Các luận sư Duy Thức, và qua ngài Huyền Trang, bảo hai đặc tính cùa Tàng thức, hay A lại gia thức, và của chính các chủng tử (bija) là vô phú ( anivrta= không bị ngăn che, cản lối= unobstructed, not impeded), vô ký (avyakrta = không phân biệt thiện, bất thiện= undetermined, not expounded, not analysed) . Thử chuyển suy nghĩ sang : ở kích thước các con tinh trùng (.05 millimeter) ta cũng có thể nghĩ chúng có mang (share) hai đặc tính này, khi nằm trong thân người đàn ông.Và cũng lại như A-lại-gia-thức, khi bị kích thích [ xin lỗi, với 1 số con cháu nhà Phật, khi nói về các chuyện này, không cảm thấy thoải mái lắm, nhưng đây là vấn đề của khoa học, triết học], chúng cũng biến chuyển, như khi ta thấy A lại gia phối hợp với các thức khác. Tức từ vô phú, vô ký, chuyển sang hữu phú, vô ký v.v. Hay có thể dùng quan điểm triết học của F. Nietzsche để trí tưởng có thể “so sánh”, liên hệ. Đó là quan đìểm bên ngoài thiện, ác ( beyond good and evil). Lưu ý, quyển sách đó (Beyond Good and Evil) của Nietzsche, có người dịch là Vượt qua thiện, ác, nhưng đừng hiểu lầm Nietzsche muốn khuyên vứt bỏ hết đức lý, đạo đức. Nietzsche chỉ muốn nói có những vấn đề, nếu đặt nặng vấn đề đức lý, đạo đức để phán đoán thì là sai lầm. Nhất là khi sức sống của con người, vốn có những cái “phi lý”, đam mê, cuồng nhiệt, cao hứng (vài ba đặc tính con cháu Dionysus, trong văn chương, thần thoại,vá ý nghĩa triết học Hi lạp, Tây phương) , mà vì những chuẩn mực đạo đức bị xâu xé (ví dụ các điều răn trong Christianity), không dám hành động, hành xử thì,theo Nietzsche là “dở”, là “không nên”.
Trở lại với v/đề sperm. Ở trong giai đoạn , nằm tiềm ẩn trong cơ thể người đàn ông, và chưa được “đẩy ra chiến trường” tiến chiếm mục tiêu nơi trứng phụ nữ, tinh trùng mang nhiều tính cách vô phú, vô ký. Khi tiến chiếm mục tiêu thì chuyển thành hữu phú , vô ký nhiều hơn. Bằng chứng đây , hàng triệu , triệu con xông lên, tranh nhau giành mục tiêu, nhưng chỉ có 1 con nhanh nhất thành công. Trong một ý chí có vẻ rất mù quáng, bất chấp, chỉ cần thành công , rất gần với cái ý chí cuồng nhiệt, ngay cả “mù quáng” như khi Nietzsche đề cập tới trong các vấn đề về Ý chí ( Will ), và bên ngoài thiện ác.
Nhưng F. Nietzsche chỉ bàn luận tới vấn đề ta nói có thể làm liên tưởng đến đặc tính vô phú, vô ký, hữu phú,vô ký của A-lại-gia thức , trong quan niệm của ông về Đạo đức học ( Moral philosophy), và tâm lý; tuy vậy F. Nietzsche chưa biết/hiểu về các chuyện này, và tính cách của Tàng thức và chủng tử , ở mức .05 mm như đã nói . Làm sao chứng minh được tính cách biến chuyển từ vô phú, vô ký, sang hữu phú vô ký của tinh trùng , như ta có thể lập giả thiết để chứng minh một cách thực nghiệm ( empirically), mới “hay” và thuyết phục hơn. Thực ra, rất có thể thực hiện được trong các phòng thí nghiệm về Sinh học, để có thể hiểu thêm một ít đặc tính giúp “xác định” phần nào điều nói trên khi chủng tử “hằng chuyển”. Nhưng sẽ cực kỳ khó khăn để có thể kết luận (chính xác) về sự kiện thức đã biến chuyển như thế nào trong phạm vi .05 mm đó-- trong cả hai nghĩa khoa học và triết học.
Note: Bài viết này được nảy sinh khi đọc lại 2 bài tụng 3 và 4 trong 30 bài tụng về Duy Thức. Trong đó nói, không hay khó hiểu hết được cách hành hoạt , chức năng của A-lại-gia thức, cũng như thức này thể nhập vào chỗ thác sinh kiếp tới thế nào. Ngay cả với các đại luận sư, cao tăng. Có thầy diễn dịch nó là thức đầu tiên xuất hiện nơi thai bào và lìa xác thân sau cùng khi con người chết đi.
Bài tụng 3:
Bất khả tri chấp thọ,
Xứ liễu. Thường dữ Xúc,
Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư.
Tương ưng duy xả thọ.
Xứ liễu. Thường dữ Xúc,
Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư.
Tương ưng duy xả thọ.
Dịch :
Không thể biết chấp thọ
Xứ nào. Thường cùng Xúc,
Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư.
Chỉ tương ưng xả thọ.
Xứ nào. Thường cùng Xúc,
Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư.
Chỉ tương ưng xả thọ.
Bài tụng 4:
Thị vô phú vô ký
Xúc đẳng diệc như thị
Hằng chuyển như bộc lưu
A la hán vị xả.
Xúc đẳng diệc như thị
Hằng chuyển như bộc lưu
A la hán vị xả.
Dịch :
Tánh vô phú vô ký
Các biến hành cũng vậy
Chuyển chảy như suối ghềnh
Đến La hán thì xả.
Các biến hành cũng vậy
Chuyển chảy như suối ghềnh
Đến La hán thì xả.
---
* Mù sương ai đổ nhiên trường
Con ngưòi trí tuệ lên đường thám hoa
Bao thiên niên kỷ ta bà
Vầng dương thôi thúc : Đó là tại sao ?
No comments:
Post a Comment