Friday, May 15, 2020

Tính Không trong Luận lý và Thiền quán(Voidness in Logic and Meditation) -bilingual

Trong Huyền Luận/Thoại Duy Ma Cật, thầy Tuệ Sỹ viết :
“Chẳng hạn, một nạn vấn danh tiếng được đặt ra cho nhà tính không luận là rằng, tiền đề tính không nói “tất cả các pháp đều không,” bản thân của tiền đề ấy có phải là một pháp hay không? Nếu nó cũng là một pháp, thì tiền đề không được xác lập, vì không thể minh chứng bằng hiện thực. Nhưng nếu nó không phải là một pháp, nó không tồn tại hiện thực, và như vậy trở thành vô nghĩa.[43] Tuy không thể minh chứng bằng hiện thực, nhưng có thể thể nghiệm bằng tâm linh. Vì thể nghiệm ấy siêu việt lý trí, do đó được xem như là thể nghiệm thần bí. Triết học có tham vọng tiến đến chân lý phổ quát và khoa học nên thường cố tình tránh né vần đề bản nguyên, mà tập trung nồ lực tư duy trên vấn đề bản thể.”
Bây giờ chúng ta hãy khảo sát về Tính Không trong mấy đoạn văn đó :
Vấn đề một :
1) “tất cả các pháp đều không,” bản thân của tiền đề ấy có phải là một pháp hay không?
1a) Thế nào là “Tất cả các pháp đều không” :Ai đã từng dùng thiền Minh sát ( Vipassana meditation) lâu dài đều thấy đó là điều đúng trong thực tế, tức trong khi quán sát các pháp
* Thực tế trong hiển lộ của việc chứng minh qua thiền quán có thể gồm những bước như sau :
a) tôi muốn chứng minh “Tất cà các pháp đều không”
b) tôi ngưng ngay mọi ý nghĩ khác
c) tôi cố gắng tập trung vào việc phân giải ý nghĩa mệnh đề đó
d) tôi lôi nó ra từ trí nhớ/ý thức/a lại gia thức
e) Tôi thấy nó là một “tâm hành”
f) tâm hành này muốn quán sát ý nghĩa câu nói trên
g) nó muốn quán sát c/n/trên bằng thiền Vipassana
h) trên đường đến tập trung giải bằng thiền Minh sát , có những lúc gặp chướng ngại, nhiễu loạn, như tiếng ồn phòng bên
i) 5 phút sau trở lại với “Quán” sự thực trong câu nói trên
j) Ngừng để xem tâm ý thế nào, cái gì đang diễn ra
k) thấy rất nhanh: có thể giải quyết bằng kinh nghiệm của trí tuệ để xáx minh các thứ liên hệ trong việc này
l) “chữ “việc này” xảy đến , thì thấy cần phải viết sao cho rõ: việc này là gì để người đọc không hiểu lầm
m) tới đây, ‘phần” “không hiểu lầm” ngưng lại—
tức có sự ngưng trong dòng chảy tâm thức
n) trở lại với “dùng trí tuệ để xác minh các thứ liên hệ trong việc này”
o) dòng tư tưởng có mấy gián đoạn ; mỗi chỗ một hai phút
p) trở lại với xác minh
q) tại sao “tất cả là không” ?
r) trí nhớ và tâm nói sao ngay bây giờ
s) mất nhiều phút để phản ảnh, lôi nó ra từ trí nhớ
t) trí nhớ, tri thức nói: “ tất cả các pháp là không” vì không có tự tính, tất cả đều liên tục nhau thành lập
u) cấu kết với nhau
v) ngưng
w) lại tiếp: nếu cắt ngay môt giây, thì cũng có thể thấy như một niệm nào đó
x) nếu để kéo dài thì “nó/chúng nó” sẽ hiện rõ hơn
y) với các liên hệ nhân quả , hay theo một móc nối, trình tự nào đó
z) và thấy thời gian trong đó
aa) Và Không thấy tự tính gì hết
bb) nơi các điều, các thể, các pháp.
cc) như trong pháp hành chính ở hiện tại, bây giờ
dd) khi phản chiếu lại: Thấy nó phải qua hơn 25 trình tự như đã trình bày.
Như vậy, qua “tâm hành” nói trên và quán sát chúnh như một hành để phán đoán về câu “ Tất cà các pháp đều không”có thể nói gì ?
aa1) có thấy lại ý nghĩa đã hiểu rõ về “Không tự tính”
aa2) bây giờ chỉ cần xác chứng lại
aa3) Xác chứng được đúng “ Có thể nói : tất cả đều không có tự tính”
aa4) Như chính tâm hành muốn chứng minh “tất cả các pháp đều không” đã qua hơn 25 giai đoạn ngắn như trên , và tan đi bây giờ. Những cái khác hiện tới trong tâm thức.
Chính trong tâm hành đó :
1) Không có gì cho thấy một tự tính nào hết; ngoại trừ việc bảo tâm trí nhớ trở về chuyên chú vào việc chứng minh
2) Có chứng minh đươc bằng kinh nghiệm của trí tuệ quá khứ là “không có gì có tự tính” , và kiểm chứng lại là điều đó đúng.
3) nhưng yếu tố trên cũng chỉ dùng 1 phần 10 hay 15 thời lượng của tiến trình
2a) bản thân của tiền đề ấy có phải là một pháp hay không? Nếu nó cũng là một pháp, thì tiền đề không được xác lập, vì không thể minh chứng bằng hiện thực. (T/Sỹ)
a) Bản thân mệnh đề “tất cả các pháp đều không” nói gì và hỏi gì ? Có 2 chuyện nói và hỏi ở đây:
* Nó hỏi và nói— theo lý luận thông thường trong luận lý học (logic) : nếu ông xác định đó là một pháp, thì theo ý luận “tất cả đều không”, thì lý luận, lập luận của ông mâu thuẫn. Nhưng đó là sự “hữu lý” dễ dãi, trong việc đối luận, theo nghĩa lý luận trong triết học. Nghe tưởng chừng là đúng, hay hợp lý, nhưng trong căn cốt, chỉ là sự áp dụng lý luận dễ dãi. Bằng thiền quán sâu dày , có thể thấy ra các yếu điểm của nó dễ dàng:
- Nói (hay phát biểu) “ tất cả đều là không”— trong “thực hữu”, thực tính, thể tính của nó— xác định được bằng thiền quán là : Không có bất cứ pháp nào, hay cái gì có thể có tự tính. Ít nhất, các ông lý luận gia phải chỉ ra được cho tôi một cái gì đó có tự tính thì tôi mới công nhận; còn không “tất cả đều là không”, không có tự tánh” gì hết. Nếu không có tự tánh gì hết, thì ngay cả trong luận lý (hình thức) thông thường, có thể bỏ nó vào một tập hợp nào không ?
- Như vậy, với thiền quán thâm sâu, ta có thể thấy ngay phát biểu trên không có gì tự gây mâu thuẫn. Nó xác lập, minh chứng, hiện thực được sự kiện đó . Chỉ là sự “chưa hiểu” hay hiểu lầm của nhà lý luận. Do vậy học Phật cần phải thiền quán, tư duy rất vi tế, cẩn thận. Triết học phương Tây cần học hỏi Phật môn điều này.
Vấn đề 2 :
2) Nhưng nếu nó không phải là một pháp, nó không tồn tại hiện thực, và như vậy trở thành vô nghĩa.[43] (T/Sỹ
Hiểu đúng qua kinh nghiệm thiền quán và quán chiếu, tư duy sâu dày thì như thế này:
2a) Nó là một pháp, ngắn như 1giây, 1 phút 10 phút; dài như môt ngày, 1 tháng; như 10, 20 năm
2b) Nó tồn tại hiện thực, nhưng không có tự tính
2c) Nó không vô nghĩa, như ý nói tự mâu thuẫn
Vấn đề 3:
3) Tuy không thể minh chứng bằng hiện thực, nhưng có thể thể nghiệm bằng tâm linh. Vì thể nghiệm ấy siêu việt lý trí, do đó được xem như là thể nghiệm thần bí. (T/Sỹ)
3a) Có thể minh chứng bằng thiền quán, quán chiếu , tư duy { chợt nhớ: Thẩm sát tư duy tử tế khan ( thiền sư Hương Hải)}
3b) “có thể thể nghiệm bằng tâm linh” (T/Sỹ). Câu này có tác động giống như đem mộng gắn thêm vào mộng. Thưa, thế nào là thể nghiệm bằng “tâm linh” ?, nếu tâm linh này có thể định nghĩa là các sự, các vấn đề mang ít nhiều tính religio-psychological.
3c) Cái siêu việt lý trí thông thường có thể kiểm nghiệm được bằng những giây phút thiền quán, thiền định không thể diễn tả đươc bằng lời, “bất khả ngôn” và nhất thiết là vì ngôn ngữ, ý tuởng, các ý muốn niệm thể hóa, niệm tính hóa thất bại, chào thua không nói gì được , không diển tả được. Moments of “Tatha”, of Such Is, “As such”. Không có gì nên gọi là “thần bí” ở đây.
Câu : “tất cả các pháp đều là không” mở ra con đường tiến tới lối vào thiên nhai :
Thể tính, tính thể, “tự tính” của điều xác nhận “tất cả các pháp đều không” có đúng không?
Trả lời: “Rất đúng”
Nhưng xin để hành giả, thiền gia tìm đến câu trả lời thì lý thú hơn nhiều.
----
English
In his "Discourse on the Vimalakirtinirdesa sutra", Master Tuệ Sỹ writes:
"For example, a famous question posed to the masters who expound the Truth of Voidness is that the premise all things (dharmas) are not, "is the premise itself a dharma? If it is also a dharma, then the premise is not established, since it cannot be proved by reality. But if it is not a dharma, it does not exist, and thus the premise becomes meaningless. [43] Although it cannot be proved by reality, it can be experienced by spiritual experience. Because the experience is transcendent of reason, it is thus regarded as a mystic experience. Philosophy is ambitious towards universal truth and science, so it often intentionally avoids the original problem, to focus on the ontological problem. ”

Now let's examine the Voidness ( Emptiness) in those paragraphs:
Issue one:
1) "all dharmas are not," is this premise itself a dharma ?
1a) What is "all things (dharmas) are not ( or Void/Voiness) " ? Those, who have practiced and employed Vipassana meditation for a long time, can see that it is true in reality, while observing the dhamrmas.
* The reality in the manifestation of the demonstration through meditation can include the following steps:
a) I want to prove "All things are not"
b) I immediately stop all other thoughts
c) I try to concentrate on the analysis of that proposition
d) I pull things out from memory/ consciousness / alaya consciousness
e) I see it as a volitional act.
f) This volitional act wants to contemplate the meaning of the sentence
g) it wants to contemplate on the sentence ( proposition) with Vipassana meditation
h) on the way to concentration on a solution by Vipassana meditation, there are times when there are obstacles and disturbances, like the noise in the next room.
i) 5 minutes later, I am back to "Meditatively observing " the truth in the above sentence
j) Stop to see what is happens in the mind, what is going on
k) see very quickly: it can be resolved by the experience of the seeing-through wisdom to verify the things involved in this.
l) the word "this action" appears, it should be written out clearly: what is this so that readers do not misunderstand
m) Up to here, after the "part" of “no misunderstanding” stops— i.e,. there is a pause in the flow of consciousness
n) return to "use wisdom to verify things involved in this"
o) how many interruptions are there in the flow of thought? one or two minutes each
p) return with verification
q) Why "all is not"?
r) What do the memory and the consciousness say right now ?
s) It takes minutes to reflect, pulling it out from memory
t) memory, knowledge says: "all things are not" because they do not have intrinsic characteristics; they are all constantly formed right next to one another
u) relate with one another
v) consciousness flow stops
w) then continues: if you cut off a second, you can see it as a thought
x) if extended, "it / them" will show themselves more clearly
y) with causal relations, or in a certain sequence, relation
z) and see time in it
aa) And do not see any self-nature
bb) in things, forms, beings.
cc) As in the present volitional act, now
ee) Reflecting back : See that it has to go over 25 little ‘steps” as shown.
In this volitional act :
1) Nothing shows any intrinsic features/characteristics; the mind keeps reminding to focus on the proof
2) Having proven by experience of past wisdom : "nothing has self-nature", and verifying that it is true.
3) But the above factors only use 1 part in 10 or 15 of the time of the process duration
2a) Is the premise itself a dharma? If it is also a dharma, then the premise is not established, since it cannot be proved by reality.
a) What does the proposition "all things are not" itself say and ask? There are two answers and questions here:
It asks and states— according to the common logic of Logic: if he determines that it is a dharma, then according to the "all not" argument, then his reasoning and arguments are contradictory. But it is the easy/not-rigorous logic, in the polemic, in philosophy. It sounds right, or justified, but in the core, it's just the easy application of reasoning. Through deep meditation, one can see its weaknesses easily:
- Saying (or stating) "all is Void" - in "being", its nature, essence- determined by meditation is: There is no dharma, or anything that has a self with intrinsic features At least, the logician must point out to me something as such, in order for me to acknowledge it; otherwise, "all is Not ( Void/Voidness) "without self-nature" at all. If there is no self-nature, then even in ordinary/formal Logic can one be put into a set?
- Therefore, with long practice of meditation, we can see immediately that the above statement above does not bring contradictory terms. It establishes, proves, realizes all dharma (things) as such. It is the “duty” of the Western philosophers to fathom such understanding if they want to understand. To attain that, serious learning, meditation and contemplation of Buddhism are needed.
Issue 2 :
2) But if it is not a dharma, it does not exist in reality, and thus becomes meaningless. [43] If we understand this proposition properly through experience of meditation, and contemplation, deep thinking, it is like this:
2a) It is a dharma, as short as 1 second, 1 minute, 10 minutes; or as long as a day, 1 month; as 10, 20 years
2b) It exists in reality, but without self-nature
2c) It is not meaningless because of self-contradiction.

Issue 3:
3) Although it cannot be proved by reality, it can be experienced by spirituality . Because the experience is transcendent of reason, it is thus regarded as a mystic experience. (Tuệ Sỹ)
3a) Can be demonstrated by meditation, contemplation, and thinking {suddenly remembered; Kindness examination of khan (Zen master Huong Hai) }
3b) "able to experience spiritually." This sentence has the same effect as bringing dreams onto dreams. May I ask : what is "spiritual experiencing through spiritual means"?, if this spiritual means can be defined as things, with religio-psychological properties
3c) The wisdom/realization which transcends, surpasses ordinary reason can be tested by moments of meditation, in which the experience can not be described in words, inexpressible. Language, conceptional building fail to describe this experience; they become incompetent, unusable. Silence to “feel”, to perceive the experience is the best way to handle this situation. These are moments of "Tatha", of Such Is, "As such". Nothing should be called "mystical" here.

The sentence/proposition: "all things are Voidness (or, a poorer rendering, Emptiness)" opens the way to the entrance to the highest mountain, in which this question dangles by string of air:
Is the (essential) being, essential characteristic, or the "self-nature" of the thing that confirms "all things are not ( or Voidness)" true?
Answer: "Very true" But let the sastra explorers, the Zen students find the answer. That would be much more interesting for them.
Chân Huyền
Phật Đản 2564 , Vesak 2564

Ghi chú:
* Nếu găp “thiền sư lỗi lạc”, ông ta hỏi lại ngay người đặt câu hỏi : “tất cả các pháp đều không,” , bản thân của tiền đề ấy có phải là một pháp hay không?
- Vậy ông nghĩ nó là gì ?
Nếu triết gia , kẻ truy vấn muốn học đạo muốn hỏi tiếp để xác định “bản thân của tiền đề ấy có phải là một pháp hay không” ?, thiền sư sẽ chỉ dẫn: vừa có , vừa không— với ông.
[43] Nāgārjuna, Vigrahavyāvartani, k.1;: sarveṣāṃ bhāvānāṃ sarvatra na vidyate svabhāvaścet/ tvadvacanam asvabhāvaṃ na nivartayitum svabhāvam alam, “Nếu tự tính của các sự hữu không tồn tại một cách phổ quát, thì phát biểu ngài là vô thể, không thể bác bỏ tự tính.”
Câu này có nghĩa là :
Nếu không có một pháp nào hiện ra ( tức hiện hữu trong một giây phút, giờ , ngày, hay ngay cả trong 1 sát na), thì làm sao ông và tôi có thể nói gì về chúng, mà còn bàn luận có, không, hoặc đúng sai vân vân gì nữa.
( cf: nhậm trì tự tính, quỹ sinh vật giải)

Further reading:
Discrete time and continuous time - Wikipedia
Discrete time and continuous time - Wikipedia
In mathematical dynamics, discrete time and continuous time are two alternative frameworks within which to model variables that evolve over time.


1 comment:

  1. http://www.tuvienquangduc.com.au/triet/huyenthoaiduymacat.pdf?fbclid=IwAR1uIYkYwh_yqHXRFJXfUyL3mMNOZVasr_CaoDpsEf9x9HJElb8viGBSwbY

    ReplyDelete