Tuesday, July 14, 2020

Ngôn ngữ và đời sống


Tìm hiểu tại sao tại Viêt Nam , xưa nay trong đời sống, và cả trong những buổi
thuyết pháp, người Phật tử và các vị tăng ni thường nói : Từ Bi Hỷ Xả, mà thực
sự trên học thuyết nhà Phật đáng lẽ phải nói : Bi Từ Xả Hỷ mới đúng hơn.
Thấy ra đời sống nhiều khi như những con sóng lớn cuốn trùm lên
rất nhiều thứ, trong đó có nguyên nghĩa của đạo giáo. Tại sao nói thế ?
Bởi lẽ : từ trong căn nguyên đạo giải thoát của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là
đạo của Lòng Thương Xót muốn cứu độ chúng sinh ra khỏi bể Khổ, tức là
đạo của Đại Bi, là đạo của một đại Tôn giả thấy nhiều cảnh đau , khổ, lo,
sợ, phiền, não, bi, lụy, già , bệnh, chết của chúng sinh mà động lòng
Thương xót ( Bi) (1), muốn cứu độ họ và các loài chúng sinh, chứ không
hẳn là vì lòng Thương yêu ( Từ) , kiểu nhân ái đầy tình cảm có liên quan
đến tham ái, luyến ái ít nhiều có liên quan sắc thanh hương vị
xúc pháp của một bà mẹ dành cho con. Chữ Từ mang nặng tính luyến ái,
vui buồn được mất đời thường, không phải đời ẩn dật, mang phẩm hạnh
kẻ buông bỏ để đi về Phương trời cao rộng (2). Và trong bản nguyên, căn bản
triết lý của Phật môn, chữ Từ đóng vai khiêm tốn và lượng xuất hiện
về ý nghĩa chữ Từ trong kinh nguyên thủy nhà Phật khá ít. Chữ này x/hiện trong Kinh Từ Bi , tức kinh Tình Thương = Metta Sutta.
Thế nhưng, tại sao sau nhiều thế kỷ khi truyền xuống nhân gian
trong giới Phật từ dần dần có chuyện thành của việc chữ “Từ” , sau đấy
qua mặt về ảnh hưởng [ít ra ở mmặt ngôn ngữ, ngữ nghĩa thông thường
trong sự hiểu của quảng đại quần chúng], lấn lướt, nổi bật, rộng bủa
hơn chữ Bi. Có một ít sự kiện có thể lý giải chuyện này.
1. Đời sống, tự nó, mang những khổ đau, sợ hãi, lo lắng , muộn phiền,
đau sầu nhiều nhánh. Mở ngoặc: chúng ta hãy thử tưởng vềnhững nỗi sợ,
nỗi kinh hoàng, lo âu, đau khổ, buồn bã, sầu thưoơg v.v. của con ngưòi
sơ khai, thí dụ cách đây 10-20 ngàn năm thôi, xem họ đã phải sống trong
lo sợ. lo âu thế nào, thí dụ mỗi khi đêm xuống. We, as humans, do not exist
only now. Nếu càng rơi vào những khổ cảnh thì các điều này lại tăng sức
“hoành hành” lên nhiều. Vì thế con người cần Phật , Trời (Thượng đế),
thần thánh, tiên thánh phù hộ, độ trì. giúp sức, cứu độ, vớt vát cho những
lúc lâm vào cảnh khổ, buổi nguy nan, sợ hãi.
2. Vì vậy, từ đó nảy sinh tôn giáo, tín ngưỡng. Tôn giáo, như ánh sáng
dẫn tới con đường Giác ngộ để dẫn dắt chúng sanh tới miền thoát khổ,
mang lại an bình, an lạc, tự tại cho người tầm đạo. Cũng có tôn giáo/tín
ngưỡng dựa trên niềm tin vào một Đấng Thiêng liêng , ví dụ Brahman,
Thượng đế, Allah, Waheguru, Thái thượng lão quân v.v. để được cứu khổ,
giải oan, giải tai, tiêu nghìệp chứớng v.v.
3. Cũng trong nền tâm thức đó, trong khuôn khổ của tâm tư, tâm thức
muốn “hình thành” một đấng Linh Thiêng tối cao, một “khuôn mẫu”
Thiêng liêng để tạ ơn, để được cứu giúp, cứu khổ, trừ tai, tiêu nghiệp chướng
và để tôn thờ mà Ý Tưởng về Quán Thế Âm Bồ Tát, A Di Đà Phật được
thiết lập và dần dần được hoàn bị qua nhiều thế kỷ trong quần chúng
Phật tử , nhất là Phật tử trong PG Đại thừa.
4. Quan niệm về Bồ Tát Quán Thế Âm, từ trong kinh tiếng Phạm
Sanskrit ( Bắc Phạn) [Ava- lokita- esvara] nơi Phật giáo Đại thừa, khởi thủy,
cũng vẫn là vị Bồ Tát “hành thâm Bát nhã ba la mật đa” nhìn vào (quán chiếu= observe) chính ngũ uẩn của mình để thiền quán, nhập định, quán chiếu
vào ngũ uẩn để vượt ra khỏi khổ, thoát khổ. { Quán Tự-tại Bồ tát …, chỗ này
các thầy tăng, pháp sư Thiên trúc với sự góp sức phiên dịch của đồ đệ Trung
hoa dịch rất hay}. Nhưng dần dần, Ngài được quần chúng (không phải
tăng ni thuở ban đầu) xây thành hình tượng để tôn thờ vì lòng Quan tâm
{ quán thế âm tầm thinh cứu khổ, cứu nạn cho con người} đến khổ đau
con người ( notice, recognize) mà trong chính ngữ căn tiếng Phạm (Phạn) cũng “somehow” khơi duyên bằng sắp đặt ngôn từ, đơn vị chữ để mang nghĩa
“ nhìn xuống, nhìn quanh và nghe được, nhận thấy” các nỗi khổ con người—
mà thực ra cũng được xuất phát, liên tưởng, liên hệ tới các “Khổ uẩn” từ Tự tại—
để phát Nguyện Cứu độ.
5. Vì thế, từ nguyên ngữ Bồ tát, trong quan niệm người Ấn độ là chỉ
đến người nam, như các thần Vishnu, Shiva, phần “thiên tính nữ” trong
Lòng Yêu thương, vốn được cảm nhận, vun vén từ Lòng Yêu thương (Lòng Từ)
của những bà mẹ— từ người đến thú vật v.v.— mà thành hình. Từ đó Tara,
một hình tượng khuôn mẫu thần nữ được dần hình thành, đồng hóa như
Biểu tượng của cuả Avalokitesvara, và thành Quan Thế Âm Bố Tát, hay Phật Bà Quan Âm (3)
6. Chính vì cảm nhận Yêu thương từ Lòng Từ Ái của các bà mẹ, mà dần dần
chữ Từ được xuất hiện trước chữ Bi sau mấy trăm , hay ngàn năm, chẳng hạn.
Đó giải thích tại sao chữ Từ được viết , đặt trước chữ Bi khi các tăng ni,
và Phật tử người nước ta, và cả Tr/quoc thuyết pháp hay bàn chuyện. (4).
Còn tại sao chhữ “Xả” lại nên/đáng ra phải đi trước chữ “Hỷ” thì ta có thể thấy
: thông thường khi gặp chuyện làm cho bực tức, giận dữ, thì ai cũng vậy có xả ,
rồi mới hỷ được.
Một quan sát cạnh đó: Lý do có thể góp phần lớn về thứ thứ tự bốn chữ
Tứ Bi Hỷ Xả như thế là vì: âm vận, thanh âm của thứ tự đó dễ nghe,
thuậ n tai “trơn tru” hơn cho tiếng Việt, thay vì Bi Từ Xả Hỷ.
Thế mới biết : đời sống với bao phiền não, âu sầu, lo lắng , sợ hãi,
nguy nan, tai ách. nạn vong , và nếu lâm vào các góc trầm luân của khổ hải
thì mức độ còn cao hơn nhiều lần bình thường, có ảnh hưởng trùm toả,
trùm phủ thế nào lên tâm tư, tâm tình, tâm cảnh con người, thí dụ như đời
sống hiện nay của nhiều người ở VN. Và vì vậy ngôn ngữ cũng bị đổi thay,
chuyển hướng, hay hiểu lầm, hiểu lộn. Và cũng dĩ nhiên số quần chúng
Phật tử thì bao giờ cũng đông gấp vạn lần hơn số tăng ni. Điều này cũng
góp phần không ít về chuyện ngôn ngữ ban đầu bị chuyển hướng, thay đổi;
có khi làm dậy nên nghĩa mới, cũng có khi làm thay đổi phần nào nguyên nghĩa.
Vì vậy, có người như triết gia M. Heidegger là người nổi danh hay “bẻ” chữ,
gạn đục khơi trong , thuyên thích “ kỳ dị” một số chữ của triết học
Hi Lạp.

Notes:
  1. Cf:
    (Thích ca mâu ni phật tán quan thế âm bồ tát kệ đại bi đại danh xưng
    cát tường an lạc nhân)
2) a. 大悲咒 (Đại Bi Chú) : ban đầu không thấy chữ “Từ” hay “Đại Từ” trong
các danh hiệu của Quan Thế Âm Bồ Tát, hay chú do Ngài nói ra. Hoặc trọng
tâm ý nghĩa Lòng thương xót trong kinh hay chú về Đại Bi.
b. 大悲心陀羅尼 (Đại Bi Tâm Đà la ni; viết tắt của Th/thủ th/nhãn Đại Bi tâm
đà la ni)
c. (nam mô đại bi quan thế âm bồ tát)
nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nan quảng đại linh cảm quan thế âm
bồ tát ma ha tát-






Comm

No comments:

Post a Comment