Thursday, February 25, 2016

Chút Ý về Ngôn Ngữ ( A Little on Language)

                                             And when words flow into poetry
                                                                         (CH)


                                                                *

Tại sao trong Tánh Không, trong kinh Kim Cang, hay hệ Bát Nhã vấn đề Gi Danh được đặt ra ?


Vì ngôn ngữ thường luôn trượt dài trong việc nắm bắt Sự Thật.

Nó thường luôn bị bao quanh bởi bao ý niệm, nghĩ tưởng, khái niệm, lý luận, thuyên thích v.v. Và khi vừa muốn nói lên một “sự thật” nào đó của các pháp, thì sự thật đó đã vuột xa (nhiều dặm). Cái còn lại chỉ là những đóng khung, những điểm nhỏ hội tụ tiếp cận, những phiến diện, để cố gắng phác họa một thực tại. Ví như người ta chỉ cùng lắm chỉ có thể phác họa một phía nào đó của đỉnh Hoàng Liên Sơn, trong một khung không-thời gian nàođó. Ngày hôm sau, khi ngay chính tại vị trí quan sát cũ đã phải mô tả khác, nói chi đến phía bên kia, hay một mặt nào khác.

Ý niệm, khái niệm về một pháp, một “thực tại” nào đó, ví dụ, vầng trăng sơ huyền, núi biếc, mây trắng, ví dụ ý nghĩa một vấn đề đạo đức, ví dụ một quan điểm triết học, luôn dẫn tri giác, tri thức chúng ta đi trong , đi quanh những hàng rào, những bờ đê, những tường thành đã được thành lập từ xa xưa trong một khung cảnh văn hóa, dăm ba cách hiểu, diễn giải quen thuộc trong một góc của một nền văn hóa, trong một thời. Và rồi vẽ nên, áp đặt lên suy tưởng một bóng hình, một chân dung của vấn đề tra cứu. Trong khi đó vấn đề hay thực tại về nó đã liên tục tiến về những phương trời khác, với các diện mạo khác. Vì thực tại cứ vượt qua cái nhìn trong lăng kính của chúng ta, và ý niệm, khái niệm nắm bắt thực tại của chúng ta cứ trượt dài, nên nhà Phật cũng đã dặn về cái gọi là Sở tri chướng.

Trong lan man này, có lúc thấy ngôn ngữ thơ lại có thể đến gần với một thực tại nào đó hơn là những triết luận khúc triết và “khúc mắc”. Có vẻ như lý do là : Trong một khắc thì gian ngắn, những câu thơ đã có thể mang trọn các cảm nhận, nghĩ suy, trăn trở trong biển Tâm thức ( Tâm= the Consciousness Base) sau một thời gian được vun bồi, nhào nặn, đun nướng tới lui dài lâu, một hôm trở mình lên tiếng “như thế”, bao hàm trong nó bao “tri thức”,  cũng như bao cái mơ hồ, không đích xác, nhưng chính những hàng chữ đó có thể đã “nói lên”, hát lên “chính xác” hơn về một thực tại của tâm tư, tâm cảm về điều muốn nói. Và chính thơ, như tiếng sáo diều, hay hơi thở gió, lúc đó mới đặt con người vào đúng vị trí hơn để tiếp cận với thực tại, dẫu trong mơ hồ, lan man, dẫn dắt đó thiếu nhiều điều có thể gọi trong luận lý học là “đúng”, hay “đích xác”.

Và cũng chính những cái lơ mơ, mơ hồ, bâng khuâng không rõ, lan man thơ mộng đó mới mang hữu thể con người về gần hơn với chân diện mục nó. Chân tính cũng như những đám mây: nhẹ trôi, bềnh bồng, phiêu lãng.


Các bạn có muốn làm thơ— một lúc nào đó ?

Và có những lúc thấy rằng phải nghe một bài thơ đọc, ngâm lên bằng chính giọng của tác giả hay ai đó, chứ không phải chỉ đọc bằng mắt ?


In our poetical existence, do you sometimes want to jot down a few lines ?





No comments:

Post a Comment