." It's packed, it's full of everything. Just as in Shingon Buddhism, the theory that everything we see and experience is Mahavairochana Buddha, the great unmanifest is what we're actually living and seeing in.”
( P. Whalen)






    Đại thừa xe ấy [duổi rong]

Xà bông tự thanh tẩy như nước đá
Xong cùng biến mất
Tra vấn “từ đâu”, “về đâu”
                hoảng hốt chiêm bao
                               ù té


Bùn là cộng thể của đất và nước
Cứ thử tưởng NƯỚC là một chất lỏng từ Trời
Vô thường và Niết bàn là một

      {Cơ ngộ lung tung} [phóng họa]

Ruồi muỗi quanh đèn vàng; cát trong xà bông
Bụi, tảo trong nước đá
Lên đường thanh thản nhé, vui quá xá
                                     khi gặp lại các bạn chốn này.

No comments:

Post a Comment