Friday, June 12, 2020

Vài điều về quyển "Sein und Zeit" (Being and Time= Hiện hữu và Thời gian) của Martin Heidegger

M. Heidegger mê Siêu hình học. Điều này có thể được thấy rõ trong việc ông viết tác phẩm rất nổi tiếng của mình là Sein und Zeit (Being and Time = Hiện Hữu và Thời gian). Nó như một Tiếng gọi ( a Calling)— gọi ông về một Ban sơ Mù sương để tìm ngấn tích, dấu vết, ngõ thôn xưa có thể dẫn đến gặp mặt Nàng thiên tiên , xem dò Tính hạnh Hữu thể bội trùng xa xăm, ẩn dấu.
Và dù không thừa nhận ( vì thời thượng lúc bấy giờ) điều mê S/h/học này và có khi g ọi Being and Time và mấy quyển khác là công việc “phá hủy”, giải cấu, giải cấu trúc ( destructure) triết học (đệ nhất), hay siêu hình học, từ thời Aristotle trở đi, điều ai nhìn kỹ, quan sát, truy vấn kỹ cũng có thể thấy Heidegger say mê Bản thể luận (Ontology), vốn là một vấn đề trọng tâm, căn để của Siêu hình học.
Quyển “Being and Time “ bàn gì , nói gì, thuyên thích điều gì ?
Những điều sau đây chỉ nên được đọc bởi những người quan tâm, hiểu đủ sâu về Triết học, sử triết học, và đọc kỹ “Being and Time”. Lý do: điều này có liên quan tới việc đánh giá triết học và tư tưởng của M. Heidegger.
Vấn đề trọng tâm 1 :
Hiện hữu, Hữu thể, Thể tính, Tính thể, Tại-thế-thể- Existence, beings, Being, entities, Dasein sẽ bàn sau.
Vấn đề trọng tâm 2 : Thời gian, Ý nghĩa thời gian trong tương quan với hiện hữu, thời tính- time and temporality.
2a) Đầu tiên, Heidegger cho là thời gian nghĩ theo cách Aristotle như một đường thẳng với các phân đoạn, hay điểm trước sau của quá khứ, hiện tại tương lai là một q/niệm thô thiển. Đó cũng là quan niệm về thời gian vật lý từ ngàn xưa tới nay. Quan niệm về Thời gian tuy dựa vào thời gian vật lý như trên cũng mang lại nhiều thuyết lý, lý thuyết khác nhau từ cổ xưa đến nay trong nhiều lãnh vực (1). Heidegger , học được từ E. Husserl về tính cách chồng chéo, giao thoa với nhau của các thời điểm nên một sự kiện trong tương lai có thể mang những dấu ấn, dấu vết của quá khứ, hay hiện tại, một sự kiện ở h/tại có thể mang dấu cûa quá khứ và hình ảnh phóng mình vể tương lai. Ông viết :
Mang thời-tính không có nghĩa là những cơn khích cực (ecstases) xuất hiện trong một ’chuỗi kế tiếp. Tương lai không muộn hơn sự đã qua, và cái đã qua không sớm hơn Hiện tại. Thời tính thời tính hóa chính n ó như một tương lai tạo nên hiện tại qua một quá trình đã xuất hiện . (Hiện hữu và Thời gian 68: 401)
Luận sự về Thời gian trong phẩm thứ 19 trong Trung Luận của Bồ tát Long Thụ hoặc cách luận về sự kiện trong 3 thì của nhà Phật về cái có thể có trong nhau của 3 thì hay hơn và rõ ràng hơn nhiều.
Trước khi bàn tiếp về thởi gian và tương quan của nó với một trong những tâm tưởng , quan niệm then chốt, nổi bật trong triết học Heidegger là Sorge ( Care/Concern), Cura ( La tinh), tiếng Việt là Quan tâm/Lo/Lo lắng (3) , hãy thử tìm hiểu quan niêệm của Heidegger về Sorge. Với Heidegger, Sorge [Quan tâm/Lo (Care/Concern)] giữ vị trí trung tâm trong suy tư về Thể tính con người tại thế. Cần mở ngoặc tại đây để nói ngay một chút về nghĩa chữ “lo” trong phần dịch chữ “Sorge ( Care/Concern) : Lo ở đây mang nghia : để lòng vào để trù tính công việc. Nó là hiện tượng căn bản để người ta nhận thức được nó như là một tổng thể sơ nguyên của Dasein ( Tại -thế-thể = Thể tính con người tại thế=Being-in-the-world)
Hãy nghe Heidgger thuyết về Sorge ( Care/Concern= Quan tâm/Lo/Lo lắng):
Là một trong những khả năng của Thể tính, sự lo lắng/băn khoăn - cùng với chính Dasein như được xu ất lộ trong đó – cho ta hiện tượng c ăn bản cho việc nắm bắt một cách rõ ràng tổng thể sơ nguyên của Dasein. Thể tính c ủa Dasein hi ện ra như chính mình qua hiện tư ợng “ Quan tâm/Lo”. Nếu chúng ta phải tìm hi ểu hiện tượng v ề hiện hữu, tồn sinh căn bản, chúng ta phải phân biệt nó với các hiện tượng có thể được nh ận chân l à gần giống nh ư quan tâm, ví như ý chí, mong muốn, nghiện ngập và thôi thúc. Quan tâm-Lo không thể bắt nguồn từ những điều này, vì chúng được thành lập dựa trên nó. (4)
Giống như mọi phân tích bản thể luận, Thuyên thích bản thể luận của Dasein như một sự quan tâm, đối với bất cứ điều gì chúng ta có thểthấy ra từ một thuyên thích như vậy, nằm xa những gì có thể tiếp cận được với sự hiểu biết ti ền-bản thể luận về thể t ính, thậm chí với tính cách vật thể mà chúng ta không xa lạ gì về các v ật thể. Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự hiểu biết chung có liên quan đến cái mà nó có chỉ có sự quen thuộcvềmặt vật thể , cái được biết đến về mặt bản thể lu ận có vẻ khá xa lạ đối với nó. Mặc dù vậy, ngay cả cách tiếp cận mang t ính v ật thể mà chúng ta đã dùng để cố gắng giải thích Dasein tr ên mặt bản thể luận như sự quan tâm/lo, đã có thể trở thành rất xa xôi, v à là một sáng tạo lý thuyết, không kể đến tính bạo động bạo lực người ta có thể nhận ra trong vi ệc chúng ta dẹp sang một b ên định nghĩa truyền thống đã được xác nhận về "con người". Theo đó, việc giải thích hiện tại của chúng ta về Dasein như sự sự quan tâm, cái lo đòi hỏi phải có sự xác nhận trước mang tính tiền-bản thể luận/học. Điều này nằm ở việc chứng minh rằng khi Dasein đã thể hiện bất cứ điều gì về mình, nó đã tự diễn dịch chính nó như m ột sự quan tâm (c u r a), mặc dù xưa nay nó chỉ làm vậy tiền-bản thể lu ận. (5)
Để giải thích tại sao Thời tính, hay chính xác hơn : Ý nghĩa của Thời gian trong tương quan với Hiện hữu, trong nghĩa mà Heidegger gọi là mang tính bản thể luận (ontological) , Heidegger đưa ra quan biệm về cái quan tâm/lo/ lo lắng (care/concern) như sau :
1) Cuộc đời chúng ta, từ lúc được sinh ra { với Heidegger : là bị quẳng vào thế giới ( being-thrown into the world) (6)} đến lúc tiến tới cái Chết ( being towards Death), cuộc đời chúng ta mang các chặng và tâm thức như sau :
1a) Bị quẳng vào thế giới này là sự kiện ngoài vòng kiểm soát của bất cứ ai : cha mẹ sinh ta ra, trong giòng họ đó, đất nước, xã hội, tập tục , văn hóa, ngôn ngữ đó v.v. Thế giới đó an, nguy thế nào, thí dụ, thế giới đó với Heidegger vừa trải qua thế chiến I , với 40 triệu người chết; nước Đức có 1 trieu 700 ngàn người chết, 4 triẹu 200 ngàn người bị thương, 1 triệu 150 ngàn bị bắt làm tù binh; 13 triệu bị động viên. Làm sao không có sợ hãi ( fear), âu lo, băn khoăn (anxiety)cho bất cứ người Âu châu nào, chẳng riêng gì người Đức.
1b) Cuộc đời người ta đâu thiếu các sợ hãi, âu lo, lo lắng, buồn đau, sầu não, khổ lụy đủ thứ, với đủ các nguyên do từ chính trị, kinh tế, xã hội, cá nhân. Và với Heidegger, người đọc kỹ “Fear and Trembling” của Soren Kiekegaard, thì âu lo, lo lắng, băn khoăn khó mà không cảm nhận được những nỗi băn khoăn (anxiety), niềm lo lắng ( anxiety), hay các cảm thức mệt mỏi, chán chường, tuyệt vọng lúc này, lúc khác. Ảnh hưởng của Kierkegaard không nhỏ trong tiến trình hình thành tư tưởng của M. Heidegger— từ hai quan niệm về “anxiety” và “objective sin” bên cạnh “falleness”. Heidegger, vốn x/thân từ gia đình “thủ từ” nhà thờ Thiên-chúa-giáo La mã, đã từng vào học một trường thuộc dòng Jesuit, do đó chuyện tội lỗi nguyên thủy và các thứ tội khác là quá quen thuộc với Heidegger, ngay từ thơ ấu hoa mộng. Băn khoăn, âu lo từ nền móng như vậy, sao không thể đeo theo, đi theo vào tác phẩm.
2) Cuộc đời người ta hữu hạn ( existence conditions man in a short period of life), và trong hữu hạn này có biết bao điều không ngờ tới được; sướng vui cũng có, nhưng nguy nan, hiểm họa, khổ đau, phiền não, sầu bi lúc nào cũng có thể đổ xuống. Ai ngờ được coronavirus, ngay hiện tại, tháng 5, 2020 có gần 6 triệu ca nhiễm, hơn 360 ngàn đã về bên kia thế giới. Hoặc thanh niên, đàn ông Viet Nam trong tuổi phải vào quân đội thời 1954-1975, nơi cái vô thường của đời sống, của sinh mệnh có thể dạy cho chúng ta những điều gì trong hiện hữu, trong tồn sinh ngắn ngủi. Cái hữu hạn này hẳn cũng ghi khắc vào tâm tư Heidegger, và từ đó thúc đẩy các quyết định, dự định/tính làm/làm trước [anticipation (Vorlaufen)], rồi để lại dấu ấn trong tác phẩm “Sein und Zeit”
3) Cái Chết
3a) Cuộc đời ngắn ngủi, vô thường và ai cũng phải chết. Ai trong cõi người ta này, không có lúc nghĩ đến cái chết. Nhiều người còn chuẩn bị nhiều thứ trước 50 tuổi; nhiều người tính toán hậu sự, chia của, chia vàng, chia sách; cho sách trước khi tạ thế, nhiều người làm di chúc sớm, dặn dò sớm. Có những người thường xuyên suy tư, thiền quán về cái chết, về Bờ bên kia, Vô thường, Tánh Không, về Trở lại Căn nhà lớn. Không ít thì nhiều, tới một tuổi nào đó, có thể 30, 40, hay 50, ai cũng phải có những lần suy tư, suy ngẫm về đôi đường Tử Sinh. Vô thường, hữu hạn, ngắn ngủi, điều này tất nhiên sẽ đẩy một triết gia nhiều khuynh hướng suy tư về hiện hữu, vềcuộc tồn sinh phải nghĩ về Cái Chết là điều đương nhiên. Đây là một trong những điều Heidegger nghĩ trước, dự định, dự tưởng trước ( anticipation, projection) cho tương lai.
3b) Trong những tâm tư, tâm trạng phóng mình về tương lai ( projection onto the future), quan niệm Being-towards-Death ( Thể tính hứớng về cái Chết) được Heidegger phác họa, triết luận kỹ càng. Nó là một sự kiện trong tồn sinh của Tại–thế-thể Dasein mang kiệntính (facticity) không thể chối cãi trong nghĩa bản thể luận, và là một “care” hay “concern” lớn trong luận thuyết của Heidegger.
Niệm tưởng, phân tích về cái chết hay ý nghĩa của Chết trong sách không có gì đặc sắc. Chỉ có điều đáng nói nơi suy nghĩ của Heidegger về cái Chết là : đó là một quan tâm lớn cho Heidegger trong niệm tưởng Thể-tính hướng-về- cái Chết (Being-towards-Death ). Với Heidegger, cái chết sinh-vật lý không cần phải nghiên cứu sâu xa; chính quan niệm về chết— quan niệm trong mỗi người ( each in our “I”) về một cách thức để sống chết { khi tìm hiểu về ý nghĩa của cái chết [ mở ngoặc: nó đang hiện diện trong tôi ngay khi tôi đang sống] tôi mới thấy sống thế nào cho “đẹp-hay-có ý nghĩa ( authentic) = a way of being of Dasein}— mới là điều cần lưu tâm tìm hiểu.
4) Hiện hữu nơi trần gian = Tại thế-thể (Being-in-the word) mang theo đó nhìều quan tâm, băn khoăn, và có khi những âu lo, lo lắng. Chiến tranh, đấu tranh chính trị, hiểm họa có thể đến từ những chiêm nghiệm lịch sử hay tính toán chính trị. Kinh nghiệm với những cái chết, thương vong, bị cầm tù, bị động viên trong thế chiến I vừa qua khi Heidegger vừa tròn 29 tuổi; kinh nghiệm từ những gì người lớn hơn kể lại càng ấn dấu mạnh hơn tính cách “bị vất vào đó” ( being thrown there), bị vất vào trần gian, với những âu lo, sợ hãi, lo lắng, củng như sự hữu hạn, vô thường của kiếp sống. Vì vậy , làm sao không thể “lo toan”, “quan tâm”, “lo lắng”, gói gọn trong chữ “Sorge” ( Care/Concern= Quan tâm/Lo/Lo lắng) như đã nói qua bên trên, trong các khoẳng thời gian, nhất là các khoảng thời gian một “khích cực” (ekstase), hay một “chân trời” (horizon) mới xuất hiện.
4a) Hiện hữu trần gian , sống ở đời , như thế, còn buộc con người phải đối đầu với các hiểm họa, không chỉ với chính trị, “thể nghiệm” lịch sử, mà còn là với các tai họa, nguy nan, nạn ách từ xã hội, kinh tế; hay khó khăn, khổ sở trong hoàn cảnh cá nhân, điều kiện sinh sống. Thí dụ, như dịch bệnh như coronavirus hiện tại đang giết hơn 360 ngàn người, Spanish flu năm 1918 giết từ 17-50 triệu người, hay thí dụ suy trầm, suy thoái kinh tế. Đương nhiên trong kiếp nhân sinh như thế, ngần ấy năm trong khoảng 100 năm, có những thời khoảng, có những trải nghiệm, suy nghiệm , rồi các bài học về cuộc sống, cuộc đời, được rút ra “inauthentic” ( thiếu sâu sắc, thẩm quyền) hay “authentic” ( sâu sắc, thẩm quyền) trong ý nghĩa phải ứng phó, đối đầu với các tai họa, tai nạn, sự cố nguy hiểm, khó khăn bằng các ứng xử của quan tâm, quan ngại, lo lắng, lo toan, ít nhất là băn khoăn.
4b) Hiện hữu ở trần gian, sống ở đời còn có những thời khắc lo toan, mưu tính, sắp đặt cho đời sống cá nhân, gia đình. Có những hoàn cảnh khắc nghiệt trong một giai đoạn sống , buộc người ta phải bỏ một số kế hoạch, dự tính, thay đổi cách sống, cách suy nghĩ. Có những phút giây tỉnh ngộ, hay giác tỉnh, giác ngộ, hoặc có những phương trời cao rộng, chân trời tuyệt hảo, tuyệt mỹ mở ra chào gọi, kêu gọi, người ta có thể bỏ đi nhiều thứ quen thuộc, tiện nghi để dấn bưóc vào một “định mệnh” mới, một phận số mới, với một tâm thức và các tâm cảnh mới. Những thởi khoảng, giờ phút nói trên được quan sát một cách hiện tượng luận ( phenomenological observation) như những hiện tượng mở ra những chân trời; những tham dự hiện sinh ( existiential participation), những xoay chuyển, thay đổi hiện sinh trong cuộc Sinh tồn, trong cõi Tồn sinh ( existential change, reorientation in Existence)
4c) Sống ở đời còn có hiện hữu với tha nhân, với các ssự và vật (entities): being-alongsise, being-with Others như một đặc tính của hiện hữu, như cách thế sống, xử kỷ tiếp vật. Nói theo kiểu của Heidegger, đó là một biểu hiện mang tính bản thể luận ( a ontological being of Dasein). Và nó nằm trong Quan tâm/Lo/Lo lắng ( Care/Concern).
4d) Một ý tưởng, một giải thích quan trọng trong quan sát, chiêm nghiệm về đời sống của Heidegger là quan niệm về Tự do. Đó là…
....

Hãy nghe Heidegger luận về Quan tâm/Lo/Lo lắng, Băn khoăn, Thể tính của sự “bị quẳng vào thế giới” bằng chính lời ông, trong tiết 41 của “HH và TG”
Thể tính của Dasein như là Quan tâm/Lo/Lo lắng
Vì mục đích của chúng ta là nắm bắt toàn bộ cấu trúc này về mặt bản thể, trước tiên chúng ta phải hỏi liệu hiện tượng băn khoăn/lo lắng và điều được tiết lộ trong đó, có thể cung cấp cho chúng ta toàn bộ Dasein theo một cách sơ nguyên cùng cấp không , và liệu chúng có thể làm thế, nếu chúng ta tìm kiếm nơi tổng thể này, quan điểm của chúng ta về nó sẽ được làm đầy, đáp ứng bằng bởi những gì đã được trao cho chúng ta trước đấy. Toàn bộ thực chất của những gì nằm trong đó có thể được kể là ‘xứng xác” chính thức và ghi lại: sự lo lắng nhìn như một trạng thái tâm hồn (*) là Thể tính của sự (kiện) bị-vất- vào thế giới, một hiện thể trong thế giới; rằng cái chúng ta băn khoăn lo lắng là một khả hữu của Thể tính-nằm trong thế giới, Như vậy, toàn bộ hiện tượng băn khoăn/lo lắng (có thể) chứng thực rằng Dasein ( Tại-thế-thể của Thể tính con người) là một Thể tính-trong thế giới với kiện tính thực sự. Những đặc tính cơ bản của Hữu thể này là : hiện diện, mang kiện tính và là một Thể tính-Rớt xuống.
Lòng vòng, cố gắng diễn tả ý mình, nhưng vì ngôn ngữ bị chính mình tạo những vòng khóa vô hình nên Heidegger chẳng làm rõ ràng hơn được bao nhiêu ý muốn nói, dù chúng ta tiếp tục đọc các đoạn sau đó. (7)
Liên quan tới việc luận thuyết của Heidegger về Thời tính ( temporality ) là ý nghĩa bản thể luận của quan tâm/lo/lo lắng (care) , ta thấy Heidegger đưa ra ý niệm Khẳng quyết tiên quyết
* Khẳng quyết tiên quyết ( Anticipation of Resoluteness)
Heidegger đưa ra ý niệm Vorlaufen [anticipation= dự định , dự tưởng, tính trước, làm trước (ít nhất là trong suy nghĩ) )] và gọi đó là một khả năng (possibility) trong các khả năng của Dasein có sức mạnh đẩy một người đến thực hiện cách sống hay-đẹp-có ý nghĩa (chữ chuyên biệt trong sách là “authentic”= mang thẩm quyền).
Khẳng quyết tiên quyết là điều Heidegger truy nhận là một quan tâm/lo “thẩm quyền” (authentic) . Như chúng ta có thể thấy, dự định là hình thức của Thể tính-hướng tới (Being- towards) , nơi hiện hữu của người ta có thể thành hình “thẩm quyền” hay không. Heidegger đem ý niệm “Khẳng quyết (Resoluteness) vào trong luận giải của mình để cho thấy căn để của niệm tưởng này nằm ở trong cái gọi là “lương tâm” (conscience). Và lưong tâm này ( trong t /t ưở ng c ủ a Heidegger) có quan hệ mật thiết với vi ệc Cảm nhận -tội lỗi (Being-guilty= Schuldigsein), nhưng đây kh ông phải là cảm nhận tội lỗi vì đã thực sự phạm vào tội lỗi, mà chỉ là tâm thức cho rằng hiện hữu mình trước đó— không nhất thiết đời mình mà còn có thể nằm trong tồn sinh nhân loại— đã mang một thứ “tội” nào đó và bây giờ mình “open to correction in conscience ”, mở lòng ra để có dịp thì sửa đổi.
Hoàng Minh Chân
(còn tiếp)

Notes
4. As one of Dasein's possibilities of Being, anxiety-together with Dasein itself as disclosed in it-provides the phenomenal basis for explicitly grasping Dasein's primordial totality of Being. Dasein's Being reveals itself as care. If we are to work out this basic existential phenomenon, we must distinguish it from phenomena which might be proximally identified with care, such as will, wish, addiction, and urge. Care cannot be derived from these, since they themselves are founded upon it.
5. Like every ontological analysis, the ontological Interpretation of Dasein as care, with whatever we may gain from such an Interpretation, lies far from what is accessible to the pre-ontological understanding of Being or even to our ontical acquaintance with entities. It is not surprising that when the common understanding has regard to that with which it has only ontical familiarity, that which is known ontologically seems rather strange to it. In spite of this, even the ontical approach with which we have tried to Interpret Dasein ontologically as care, may appear farfetched and theoretically contrived, to say nothing of the act of violence one might discern in our setting aside the confirmed traditional definition of "man". Accordingly, our existential Interpretation of Dasein as care requires pre-ontological confirmation. This lies in demonstrating that no sooner has Dasein expressed anything about itself to itself, than it has already interpreted itself as care ( c u r a ) , even though it has done so only pre-ontologically. ( Being and Time , trans. MacQuarrie & Robinson, p. 227)
6. Vốn gốc từ một g/đình Cơ-đốc giáo, đã từng định học thần học Thiên chúa giáo trong một dòng Jesuit, nhưng bỏ, Heidegger rất quen thuộc với ý niệm “tội lỗi ban đầu”, các thứ tội lỗi trong kinh thánh và các trừng phạt, nên quan niệm “bị vất, quẳng vào thế giới” với bao nguy nan, hung hiểm không có gì mới mẻ.
7. 41. Dasein's Being as Care
Since our aim is to grasp the totality of this structural whole ontologically, we must firstask whether the phenomenon of anxiety and that which is disclosed in it, can give us the whole of Dasein in a way which is phenomenally equiprimordial, and whether they can do so in such a manner that if we look searchingly at this totality, our view of it will be filled in by what has thus been given us. The entire stock of what lies therein may be counted up formally and recorded : anxiousness as a state of- mind (*) is a way of Being-in-the-world ; that in the face of which we have anxiety is thrown Being-in-the-world ; that which we have anxiety about is our potentiality-for-Being-in-the-world. Thus the entire phenomenon of anxiety shows Dasein as factically existing Being-in-the-world, The fundamental ontological characteristics of this entity are existentiality, facticity, and Being-fallen.
* MacQuarrie & Robinson dịch là “trạng thái tâm hồn (state-of-mind) chữ Befindlichkeit trong “Being and Time”, một số nhà triết học, phân tâm học khác sau này, nghĩ rằng dich là “disposedness” , tức có/mang khuynh hướng, tiềm hướng [(như một “thức” trong tiềm thức rằng đã gặp, đã có nhận thức = having-been-there-ness (về điều ấy)] thì chuẩn hơn.
REF

No comments:

Post a Comment