Liên quan tới luận thuyết của Heidegger về Thời tính ( Temporality ) như ý nghĩa bản thể luận (ontological meaning) của quan tâm/lo/lo lắng (care) , ta thấy Heidegger đưa ra ý niệm Khẳng quyết tiên quyết
- Khẳng quyết tiên quyết ( Anticipation of Resoluteness)
Heidegger đưa ra ý niệm Vorlaufen [anticipation= dự định , dự tưởng, tính trước, làm trước (ít nhất là trong suy nghĩ) )] và gọi đó là một khả năng (possibility) trong các khả năng của Dasein có sức mạnh đẩy một người đến thực hiện cách sống hay-đẹp-có ý nghĩa (chữ chuyên biệt trong sách là “authentic”= mang thẩm quyền).
Khẳng quyết tiên quyết là điều Heidegger truy nhận là một quan tâm/lo ‘thẩm quyền’ (authentic) đích thực. Như chúng ta có thể thấy, dự định là hình thức của Thể tính-hướng tới (Being-towards) , nơi hiện hữu của người ta có thể trở nên “thẩm quyền” hay không. Heidegger đem ý niệm “Khẳng quyết (Resoluteness) vào trong luận giải của mình để cho thấy căn để của niệm tưởng này nằm ở trong cái gọi là “lương tâm” (conscience). Và lưong tâm này ( trong tư tưở ng của Heidegger) có quan hệ mật thiết với việc Cảm nhận-tội lỗi (Being-guilty= Schuldigsein), nhưng đây không phải là cảm nhận tội lỗi vì đ ã thực sự phạm vào tội lỗi, mà chỉ là tâm thức cho rằng hiện hữu mình trước đó— không nhất thiết đời mình mà còn có thể nằm trong tồn sinh nhân loại— đã mang một thứ “tội” nào đó và bây giờ mình “open to correction in conscience”, mở lòng ra để có dịp thì sửa đổi.
Hãy đọc mấy đoạn Heidegger viết về tiếng gọi Lương tâm, ở tiết 57, tr. 319 trong “HH và TG” (Sein und Zeit)
Lương tâm truyền lời gọi xuống bản thân Dasein ( Tại-thế-thể= Ttt) khi hắn đang bị lạc trong thế giới của và với “những người khác ( the “they”). Tiếng gọi thực hành điều chi đó vẫn là một sự bất định và trống không trong cái gọi là một cái gì đó cụ thể có thể gọi là “cái đó” ( the “what”). Khi Ttt diễn dịch tiếng gọi, nó hiểu tiếng gọi mang ý nghĩa gì, một cách gần cận và nhiều mặt. Và tới khi ấy, Tự ngã (của Ttt) đã được thông suốt (về ý nghĩa) tiếng gọi không mơ hồ, nghi hoặc và không lầm lẫn.
Tiếng gọi dành cho anh ta , người nhận được, không (bao giờ ) nêu rõ tên người nhận, mà ngay cả “người gọi” cũng duy trì chính nó trong sự không rõ ràng dễ thấy. Nếu “người gọi” được hỏi về tên, hoàn cảnh, nguồn gốc hoặc tiếng, danh của nó, “ông ấy” không chỉ từ chối trả lời, mà cònthậm chí không để lại vết tích nhỏ nhất nào về mình mà người ta có thể quen thuộc khi người được gọi hiểu theo một suy nghĩ nào đấy là một điều có mang tính trần tục. Chủ thể đưa tiếng gọi (luôn) là một cái gì xa hững diệu vợi với các cách nhận diện “Ông ấy” mà sau đó ổng trở thành “nổi tiếng”, dễ nhận thức. Và điều này nằm trong đặc tính của ông ấy. Để chính mình trở thành một cái gì thiên hạ có thể hình tượng hóa cách này cách khác để suy tính xem sẽ làm thế nào với cái ấy; hay sẽ được bàn tán về là một điều tối kỵ.
Nghe rất phảng phất một truyền ngôn bí ẩn từ một cõi xa xăm bí hiểm của huyền sử ca tôn giáo !
Ý nghĩa của Tự do trong liên hệ với Thời tính (3)
Với Heidegger, một thời khoảng nào đó trong đời người— nhất là thời khoảng có những viễn tượng ( vision), một kêu gọi ( calling), hay một chân trời lộng gió bao la quần tụ, trổi đưa lên tiếng rủ rê ( a horizon), hoăc một giờ phút tháng ngày khi tiếng nói của lương tâm đói hỏi tĩnh lự, quán chiếu thân phận, thời khắc, thời gian trong tĩnh lặng ( reticence) để phản quan về đời mình, thì những giờ phút tháng ngày đó thời tính sẽ mang đậm nét, rõ ràng nhất của sự liên hệ, xoắn vào nhau của 3 thì q/khứ, t/lai và h/tại, nơi đó thường con người ta sẽ có những quyết định mạnh mẽ, rất mạnh mẽ những lối đi mới cho đời mình, những điều phải/cần làm cho hướng đi đó. Và từ đó, có thể nói một cách bản thể luận (vì nó nằm trong bản thể , bản thể tính của con người) rằng trong các khả năng để trở thành gì đó, làm gì đó (possibilities for Dasein), những giờ phút , tháng ngày như thế , con người sẽ được tự do, và ít quên lãng hơn để thực hiện các ý chí muốn làm cũng như ước mộng đời mình. Bên cạnh những giờ phút như thế, còn có ý niệm về cái chết, trong đó :
a) Cái chết nhắc nhở đến sự hữu hạn của đời sống. Sống chỉ một lần. Sống chỉ trăm năm. Quan tâm ( care) rất quan trọng này về sự hữu hạn ( finitude) của đời người luôn ẩn hiện trong tâm não Heidegger đưa ông đến những luận giải về ý nghĩa của nó, và ý nghĩa của thời gian.
b) Vì sống chỉ một lần và chỉ trong khoảng trăm năm , nên những khi nhìn ngắm, suy ngẫm lại; những lúc lương tâm lên tiếng gọi, những khi các chân trời với những say mê, kích ngất, đắm say mời gọi lên đường, Heidegger, hay nhiều người trong chúng ta, sẽ quyết định quên các thú vui, tiện ích, quên sự lãng quên để chú tâm vào làm việc cho hướng đi, chân trời mới.
c) Và cũng chính vì cần/phải đối mặt với cái chết , sự hữu hạn con người mà trong quyết tâm (hướng tới tương lai– trong ảnh hưởng của quá khứ và hiện tại) tiến bước trên con đường mới, người ta thấy được sự tự do— tự do sinh ra từ việc đối mặt với cái chết, tự do chọn lựa con đường mình đi, không còn bị ảnh hưởng bởi những sự việc, nhân tình thế thái nữa. Như một cánh chim sổ lồng bay về một phương trời khác, như một tâm thức được phóng khoát đi về chân trời tuyệt hảo, tuyệt mỹ mình mong muốn.
Ý nghĩa của thời gian, ở đây— với Heidegger, xin nhắc lại đ/với Heidegger— hiện lộ rõ nhất. Tức trong tương quan với cái chết, lương tâm, sự quan tâm, lo lắng, phút tĩnh lự ngẫm suy. Nghĩa thống nhất ( unity) và toàn thể ( whole) trong giải thích của Heidegger về thời gian có thể được thấy nơi những sự , việc này (***)
Điều đáng nói sau rốt về thời gian, thời tính trong quan niệm của Heidegger là một đúc kết do chính ông nói trong bài giảng về thời gian : “History of the Concept of Time”:
“Not ‘time is’, but ‘Dasein qua time temporalizes its Being’ ”
Dịch :
Không phải ‘thời gian là’, mà Tại-thế-thể qua (con đường của) thời gian thời tính hóa Thể tính (của mình)
Giải thích
Không phải “thời gian là” ( cái gì đó, tức những cái này cái khác— không mang nghĩa vật lý, đo lường— mà Tại -thế-thể qua thời gian,{ tức khi để Thời gian bên cạnh, hay đối chiếu với Hiện hữu } thì Thể tính của Con người được thời tính hoá, nghĩa là trong hìện hữu, hay rõ nét hơn :trong thể tính, các đặc tính con người—theo nghĩa một quan niệm triết học, một phản ánh trong tâm thức— ta thấy Ý nghĩa của thời gian.
Hay nói gọn ghẽ, nhưng có thể rõ ràng hơn ý của Heidegger :
Qua con đường thời gian Thể tính của Dasein hiện ra
&& Báo trước : phần trọng tâm 1 về hiện hữu, Tại-thế thể (Dasein), thể tính , tính thể (5), có phần rõ ràng hơn, tuy cách diễn giải của Heidegger vẫn lòng vòng, dài dòng. Cũng trong phần đầu này, Heidegger cũng thừa nhận E. Husserl, thầy ông ở đại học Freiburg đã khai nhãn cho ông vể hiện tượng luận để từ đó những quán sát, phân tích của ông mang các đặc tính của h/tượng luận.
Vấn đề trọng tâm một:
Chúng ta hãy trở lại với vấn đề trọng tâm đầu tiên trong quyển Sein und Zeit= Being and Time= Hiện hữu và Thời gian, đó là vấn đề hiện hữu, v/đề thể tính con người và đồ vật, vật thể , tính thể.
Đìều đáng nói đầu tiên của Heidegger khi viết và x/bản q/sách là việc ông đem chuyện trăm năm trở lại bàn, và bàn sâu về Nó, đó là chuyện về bản thể và các đặc tính, vấn đề liên hệ ( ontic, ontical, ontologigal matters, problems, issues). Theo từ ngữ triết học thì là bản thể luận ( ontology), một ngành trọng tâm và căn để nơi triết học Tây phương, trong triêt học đệ nhất, tức siêu hình học (metaphysics). Thật ra từ thời tiền Socrates và sau Socrates, các triết gia Hy lạp và quanh đó đã suy tư nhiều về vấn đề Bản thể, nhưng 400 năm sau ngày tạ thế của Aristotle, triết gia cổ đại, một nhà thông thái đa học đã có công đặt viên đá đầu tiên cho nền triết lý/triết học về hữu thể ( being) trong quyểmn Metaphysics thời đó, thì vấn đề hữu thể, bản thể bị phai nhạt đi (rất) nhiều, và thần học về thượng đế hay đấng thiêng liêng thay thế, bắt đầu tử khoảng thế kỷ 5 sau chúa Ki-tô giáng sinh. Tuy vậy vấn đề về Cái/Đấng thiêng liêng cũng đã được các triết gia hay triết nhân Hi lạp bàn tới, thí dụ như Socrates, và những người trước ông như quý ngài gọi là những kẻ từ Mỹ-lệ-tủy (the Milesians), như Heraclitus, Xenophanes hay Pythagoras. Thần học từ thếkỷ 5 cho tới thế kỷ 15 đã thay bản thể luận chiếm lĩnh trí não, tâm huyết và quan tâm của các nhà thần học, thần học Ki-tô giáo, triết gia phương Tây. Lúc bấy gìờ Hữu thể-Không thượng đế bị Hữu thể-Thượng đế đẩy vào quên lãng; siêu hình học nhường chỗ cho thần học nói chung và thần học Ki-tô giáo. Chính sự quên lãng này cũng là một cơ sở cho Heidegger truy tìm cổ lục Hi lạp, La mã để truy vấn vấn đề hiện hữu cũng như thể tính, và cũng nhờ bài giảng của triêt gia/tâm lý học gia Franz Brentano mở đường cho trong bài giảng dài 150 trang “On the Multiple Meanings of Being by Aristotle.” (4) Chỉ cho đến khi R. Descartes hỏi lại, truy vấn lại một cách gián tiếp vềbản thể qua ý nghĩa của hiện hữu, hữu thể để thiết lập môt cách chắc chắn rằng “tôi tư duy nên tôi hiện hữu” ( cogito, ergo sum), người ta mới để ý lại vấn đề hiện hữu và bản thể một chút, thí dụ với David Hume, hay Immanuael Kant v.v., tức là mất thêm , lãng quên thêm khoảng 1.5 thế kỷ nữa. Tính chung, sau Aristotle [ sau Aristotle khoảng 50-75 năm, câu hỏi đã bắt đầu phai nhạt] thời gian bị phai nhạt, lãng quên khoảng 15-18 thế kỷ.
Dẫn nhập vào quyển sách triết rất lẫy lừng này sau khi nó x/bản khoảng 20 năm, Heidegger đưa ra các lý do tại sao cần nên đưa vấn đề hiện hữu { trong đó có cả vấn đề hữu thể [chữ trong các sách triết các g/sư đại học ở Viet nam trước 1975 dùng để dịch chữ being [être, Pháp; Sein ,Đức] }, để chỉ để chì cái có “thể”, như hình, khối trong kgông gian, sắc, tướng mạo, âm thanh, nhiệt độ v.v., như đối tượng cúa ngũ quan, ví dụ trái táo, cái bàn , cái ghế ấm trà, cái cell phone ,hay tiếng nhạc, mùi dâu , mùi cam v.v., nói tóm là vật thể ( the ontic being of entities); phần khác là chỉ cả những cái “thể” của cảm giác, ví dụ cảm giác vui, buồn , giận, hờn , yêu ghét v.v. ( the ontico-ontological being of entities). Đây có thể gọi là “tính thể” (5). Ngoài ra chữ Being , thường viết hoa trong tiếng Anh có những thứ như các niệm tưởng trừu tượng về con số, chuỗi số, các công thức toán, vật lý, hóa học, các ý niệm trong triết học, thần học, tôn giáo thì được dịch là thể tính , the Being of thoughts, concepts, conception, ideas, abstract thinking, mental states, processes, or cognition, perception etc. mới là đúng theo nghĩa triết học từ thời Plato trở đi, tới Heidegger. Những điều này có thể gọi là có ontological Being. Đ/với Heidegger, ít nhất chúng ta cũng nên phân biệt được như vậy về từ ngữ being, Being.
Notes:
* of much interest: Một điều rất lý thú là Heidegger nói rằng mình sử dụng phương pháp luận Hiện tượng luận ( Phenomenology), “khám phá” từ Edmund Husserl để cốgắng thiết lập một nền tảng triết học mang nhìều tính khoa học “triệt để” ( philosophy as a rigorous science) [mà ngay chính Husserl cũng chưa hiểu rõ đủ những đặc tính cũng như phương pháp nền tảng của nó cần được khai triển trong nhiều trường hợp ra sao], nhưng đọc tới đọc lui thì chỉ thấy đó là những lời như tấm khăn choàng mỏng phủ lên cách truy vấn, tìm hiểu các vấn đề , đề mục hay đặc điểm, cấu trúc ( features, structures) trong quan niệm của Heidegger. Lý do cho việc có tấm khăn choàng này : Hiện tượng luận ở thời gian từ 1915-1935 ở các đại học nước Đức gây được tiếng vang lớn trong giới triết học nhà trường và cũng là một hình thức “fashion” trong đám sinh viên và thầy dạy triết trẻ hơn Husserl ở đại học. Và cũng vì có tấm khăn choàng này mà Heidegger được Husserl gọi về phụ biên tập bài vở về h/t/luận cho Husserl, Nói gọn, chẳng có gì mang đặc tính của một phương pháp quan sát, thẩm thấu bằng ph/pháp Hiện tượng luận đề ra , mà chỉ là sâu chuỗi của niệm tưởng nối tiếp niệm tưởng mang tính giải thích, thuyên thích { vì thế mà sau này học trò Heidegger hay các g/sư triết ở các đại học ở Âu châu và đôi khi ít ỏi ở Mỹ châu sính triết học của Heidgger nảy ra chữ “interpretative phenomenology” (hiện tượng luận giải thích, hay heumeneutic phenomenology ( h/t/luân thuyên thích) (1) để gọi p/pháp mang tính “h/t/luận” của Heidegger — chẳng khác gì cách chiêm niệm , suy nghĩ, suy tư, phân tích, diễn dịch, lý luận từ thời Socrates trở xuống, đến Descartes, Liebniz, Kant, đến Hegel, Schelling, Schopenhauer, Nietzsche v.v. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy các niệm, các tưởng trong suy tư của Heidegger cứ tuần tự xuất lộ trong tâm thức, trong đó các định nghĩa, khái niệm, ý niệm, diễn dịch gọi chung các “mảng” tư tưởng tuôn chảy theo tuần tự của một cách giải thích, luận giải .Mà đáng lẽ phải có (rất) nhiều phút gìờ ngưng lại để quán sát, quán chiếu cho rõ hơn những điều chứa đựng trong các mảng ấy— hay nói rõ hơn : các đơn vị nhỏ chứa đựng nội dung, tư tiết, chi tiết cùng cách chúng xuất hiện ra sao trong tâm thức. Nhưng dĩ nhiên, Heidgger đã không làm như thế. Và ngay cả thầy của ông là triết gia Edmund Husserl, người khởi xướng Hiện tượng luận cũng không làm như thế, trong rất nhiều những trang sách của ông, trong “Logical Investigations” hay “ Ideas Pertaining to Pure Phenomenology” (1)
** Từ nguyên thủy, đặc tính “suy diễn”,” diễn dịch” là hai điều tối kỵ mà E. Husserl ngăn sinh viên mình làm khi thực tập ph/pháp của hiện tượng luận. Ông bảo : chăm chú vào chuyện quan sát, nhìn ngắm rồi mô tả các hiện tượng, các kinh nghiệm đã sống (lived experence) thôi xem giữa chúng và tâm thức mình có tương quan ra sao. “Không được” tìm cách giải thích, diễn dịch này nọ. Theo tôi, sau đó , Husserl mới cho s/viên phân tích, đúc kết các hiện tượng mình đang nghiên cứu. Bởi vì “bất khả”. Và cũng như Heidegger, Husserl cũng diễn dịch, phân tích, suy diễn các hiện tượng mình nghiên cứu thường xuyên trong các tác phẩm của mình.
*** & 3. Temporality : xin nhắc lại, chữ ở hàn lâm, trường ốc , hay trong tự điển thì dịch ngắn gọn là thời tính. Nhìèu khi hiểu như ‘mang tính cách thời gian’ thì cũng đúng, nhưng có những lúc để hiểu rõ nghĩa của nó phải cần dịch là ‘ý nghĩa của thời gian trong tương quan với hiện hữu, thể tính (existence, being)
5. Đây là thuyên thích, giải thích của tôi về ý nghĩa của những điều như các cảm giác vui, buồn, giận , ghét, sầu bi, hân hoan, sướng khoái hay tuyệt vọng, nảo nềv.v., nói tóm là các cảm giác, cảm nhận, tri giác của tâm hồn, tâm lý và chúng có cả hai khía cạnh ontic hay ontical và ontological. Và tôi dùng chữ “tính thể” để chỉ những điều này.
(còn tiếp)
HMChân
---
REF
2. Về những điều mù mờ trong cái gọi lả : heumeneutic phenomenology ( hiện tượng luận/học thuyên thích) và ph/pháp của nó, hãy thử đọc một bài dưới đây
Vì các điểm mơ hồ, lù mù Husserl và Heidegger, thầy và trò, một là người khởi xướng, khám phá ra h/t/luận, người thì là học trò rất gần gũi lúc ban đầu với thầy và luận điểm h/t/luận , còn hiểu khác nhau về cách áp dụng hiện tượng luận trên các đề mục và “kết luận” nó mang lại, ví dụ v/đề tâm thức (consciousness), và thời gian. Sau đó là các nhà h/t/luân/học về sau cũng giải thích h/t/luân/học nhiều cách khác nhau, và có những điểm không đồng ý với Husserl hay Heidegger về thời tính.
No comments:
Post a Comment