Tuesday, March 18, 2014

Bước Một cho việc xây dựng Dân chủ tại nước ta...

Bước Một cho việc xây dựng Dân chủ tại nước ta sau khi Cộng sản bị giải thể

March 8, 2014 


Có một ít người đã tự đặt câu hỏi: Liệu chúng ta sẽ phải làmgì để x/dựng một nhà nước dân chủ pháp quyền hậu C/Sản để khỏi lâm vào các tình trạng “hỗn độn” , t/trạng của một khoảng trống chính trị ( political vacuum), t/trạng vô trật tự /pháp luật ( một thứ tương tự như tình trạng gần như “vô chính phủ”(anarchy)  tại Libya cách đây 1 năm), tình hình kinh tế-xã hội cũng ê hề, không có cải tiến/tiến bộ đáng kể,  gây chán ngán sau ba bốn năm đầu ( như tại nước Nga và vài nước Đông Âu sau khi Liên xô tan rã), t/trạng tham nhũng ( như ở Iraq, Mali) các bè nhóm tranh giành xâu xé nhau, rồi lại có thể dẫn đến một chính quyền quân phiệt, cát cứ sứ quân hay độc tài khác, như ở Lybia hay Iraq hiện tại.  Thêm vào đó, Hiến pháp, hệ thống luật pháp, và cách tổ chức chính quyền chừng như không được kiến tạo, thành lập hữu hiệu.

Câu trả lời của tôi cho vấn nạn này hay Bước Một cho việc Xây dựng Dân chủ là Quyết Tâm xây dựng một đất nước Dân chủ. Nghe thì có vẻ như duy ý chí, đơn giản, nhưng không , đó không phải là chuyện Duy Ý chí mù quáng hay quàng xiên, không tính tới những yếu tố khách quan, mà nó chính là một Quyết Tâm ( Q-u-y-ế-t  T-â-m = a Determination of the Heart and Mind), không phải là cách đẩy/tiến hành công việc một cách chủ quan mù lòa, duy ý chí  (*) như vẫn thường nghe cách các tiểu luận gọi cách làm của con người C/Sản hằng mấy chục năm nay. It is not a blind, erroneous way of assessing and pushing work toward a purpose. Và cũng không đơn giản.

Quyết tâm này là một động lực lớn, một năng lực tinh thần mạnh mẽ, một Tâm nguyện thiết tha/khẩn thiết sau khi chứng kiến bao thảm thương, suy bại; một Ý chí tiến tới, đồng thời cũng là một hình thức sám hối, mong sửa đổi, để xây dựng lại đất nước, phục hoạt lại những gì tốt đẹp, tiến bộ, thăng hoa nhất trong văn hóa để tồn sinh và phát triển. Trong Quyết tâm này ta có thể nhận diện:

  1. Ý thức tình trạng kiệt quệ thảm thương của đất nước
  2. Ý thức phải quyết tâm thay đổi tình trạng ô nhục, suy bại này (ngay cả đến vấn đề tồn vong của Tổ quốc
  3. Ý thức rõ ràng, tinh tường hay sâu sắc được rằng chỉ có học hỏi và thực hành về Dân chủ mới có thể có được kiến thức vững chắc để xây dựng tương lai cho một nhà nước Dân chủ mai sau, cũng như vận động tình đoàn kết, liên đới giữa những nhóm hoạt động cho Dân chủ, Tự do những ngày tháng tới.

Hai điều 1 & 2 , tôi chắc nhiều bạn đọc, nhiều người đã nhận ra. Điều thứ ba, cũng đã có một ít nhà nghiên cứu, bình luận, nói tới, ví dụ trên Facebook account này, hay blogspot của tôi, cũng đã nói đến gần 1 năm nay về con đường dài của việc học hỏi và hành tập tinh thần và các nguyên tắc, quy luật trong một xã hội Dân chủ, hoặc trong một thí dụ khác là website Học viện Công dân (http://icevn.org) do T/sĩ  Nông Duy Trường điều hành, hoặc trong các bài viết của bình luận gia Ngô Nhân Dụng v.v.. Điều cần nói đến trong việc học hỏi, thực hành này là các điều như sau:
     
     3a) Tập tinh thần đối thoại cởi mở, thẳng thắn, lắng nghe ý kiến khác mình (và tôn trọng, nếu đó không phải là một điều gì quá phi lý, lố lăng hay khờ dại ). Đây là  bước đầu thể hiện tinh thần dân chủ “đẹp đẽ”, nhân văn.

     3b) Dẹp bỏ cái thói quen để lòng tự ái thái quá, thái độ “gân cổ, xù lông”  và thiển cận khi nghe phê bình hay chỉ trích (tâm lý này ở người và xã hội VN rất nặng, người Âu Mỹ họ không như thế)

     3c) Tâm lý ở 3b và cái có nhiều liên hệ với nó là tinh thần kẻ cả, tinh thần gia trưởng. Phát xuất từ đâu ? Theo tôi tìm hiểu và quan sát thì nó phát xuất từ quan niệm về tôn ti, trật tự, bắt nguồn từ Khổng giáo ( Quân thần, phụ tử; rồi anh Cả, anh Hai )từ trên xuống dưới cứ như một sợi dây chuyền. Ông bố, ông thầy đầy quyền uy, ngoài yêu thương và trách nhiệm, những phần khác trong các ông đã “giết” chết bao nhiêu mầm sáng tạo, khám phá, những q/định có thể đem lại hạnh phúc chođứa con v.v.; rồi thằng anh “chăm lo” cho bọn em một phần, nhưng phần khác thì cũng la hét mấy thằng em ; anh Hai dùng quyền làm anh ép nạt anh Ba, anh Ba xuống anh Tư, anh Tư xuống cô Út, cứ thế truyền xuống. Thói gia trưởng, kẻ cả từ trên xuống dưới vô hình trung đã đàn áp, làm thui chột biết bao tinh thần độc lập, sáng kiến, tinh thần “dám khác”, óc sáng tạo của phía dưới, nhất là đối với những tấm lòng ưa hiếu thuận. (**)

     3d) Tập tìm kiếm những điểm có thể cảm thông, đồng ý với nhay, rồi dung hòa (
compromise). Trong một nhà nước dân chủ, không nhóm, đảng, đoàn thể nào có thể lúc nào cũng chiếm thế thượng phong, độc quyền chân lý, hay lúc nào cũng được hưởng ưu tiên phúc lợi. Cũng như thế, trong một cộng đồng với bao quan niệm về các giá trị, các ưu tiên v.v., ai, nhóm nào thì cũng sẽ phải nhân nhượng, thỏa hiệp với nhau, lúc này hay lúc khác. Con người—trong một cộng đồng hiện tại— đến với nhau từ nhiều nguồn gốc với nhiều tập quán, tin tưởng khác nhau. Họ khác nhau nhiều thứ: từ nguồn gốc văn hóa , tín ngưỡng , kinh tế (chỉ kể 3 cái đặc trưng và dễ thấy nhất). Vì vậy, để tương đối bảo đảm sự hòa thuận trong phân chia quyền lực, cũng như phúc lợi của các nhóm người , cách tốt nhất là phải tôn trọng "cách chơi/ quy luật chơi" này, và tạo điều kiện để các nhóm người/ đoàn thể/ sắc tộc để có những tiếng nói đại diện san sẻ quyền lực, quyền lợi để sống chung hòa bình. Từ chỗ có thể sống chung hòa bình , các giá trị xã hội và nhân văn khác mới có cơ hội tốn tại và phát huy. Vì thế phải học tập nhân nhượng và thỏa hiệp với nhau, thì từ đó, điều này thường dẫn đến trường hợp ai, nhóm nào trong x/hội  cũng được có lúc “thắng”, lúc được toại nguyện; người Mỹ gọi đây là “Win-Win” situation.
     
Trở lại với nhận định/luận cứ : Tại sao Quyết tâm lại có thể “đơn giản” là một giải đáp “then chốt” cho bước đầu tiến đến xây dựng Dân chủ, giữa bao “trùng vây” của lý luận miên man, và biết bao câu hỏi khác ? Luận điểm chính yếu về việc này, tức các khả năng có thể xảy ra cho một nền dân chủ sơ khai, mới lập. thì cũng có khoảng chục luận điểm, còn thí dụ về các bước chân bị trượt, các âu lo về té ngã, hay “trật đường rầy” trên con đường tiến về dân chủ, từ Á sang Âu, sang Phi, thì như đã liệt kê một số ở đoạn đầu bài viết như t/trạng “hỗn độn” , t/trạng của một khoảng trống chính trị ( political vacuum), tình hình kinh tế-xã hội cũng ê hề, không có cải tiến/tiến bộ đáng kể v.v., Không giống các xứ như Libya, Iraq, Ai cập,  các âu lo của người Việt trong khi tiến tới một nền dân chủ có hai nỗi âu lo lớn :
         
1.      Kinh tế không được lèo lài, hoạch định, kế hoạch hóa hoàn chỉnh; các chính sách phân bố lợi tức và sự thực thi công bằng không đúng mức, nên đời sống người dân vẫn khó khăn, có khi có những lúc còn chao đảo hơn trong thời kỳ C/Sản. Các định chế (institutions) mới chưa được thành lập, phát triển và bắt rễ để phát triển k/tế. Và vì k/tế ph/triển chậm, ví dụ trong 5 năm, nghi ngờ về các ưu điểm của một nhà nước dân chủ tăng dần

2.      Chính phủ mới lên cầm quyền vẫn chỉ mang các thói quen cũ để đưa bè nhóm, vây cánh lên nắm những chức vụ quan trọng, nhiều đặc quyền, đặc lợi, và dần dần sẽ đưa đến một tình trạng độc tài. Cận kề đó, tham nhũng vẫn hoành hành


Hai mối lo này của VN, so với các nước có nguy cơ bị thành phần Hồi giáo cực đoan, hay sự phân chia mãnh liệt giữa các hệ phái Hồi giáo như Sunni hay Shia Muslim thì nhẹ hơn và dễ điều chỉnh, vượt qua hơn, bởi lẽ các bất đồng về lợi nhuận kinh tế, dù sao cũng không đậm sắc và chia cắt sâu sắc như các “mối thù” tôn giáo.  Với vấn nạn kinh tế, phân bố lợi tức/lợi nhuận ( người Nhật thực hiện điều này rất xuất sắc, hơn cả Mỹ)  thực sự chỉ cần những lãnh đạo biết chọn và biết nghe những chuyên gia tài giỏi, hay các “think tank” thì dần sẽ khắc phục đưọc. Và VN cũng không thiếu các chuyên gia giỏi tại nước ngoài về các lãnh vực. Mối lo thứ hai là tình trạng lạm quyền, phe cánh có thể tiến đến độc tài thì cũng có những thuốc chữa như: bầu cử phải được nghiêm, giám sát thật kỹ, các nhân viên chính phủ, các cơ quan, sở , bộ, ngành cũng có những cơ chế giám sát nghiêm minh. Về tam quyền Lập pháp, Hành pháp , Tư pháp thì cũng có những kiểm soát cân bằng quyền lực lẫn nhau; luật lệ, quy định, nguyên tắc v.v. rõ ràng để tránh lấn lướt nhau. Còn vấn đề khó giai quyết hơn là tham nhũng, với đủ thứ mánh khoé, thì cũng với những cơ chế, cơ quan kiểm sát, kiểm soát, và các bộ phận kiểm toán cực kỳ hữu hiệu thì cũng theo sát, giám sát được. Còn lại chỉ là vấn đề tâm lý đã nhiễm bao đời trong xã hội quan trường xưa và C/sản nay là lòng tham, thì cách “rửa “ dần cái lòng tham, tâm lý tật bệnh này ra sao, mời các bạn suy nghĩ. Riêng tôi thì tôi thấy: trong xã hội người Mỹ, người Nhật, và vài ba xứ sở Âu tây vấn đề này gần như không có. Tại sao vậy ? Người ta cũng là người, mình cũng là người, và khả năng tiếp thu Chân, Thiện, Mỹ cũng rất ít khác nhau trong các genes của các chủng tộc; cái khác biệt chắc nằm trong di sản văn hóa-xã hội rồi, vậy thì tại sao mình không học được để cải sửa chính tính xấu của dân tộc mình ?

Quyết tâm chính là thứ đã giúp người dân Nhật, rồi người dân Nam Hàn chuyển hóa xã hội của họ từ chế độ Quân chủ hay độc tài sang chế độ dân chủ-- với những thành tựu xuất sắc, nhất là người Nhật. Một điều rất thú vị là cả hai nguyên tác Hiến pháp của cả Nhật và Nam Hàn đều do hai vị tướng trú đóng nhờ chuyên gia, học giả Mỹ viết cho họ, và dân Nhật, Nam Hàn chỉ chỉnh sửa chút xíu , và họ chấp nhận những nguyên tắc, quan niệm, lý tưởng trong các văn kiện thể hiện một thứ tinh thấn Dân chủ tự do Tây phương ( và là thế lực đang chiếm đóng nước họ và có thể nói là buộc, áp đặt những nguyên tắc và lý tưởng dân chủ lên tinh thần, đất nước họ) — ở Nhật là 1946, Hàn là 1948— mà coi như không hề có một phản bác, phản kháng gì đáng kể. Điều này cũng nói lên tính cách có giá trị phổ quát ( universal value) của tư tưởng Dân chủ, như Giáo sư Amartya Sen nói. Mặt khác, ta cũng có thể thấy tiến triển để thành lập và củng cố dân chủ tại Đài Loan, ở một chừng mực nào đó, cũng giống Nam Hàn. Phi Luật tân và Thái Lan cũng có những bước chậm mà chắc để kiện toàn nền dân chủ của họ. Riêng ba nước “đồng văn” của ta là Nhât, Hàn, Đài mà ta có thể chú ý để so sánh và học k/nghiệm, vì ta cũng chia với họ không ít điểm tương đồng trong văn hóa. Ba nước đều là những nước hiếu học, cùng chia sẻ nhiều thứ trong văn minh Phật-Khổng (dù có nhiều cái, hoặc thời kỳ ta không sáng suốt như họ) . Điều lạ lùng là đã hơn 3 thế hệ rồi, thanh niên Nhật, Hàn—
dù được hun đúc trong lịch sử văn hóa có nhiều khác biệt giữa Đông và Tây, khi dược dạy về dân chủ thì lại thấy thích thú và khám phá ra những điều hay, lạ lẫm. Vậy ta cũng chẳng lo gì thanh niên VN không ưa thích hay không khám phá và thích thú những điều hay trong tiến trình học hỏi về dân chủ. Xin nhắc lại một lần nữa, nhận định của tôi khi đọc sách về diễn tiến dân chủ tại Nhật, Hàn, là tôi thấy rõ là họ tiến tới được chỉ vì quyết tâm theo đuổi con đường đó, mà khởi đầu từ 1946 và 1948,  họ bắt đầu nhận ra đó là con đường họ phải đi để canh tân, sửa đổi và tiến  bộ cho dân giàu, nước mạnh.

Tôi sẽ phân tích kỹ hơn nguyên nhân trật đường rầy của một ít nuớc trong những ngày tháng tới. Điều đáng để ý quan sát và nghiên cứu ở đây là tại sao Mỹ, Pháp, một số q/gia Tây Âu từ xưa và Nhật, Nam Hàn gần đây thành công nhiều trong tiến trình chuyển đổi sang dân chủ , trong khi các nước khác như Libya, Egypt, Iraq, Mali, vài nước ở Nam Mỹ lại có thể gặp nhiều trục trặc, nguy cơ thoái trào (reverse),  và có thể đưa đến tình trạng đôc tài hay quân phiệt. Ngoài hai yếu tố khá dễ nhận ra là tình trạng k/tế, cũng như các định chế (institutions) kinh tế, chính trị, luật pháp chưa được thành lập và có khả năng h/động hữu hiệu, vẫn còn  yếu tố tinh thần khác. Đó là gì, mời suy nghĩ.

HM


-----

Chú thích;

* Thực ra chữ Duy ý chí trong sách báo, tiểu luận xài khá sai. Hầu hết mọi công việc các người Cộng sản đã làm trong những chính sách, công trình, kế hoạch, quy trình v.v.. phải được gọi cho đúng là một sự “ Thi hành mù quáng” ( a blind pushing ahead or forcing on), dẫn đến những sai lầm lớn lao, đáng xấu hổ,  bất kể các yếu tố khách quan hay khoa học. Nếu gọi cho đúng tên nó , vào thời kỳ chủ nghĩa C/Sản mới bắt đầu hoành hành những năm cuối của Lenin, và những năm Stalin rồi Krushchev cầm đầu, thì đó gọi là “Duy Ý chí Mù quáng” chứ không phải là Duy Ý chí, vì họ tin vào tính cách “khoa học” (ngu) của Marxism-Leninism. Ngay cả trong học thuật hay khoa học, như giáo sư Đan Mạch Helge Kragh chỉ ra trong bài “The Universe, the Cold War, and Dialectical Materialism”  (***)

Chữ “Duy ý chí” (with/by Will), vốn có ý nghĩa (theo đuổi công việc bằng một) ý chí/sức mạnh tinh thần từ ý nguyện muốn thực thi mạnh mẽ, rốt ráo, nhưng nó không chứa nghĩa mù quáng trong nó.

** tham khảo các bài viết và sưu tập từ các bài viết, nhận định của Phan B Châu, Chu Trinh, các vị trong Đ/Kinh Ng/Thục v.v…của Vương Trí Nhàn về các thói hư, tật xấu của chúng ta.


*** Trích đoạn: “ According to the Central Committee of the Communist Party, it was the duty of every Soviet citizen to ‘defend the purity of Marxist-Leninist doctrines in all domains of culture and science’ (Prokofieva, 1950, p. 12). Moreover, the Committee stressed that science is not cosmopolitan, but divided along the line of the world-wide class struggle, with a materialistic Soviet science fighting the idealistic pseudo-science of the capitalist world.”  (page 2)


----

Tham khảo sơ khởi

-        Ishida, T. & Krauss, E., eds.  Democracy in Japan. Univ. of Pittsburg Press, 1989
-        Oh, J.  Korean Politics--The Quest for Democratization and Economic DevelopmentCornell Univ., 1999
-        Diamond, Larry. The Spirit of Democracy. Henry Holt and Company, 2008
-        Huntington, Samuel. The Third Wave. University of Oklahoma Press, 1991.
-         https://www.southeastasianstudies.uni-freiburg.de/Content/files/occasional-paper-series/op9-chulanee-feb2012.pdf
-         http://www.csmonitor.com/World/Security-Watch/Backchannels/2014/0124/Right-now-democracy-can-t-fix-Egypt-s-problems

-        http://www.theguardian.com/commentisfree/2014/feb/20/editorial-libya-mirage-democracy

No comments:

Post a Comment