*
Freud có nợ gì Hegel ?
Freud có nợ gì Hegel ?
G. Hegel ( 1770-1831) là triết gia lớn của Đức quốc trong thời kỳ Lý tưởng-Lãng mạn Đức ( German Idealism), sinh trước nhà phân tâm học Áo lừng danh Sigmund Freud (1856-1933) khoảng 85 năm.
Triết học của G. Hegel thường được phân loại vào bộ phận triết học suy niệm-suy diễn ( speculative philosophy) trong đó những khảo chứng mang tính thực nghiệm như cách “phán xét” đúng sai trong khoa học không cần được chặt chẽ , tức là nói theo quan niệm đúng sai trong trong phán đoán tổng hợp hậu nghiệm (synthetic posteriori judgement) không cần được đặt ra nghiêm ngặt. Tuy nhiên điều này không có nghĩa các điều “đúng” trong lĩnh vực triết học không thể được chứng minh bằng cách này hay cách khác. Như có thể thấy trong các diễn dịch (inferences) và phần nào trong suy diễn (deduction).
S. Freud thì lừng danh với những tác phẩm về phân tâm, tâm lý học của ông, trong đó nổi bật nhất là những “khám phá” về tính dục, tình dục, và các ẩn ức (libido) có liên quan của ông. Vài tác phẩm thuở ban đầu của ông như “ Three Essays on the Theory of Sexuality” và “ The Intepretations of Dreams” là những trái bom lớn rót xuống xã hội Áo, Đức thời bấy giờ và bị giới giáo sĩ và hàn lâm Ki-tô giáo thời đó phê phán và chỉ trích nặng nề. Sau đó ông xuất bản quyển The Ego and the Id năm 1920, New Introductory Lectures on Psychoanalysis” (1933), để bàn về Bản ngã (Ego), Bản năng (Id) và Ngã siêu việt (Superego)
Trong phân tích ngắn gọn dưới đây liên quan đến ba lớp tâm “chất” do Freud khởi xướng, ta thấy có những điều có thể suy luận ra từ cái gọi là Bản chất của Tư tưởng, đó là điều tôi gọi là “Tính chất Đối cực, Sự Phân hai” của tư tưởng.
a) Khởi đầu từ Bản năng (Id), vốn đã được sinh ra cùng lúc với con người khi chào đời, với những đòi hỏi, nhu cầu, duc vọng rất nhiều khi cần được thỏa mãn ngay lập tức, nhất là những năm tháng đầu tiên như khi em bé khóc đòi sữa, hoặc khi bé cảm thấy khó chịu trong nguời, hay khi muốn đòi đồ chơi. Đây cũng có thể gọi là phần ngã tầm thường, bình thường hay "thấp hèn", mang nhiều dấu ấn , ảnh hưởng từ sự sinh tồn. Dần dần lớn lên cho đến khi trưởng thành những đòi hỏi, thúc giục, ham muốn v.v. vẫn đó nhưng đã được kềm chế, điều chỉnh lại để sống thích ứng với hoàn cảnh, xã hội; trẻ em , rồi thanh niên dần hiểu được có những khi sự thỏa mãn một nhu cầu, đòi hỏi nào đó cần phải được kềm chế; cần phải đợi thời gian, hay phải thực hiện một đ/kiện nào đó với cha mẹ hoặc người lớn mới được có. Thí dụ, trè em hay thanh thiếu niên hứa phải học giỏi, hay ngoan ngoãn rồi mới có thưởng, chẳng hạn trong tuần, trong tháng. Ngay trong những lúc không được thoả mãn điều đòi hỏi, mong muốn, ham thích, trẻ em từ 3 tuổi trở lên — khi Bản ngã (Ego) bắt đẩu hình thành, ta đã thấy sự tạo nên của ý niệm phân hai, và dần dần một hình thức "phản đề" để điều chỉnh, chưa cần đến sự x/hiện của superego.
b) Bản ngã được hình thành khởi đi từ sự học hỏi từ Bản năng. Có những khi trẻ em dần nhận thức được có những đòi hỏi, thúc gịuc, mong muốn không thể được đáp ứng ngay từ nguời lớn thì các em dần nhận ra sự khác biệt, từ những giờ phút khác biệt đó khi đòi hỏi, thúc giục không đươc thỏa mãn ngay; từ đó trẻ em cảm nhận/ nhận thức được : chuyện được thỏa mãn có hai mặt : khi có được, khi không có được. Sự phân hai hay chia thành hai đối cực dần được hình thành tại đây. Nó đi vào “vô thức” và nằm trong tiềm thức. Nhìn qua cách của Freud, thì điều này theo “theory of personality” viết ra : đó là cách vận hành trong nhận thức của trẻ em, thiếu niên, rồi thanh niên để hiểu khi nào cần kềm, khi nào cần thực hiện một số điều kiện kiện thì mong muốn mới đươc thỏa mãn. Freud gọi đó là “nguyên tắc thực tế”. Theo nguyên tắc này, trẻ em học được bài từ thực tế là phải biết kềm chế lại ý hướng muốn được thỏa mãn ngay, nếu không, có thể bị rơi vào những hình phạt. Và cũnh chính Freud cho ta thấy khả năng phân hai, hay phân cực này trong lý thuyết của ông về cái gọi là “ the primary process” (tiến trình chính yếu) (1), theo đó điểm chính yếu trong tiến trình này là tìm cách”thỏa mãn” bằng tạo ra các cách thỏa mãn “ảo” hay không thật để tạm thời giải quyết, chờ khi được thoả mãn thật sự, vì hoàn cảnh, trường hợp bắt buôc phải chờ (delayed gratification). Freud gọi đây là nguyen tắc thực tế, vì đúng thật khi có những tr/hợp, hoàn cảnh mà các thỏa mãn cho trẻ em và ngay với người già cần phải được chờ đợi, không thể có được ngay. Thực tế dạy cho trẻ em, và trẻ em được dạy phải biết ngăn mong muốn thỏa mãn lại khi cần, phải biết chờ đợi, nếu không đòi hỏi có lập tức có thể khiến trẻ làm bậy, có khi là cướp đoạt, tước đoạt để thỏa mãn. Ngay tại đây ta cũng đã có thể thấy tiến trình/hành trình thành lập một phản đề theo như triết học của Hegel đề xướng về biện chứng pháp. Phản đề được hình thành do va chạm thực tế. Khởi đi từ Id với các sự kiện của nó, Ego dần được “sinh ra” qua va chạm thực tế để ứng phó.
c) Lớp thứ ba trong cá tính, hay nhân cách con người là Superego( Ngã siêu việt, Siêu ngã ). Lớp này được học hỏi và hình thành từ khoảng 5 tuổi, theo Freud, trong trẻ em. Và cũng vậy, đến khi già lão, khuynh hướng này vẫn đó và có thể phát triển hơn, để hướng trẻ em, con người làm những việc tốt đẹp. có những hành vi đạo đức, đối lại với những tầm thường, vị kỷ từ bản năng. Trong tiến trình “thành người” trẻ em, thanh niên, và cả người lớn tiếp tục học hỏi, cồ gắng hoàn thiện mình do khả năng, ý huớng, ý muốn tiến tới Chân-Thiện-Mỹ trong đời sống mình, trong đó Ý thức về đúng sai, thiện ác hoạt động mạnh hơn để dẫn Siêu ngã về chân trời cao đẹp, đạo lý, đạo đức phổ quang minh. Freud cho đó có hai phần: một phần là Lưong tâm (Conscience), một phần là Lý tưởng của Ngã ( Ego ideal) để dẫn dắt, hướng đạo. Đây có thể coi là phản đề rõ hơn với Id trong quan điểm của Freud, nếu sửdụng q/niệm của Hegel, qua tiến trình thành lập của nó.
Bên cạnh điều tôi gọi là “Tính chất Đối cực, Sự Phân hai” của tư tưởng để trẻ em, thanh niên và người lớn nhận ra các đối cực hay “phản diện” trong rất nhiều vấn đề từ sự kiện trong đời sống, trong khám phá khoa học, triết học, và trong xã hội, chính trị, một phần nhỏ nào đó, ta có thể đưa giả thuyết là Freud đã có chịu ảnh hưởng phần nào đó tư tưởng của G. Hegel về Biện chứng pháp ( Dialectic), tuy hai người đứng ở hai phía khá gọi là “phản diện” của nhau, từ đường hướng, cách thức nghiên cứu cho đến phương pháp luận của mình. Hegel thì mang nặng tính lý thuyết, Freud thực nghiệm; Hegel suy tư trong những tiền đề trừu tượng, Freud thì tìm tòi, khám phá trong những kinh nghiệm thực tiễn, thực tế, và sau cùng hướng đến trong tư tưởng, tìm tòi khám phá của họ cũng khác nhau. Và đây là những gì ta có thể chỉ/ trưng ra để “so sánh” :
• Id như tiền đề (thesis)
• Superego như phản đề (anti-thesis)
• Ego: tổng hợp đề (synthesis)
• Superego như phản đề (anti-thesis)
• Ego: tổng hợp đề (synthesis)
Và chúng xảy ra như những tiến trình trong đời người, và Bản ngã tổng hợp các lực, các yếu tố khác nhau , hay (có thể) mâu thuẫn để đưa ra đáp án, cách giải quyết.
Như trên đã nói, ta không biết chắc, G. Hegel đã ảnh hưởng thế nào tới S. Freud. Ta chỉ biết Freud sinh sau Hegel khoảng 85 năm , khi lý thuyết về biện chứng pháp (BCP) của Hegel đã rất nổi tiếng và được hâm mộ. Và Freud cũng không xa lạ với triết học để không biết tới BCP. Và cách giải trình của ông về Id, Superego, Ego , nhất là cách Ego ( Bản ngã) tìm cách tổng hợp để giải quyết xung đột giữa bản năng và siêu ngã , càng dễ khiến ta có cảm nhận là có liên hệ như đã nói.
Đìều này nói lên : Lý thuyết có những khi đi trước thực nghiệm, thực hành, dù không có thực nghiệm, thì lý thuyết luôn thường là gã mù sờ voi rồi tiên đoán dáng hình nó. Vì vậy có khi các nhà vật lý hay dùng thought experiment.
Note
1. "However, immediately fulfilling these needs is not always realistic or even possible. If we were ruled entirely by the pleasure principle, we might find ourselves grabbing the things that we want out of other people's hands to satisfy our own cravings.
This behavior would be both disruptive and socially unacceptable. According to Freud, the id tries to resolve the tension created by the pleasure principle through the use of primary process thinking, which involves forming a mental image of the desired object as a way of satisfying the need."(verywellmind)
------
REF
No comments:
Post a Comment