Tuesday, March 18, 2014

Lắng nghe/Tôn trọng, Vì cái chung và Khoan dung

Lắng nghe/Tôn trọng, Vì cái chung và Khoan dung

March 10, 2014 
“Điều quan trọng với Tướng Grant là phải làm sao để thắng trận, đồng thời cũng phải gìn giữ cho bằng đượcsự toàn vẹn tình cảm giữa những người cùng trong cộng đồng dân tộc Hoa Kỳ.”
                                                                          Phan Quang Tuệ-BHHGHCQHK


Góp thêm chút ý vào ý tưởng trong 3b và 3c của bài “ Bước Một…”

Đìều tôi đã từng chứng kiến nhiều lần là vì tự ái và ngã mạn nhiều nhóm, nhiều tổ chức của người Việt đã không ngồi lại được với nhau lâu, dù cùng chung mục tiêu hay lý tưởng. Rồi đưa đến chia rẽ hay cuối cùng là đổ vỡ, sức mạnh đáng lẽ có và trở thành mạnh hơn dần bị phân tán, và cuối cùng có thể mất hút luôn, khi các nhóm tách rời , và có khi còn chống phá, đánh phá nhau. Tôi không đưa ra ví dụ cụ thể vì không muốn nhắc đến những điều rất đáng buồn đó, nhưng tôi tin chắc cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng như ở trong nước đều có thể liên tưởng tới nhiều thí dụ. Nguồn gốc của những chia cắt, chia rẽ, hoặc đổ vỡ này, phần nhiều, buồn thay, lại xuất phát từ lòng tự ái hay ngã mạn nặng nề. Không những ở thượng tầng của vài ba người lãnh đạo, mà cũng lan xuống trong tâm các tầng lớp dưới. Hễ ai có vị trí cao hơn một chút là lạicó khuynh hướng bắt người dưới phải phục tòng (hơi nhiều và có khi  “độc đoán"). Tâm lý này dần sẽ phát sinh tinh thần bè nhóm, và gây khó khăn cho việc kết hợp với nhóm khác—dĩ nhiên ở đây không nói đến tính chất riêng của căn cước nhóm ( group identity) vì điều này là một sự tự nhiên— cái cần mổ xẻ và phê phán là tính cách ngã mạn và tự ái ( expanded-exaggerated self-evaluation/worth and “the darker side” of self-love) thái quá khi đã được tiếp thu và thấm nhập (internalized) trong phạm vi một nhóm người, một tập thể lớn hơn sẽ gây bao cản trở, khó khăn cho việc các nhóm có thể phối hợp lực lượng và hoạt động nhuần nhuyễn. “Không ai chịu ai” là chữ thường nghe, vừa giữa cá nhân, vừa giữa các nhóm, đoànthể, khi có mâu thuận, xung đột. Tất cả những tật xấu, những thói quen có hại này cho việc thực hiện các mục đích chung, theo tôi, đều có nguồn từ cách suy nghĩ và thói quen “tự ái quá nặng” (một ví dụ thôi, ai thông minh hơn người thì thường có lúc nghĩ chắc mình đại loại thuộc giòng “thần Siêu, thánh Quát, hay LQĐôn” và ai cũng biết ông Quát, ông Đôn như thế nào ), cộng với tinh thần “phép vua , thua lệ làng” ở nghĩa--thường không nhớ lợi ích chung cho toàn thể cộng đồng từ nhỏ tới lớn;  không được hướng dẫn đúng, thời tuổi nhỏ, và không có cơ hội chỉnh sửa lúc lớn hơn và các giai đoạn sau. Như thế, khi bắt tay vào việc chung  cũng khó bề tuân thủ cho nhịp nhàng, tốt đẹp (healthy). Theo nhận xét của tôi thì có ba lý do chính để 2 thứ tâm tự ái và ngã mạn có dịp hoành hành khi đủ nhân duyên, nhất là khi có mâu thuẫn là:

1.      Không được dạy và thường xuyên thấy những cách ứng xử cho thấy đặc tính biết “lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác”.
2.      Không được dạy và thường xuyên thấy tinh thần “vì cái chung”.
3.      Không được dạy và thường xuyên thấy tinh thần khoan dung hay bao dung (tolerance)

Và đây mới là điều hấp dẫn :-) Trong khám phá của tôi, trong khi tìm hiểu đới sống tinh thần người Mỹ, ấy là : sở dĩ khi lớn lên, 18 tuổi trở đi, người Mỹ có thể hợp tác, chung lưng làm việc với nhau rất tốt, rất ít đố ky cho một mục tiêu chung, khi cần, là vì từ hồi thiếu niên họ đã được dạy dỗ, huấn luyện tinh thần vì cái chung (điều 2), ví dụ tinh thần “thượng tôn luật pháp” ( law abiding, even respecting— in the legal and philosophical sense). Mặt khác, cả ba điều này đều có nguồn gốc từ lề lối giảng dạy, tinh thần và tư cách giáo viên đã thấm nhuần các điều hay trong học tập nếp suy nghĩ, nếp sinh hoạt Dân chủ (democratic education), trong việc dạy dỗ, huấn luyện.

Mời các bạn đọc một bài của cựu Thẩm phán Phan Quang Tuệ về bài học hòa giải của Hiệp Chủng quốc Hoa kỳ tháng 4/1865. Nó thể hiện tuyệt đẹp cái tinh thần hòa hợp, hòa giải của người Mỹ thời đó, và trong đó các bạn cũng sẽ thấy ba điều tôi nói trên.

Và đây là một k/nghiệm cá nhân mà tôi còn nhớ. Lúc đó, tôi khoảng 22, 23 tuổi, qua Mỹ 4,5 năm, và thuộc loại “ưa lý luận”, “ưu đạo, bất ưu bần”,  muốn thực sự hiểu ý nghĩa đời sống xem Hiện hữu nó có thể mang những ý nghĩa gì (nên thường xuyên “nghèo”  :-) ). Một hôm tôi lững thững ra công viên dạo mát. Lúc đó trong đầu đang quanh quẩn một số ý niệm về đạo Phật, chợt thấy thanh niên nam nữ quần short, áo ba lỗ, áo thun chơi đùa, nghịch ngợm hơi quá lố v.v. xem thật vui tươi, thoải mái, phóng khoáng vô hạn. Khi ấy cũng có một cặp kia cỡ hơn tôi khoảng 5,7 tuổi; họ cũng đang đi dạo, bất chợt thấy tôi thì “say hello” và đôi bên nói chuyện với nhau khoảng 4, 5 phút.  Sau năm mưòi câu, tình cờ một ý nghĩ tựa như  “yếm thế” băng qua đầu, và tôi thốt lên một lời phê bình, đại ý như, tại sao những thanh niên nam nữ đang đùa nghịch kia họ lại có thể vô tư, vui tươi, thoải mái đến thế; và đại khái là thái độ t/thần sống như vậy rồi sẽ về đâu. Nghe có vẻ phàn nàn, và như muốn “trách” sao lại có thể vô tâm, vô tư đến vậy giữa cuộc đời chìm nổi này. Hai anh chị đó, bây giờ nghĩ lại, tôi đoán là trong lòng họ cũng có bực (vì mình Á đông, phê  bình Mỹ trắng) và có lẽ cũng muốn “đá” cho tôi một cái nhẹ, nhưng ngoài mặt họ vẫn điềm nhiên vui vẻ, không hề có một ánh mắt ghét bỏ hay bực mình gỉ cả. Có những lúc nghĩ lại tôi thấy mình lúc đó thật hồ đồ, thiển cận.  Hai điều:  bầu trời tôi suy tưởng tới một đời sống lý tưởng, và cách họ vui đùa, “enjoy life” thật sự cũng chẳng ăn nhậu gì với nhau, hoặc rất ít. Đìều muốn nói đến ở đây là thái độ của cặp nọ, sau này, làm tôi rất khâm phục. Vì sao? Vì rõ hơn ban ngày : họ có thái độ cực kỳ dễ thương và đáng trọng, thái độ lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác, và một lòng bao dung đáng khắc ghi. Đẹp ghê, tôi nhớ hoài cái ngày hôm đó :-)

Phân tích kỹ và hợp lý hơn nữa : Người nước nào thì cũng có những kiểu tự ái riêng, nhưng sau khi quan sát, "cân đo ", tôi thấy, như đã nói trong bài trước, ở VN ta thái độ này rất nặng, so với người Mỹ chẳng hạn. Và vì người Mỹ đã được huấn luyện từ nhỏ nếp suy nghĩ, sinh hoạt dân chủ, nên cái ngã ái/tự ái không "làm mờ " được tinh thần vì lợi ích chung, lắng nghe và khoan dung.

Mấy dòng góp ý. Chúc ba thứ tinh thần nói trên dần được học tập tốt đẹp nơi quê hương, trên lối về Dân chủ.

HM 


---

REF

Link vào bào viết của  ông PhQTuệ 


No comments:

Post a Comment