Tuesday, July 9, 2013

Bài hai: Dân Chủ Là Gì ?

 Khoảng chục năm trước bác sĩ Phạm Hồng Sơn có dịch “What is Democracy” từ website của Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ. Tôi có thử tìm bản tiếng Việt của Phạm Hồng Sơn trên Mạng mà không thấy, nhưng tìm được bản tiếng Việt của “ Democracy in Brief ” ( Sơ lược về Dân chủ) của BNGHK.  Bữa nay tôi dịch và chú thích những điều quan trọng từ bài giảng về Dân Chủ của Giáo sư Larry Diamond tại Hilla Universityđể những người đấu tranh cho Tự do, Dân chủ cùng học hỏi và tóm ý. Bài giảng được đúc kết ngắn gọn những điều chính yếu rất hay. Về ý nghĩa chính thì cũng tương đồng với những gì viết trên website của BNGHK, nhưng Gs Diamond mang đến thêm cho người đọc nhiều dẫn giải cụ thể, rõ ràng hơn.

Tâm Nguyên (HM)

----

                             Dân Chủ Là Gì ?

Dân chủ là một nhà nước với 4 điều cụ thể ( chính yếu là hai điều 3 và 4- ng/dịch chú thích) :

1.     Đó là một hệ thống chính trị mà người dân có thể chọn và thay thế đại biểu qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
2.     Đó là một hệ thống, trong đó, ngườì dân tham gia vào đời sống chính trị và dân sự của đất nước một cách tích cực, như là những công dân.
3.     Hệ thống phải đảm bảo được mọi quyền làm người của tất cả công dân.
4.     Một hệ thống pháp lý, trong đó luật pháp và các thủ tục phải được áp dụng công bằng cho tất cả công dân.

Giải thích tường tận hơn về bốn điều trên :

1. Dân chủ là một hệ thống chính trị nơi người ta phải tranh thủ lòng dân

·        Dân chủ là một phương tiện của người dân để chọn người lãnh đạo, và người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với người dân về các hành vi và chính sách của mình. Người dân chọn người đại biểu mình trong quốc hội, bầu các chức vụ trong chính quyền v.v. bằng lá phiếu của mình trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
·        Chính phủ được hình thành do sự đồng thuận của người dân.
·        Trong một nhà nước dân chủ, người dân là quyền uy tối thượng. Quyền lực này của tập thể nguờì dân được trao cho lãnh đạo các cấp trong chính quyền, và các lãnh đạo chỉ giữ được quyền tạm thời.
·        Luật pháp và thủ tục cần được sự ủng hộ của số đông; nhưng các nhóm thiểu số cũng vẫn được hậu thuẫn bằng nhiều cách.
·        Người dân có quyền tự do phê bình, chỉ trích những lãnh đạo hay đại biểu đã được bầu và quan sát cách họ diều hành guồng máy nhà nước.
·        Bầu cử phải được tổ chức đứng kỳ hạn theo luật định. Những người đương quyền không thể tự động gia hạn thời gian cầm quyền mà không có sự chấp thuận của người dân.
·        Bầu cử phải được tổ chức tự do, công bằng và được giám sát bằng một bộ phận chuyên môn riêng, công bằng với mọi ứng cử viên. Người đi bầu phải được bầu ở một nơi kín đáo, không bị ai rình rập, đe dọa.

2. Sự tham gia của quần chúng: Vai trò của người dân trong một nhà nước Dân chủ

·        Một vai trò chính, theo giáo sư L. Diamond, của người dân trong một nền dân chủ là việc tham gia vào đời sống công cộng.
·        Người dân (cần có quan niệm) có bổn phận phải hiểu biết những chính sách, vấn đề công cộng, và cần theo dõi kỹ càng xem lãnh đạo và đại biểu sử dụng quyền hành ra sao, cũng như, ( khi cần ) bày tỏ quan điểm và những gì mình quan tâm.
·        Đi bầu cũng là một bổn phận quan trọng của công dân.
·        Một hình thức tham gia quan trọng khác là qua trung gian của những hội đoàn độc lập, phi-chính phủ. Các hội đoàn này đại biểu cho ho những quan điểm, điều yêu chuộng, lợi ích như: hội nông gia, công nhân, bác sĩ, giáo sư, tôn giáo, học sinh, nhân quyền v.v.
·        Các đảng chính trị cũng là một nhân tố quan trọng trong một nền dân chủ. Người dân có quyền tự do chọn đảng theo ý mình, không bị áp lực từ đâu hết.

Một nhà nước dân chủ hoạt động tốt dựa trên những sự tham gia này của người dân. Nhưng sự tham gia phải cần được ôn hòa, tôn trọng luật pháp và quan điểm những nhóm khác, người khác.


3. Quyền của Công dân trong một nhà nước dân chủ

·        Trong một nhà nước dân chủ, mọi công dân đều có những quyền căn bản mà không ai có thể cướp đi. Và điều này được bảo đảm bằng luật quốc tế.
·        Công dân có quyền tin những điều mình muốn tin, viết và nói những điều mình nghĩ.
·        Không ai được quyền bắt mình nghĩ, tin, nói hay không nói điều gì (không hợp với lòng mình) cả.
·        Trong một nhà nước dân chủ, có quyền tự do tôn giáo. Ai cũng có quyền chọn một tôn giáo mình ngưỡng mộ và thực hành tôn giáo đó theo ý nguyện của mình.
·        Có tự do và tính cách đa nguyên trong hệ thống thông tin/giải trí. Bạn có thể chọn bất cứ báo, đài radio, TV, nào mình muốn. Gs Diamond không nói tới Internet, nhưng điều này đương nhiên cũng thuộc quyền tự do theo dõi thông tin và giải trí của người dân.
·        Bạn có quyền chơi với bất kỳ ai bạn thích, có quyền lập và gia nhập hội, ngay cả những hội về ngành nghề (trade unions).
·        Bạn có quyền đi bất cứ tới chỗ nào của đất nước, và rời bỏ đất nước, nếu muốn.
·        Bạn có quyền hội họp tự do (tự do hội họp), và quyền phản đối những hành động của chính phủ.
·        Tuy nhiên, mọi người cần hiểu rằng mình phải hành sử những quyền này một cách ôn hòa, trong tinh thần tôn trọng luật pháp và quyền của những người khác.

4. Pháp trị ( Nguyên tắc Pháp quyền)

·        Dân chủ là một hệ thống cai trị bằng luật pháp, không phải ( cai trị) bằng những cá nhân.
·        Trong một nền dân chủ nguyên tắc pháp quyền bảo vệ quyền của công dân, duy trì trật tự và giới hạn quyền lực của bộ máy cầm quyền.
·        Tất cả các công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị kỳ thị vì lý do chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc, hay giới tính.
·        Không ai có thể bị bắt bớ, giam cầm, lưu đày vô cớ, tùy tiện.
·        Nếu bạn bị bắt giữ, bạn có quyền được biết mình đang phạm tội gì, và nhà cầm quyền phải chứng minh được, theo luật pháp, là bạn có tội.
·        Bất cứ ai bị bắt giữ vì một tội trạng gì cũng được quyền được xử trong một phiên tòa không thiên vị, công bằng, nhanh chóng, công khai.
·        Không ai có thể đứng trên luật pháp, dù là Tổng thống.
·        Luật pháp sẽ được thi hành công bằng, vô tư, và đúng quy định do một hệ thống Tư pháp độc lập với các bộ phận khác của chính quyền.
·        Các đối xử như hành hạ, tra tấn, dã man, vô nhân đạo bị tuyệt đối cấm chỉ.
·        Nguyên tắc pháp quyền ( The Rule of Law) giới hạn quyền lực của nhà cầm quyền. Không một nhân viên chính phủ nào có thể vi phạm điều này.
·        Không một lãnh đạo, bộ trưởng, hay đảng phái nào có thể sai khiến một quan tòa quyết định một vụ án theo ý của họ.
·        Chức sắc không thể dùng vị thế của mình để trục lợi, làm giàu. Tòa án và các ủy ban sẽ truy tố và phạt tội nhũng lạm những người này, bất kể là ai.


5. Phần bổ sung: Giới hạn và các điều kiện cần thiết của một nền dân chủ

·        Để nền dân chủ có thể hoạt động tốt, công dân không những phải tham gia, thực hành quyền (công dân ) của mình, mà còn phải quan sát, thực thi những một số nguyên tắc và chuẩn mực về cách ứng xử sử dân chủ ( democratic conduct)
·        Mọi công dân phải tôn trọng quyền (công dân) của những người khác, cũng như nhân phẩm của họ.
·        Người dân nên đòi chính phủ trả lời rõ ràng về những quyết định của chính phủ ( khi có vấn đề), nhưng không nên chối bỏ/phủ nhận quyền (thi hành trách nhiệm) của họ.
·        Mỗi nhóm có quyền thực hành mỗi “sắc thái” văn hóa riêng, và có những điều hành/kiểm chế riêng; nhưng đồng thời các nhóm cũng nên hiểu rằng mình là một phân bộ của một nhà nước dân chủ.
·        Đừng quá tin tưởng là quan điểm của mình là đã quá đúng hay tốt, mà từ chối nghe những ý kiến khác ( biết đâu họ cũng có những ưu điểm ). Hãy lắng nghe các quan điểm và ý nguyện của người khác.
·        Khi bạn đòi hỏi điều gì, hãy nên hiểu là , trong một xã hội dân chủ, không phải tất cả những gì mọi nhóm muốn đều có thể được. Đây là điều bất khả.
·        Xã hội dân chủ đòi chúng ta phải nhân nhượng, thỏa hiệp với nhau. Các nhóm khác quan điểm và lợi ích cần ngồi lại bàn bạc, thỏa hiệp với nhau, Trong xã hội dân chủ một nhóm chẳng bao giờ đạt được thắng lợi với mỗi mỗi mong muốn của họ; mỗi nhóm trong các liên kết nhóm đều có những lúc thắng lợi; về lâu dài, ai cũng có được thắng lợi nào đó.


Notes:

1.     Đây là bài nói chuyện với người Iraq của Giáo sư Larry Diamond tại Hilla University, sau khi ông Saddam Hussein bị lật đổ vào tháng Tư, 2003. Sau khi giảng về Dân chủ ngắn gọn như trên, cuối bài nói chuyện, ta thấy Gs Diamond trấn an người Iraq là đừng sợ, vì Hoa kỳ sẽ bỏ rơi những người Iraq vừa tranh đấu chống Hussein để dựng nên một nhà nưóc dân chủ và Iraq sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn.
2.     Gs Diamond nói rõ, ông hoàn toàn tin tưởng vào thiện ý của nước Mỹ để giúp xây dựng một nhà nước dân chủ cho Iraq, vì máu của lính Mỹ và các quốc gia khác đã đổ xuống. Ông cho biết Hkỳ và cộng đồng sẽ chi tiền viện trợ, và công sức để giúp xây dựng dân chủ, tái thiết nền kinh tế, hệ thống lập pháp, hành pháp; giúp xây trường sở, cầu cống, nhà thuơng v.v..Và thực sự Hkỳ đã cho không 60 tỉ viện trợ tái thiết cho Iraq tính đến hôm nay.
3.     Bài học ta có thể rút tỉa là Hkỳ thực sự có muốn giúp một quốc gia, dù là cựu cừu địch, trở thảnh một nhá nước dân chủ, vì thực sự người Mỹ yêu tự do, dân chủ và chính sách của chính phủ Mỹ, người Mỹ là muốn xiển dương dân chủ ( promote democracy),các nơi, vì như thế Hkỳ sẽ có bạn khắp nơi từ Âu sang Á sang Phi; tình hình thế giới sẽ trở nên ổn định, an ổn hơn, chính trị và kinh tế gặp nhiều thuận lợi hơn cho Mỹ, cũng như các nước. Thế giới sẽ an ổn, hòa thuận hơn, chiến tranh sẽ ít xảy ra hơn, máu sẽ ít tuôn hơn.
4.     Để ý câu cuối của tác giả sẽ thấy là bản chất, bản tâm người Mỹ, vì yêu tự do, nên trong não họ không có khuynh hướng muốn làm chủ nhân ông và sai khiến lãnh đạo một xứ khác như tôi tớ. Ngược lại muốn được người Mỹ tôn trọng như một đối tác khả tín, có năng lực, ý chí, thì đối tác phải chứng minh được sự chân thành, ý chí và cố gắng hết sức vì danh dự  (quốc gia, tập thể ), mà làm việc cho thật hoàn hảo.

-----

Excerpt from L. Diamond’s lecture at conclusion:

“ I want to conclude with a few words about what we in the United Statesand other democracies around the world owe the Iraqi people, as you seek to build the first true Arab democracy.

I know some of you fear that we will abandon Iraq, and your effort to build democracy, when Iraqis regain their sovereignty on July 1.

I want to tell you from my deepest conviction, this will not happen.

We have all sacrificed together to give the people of Iraq this opportunity to live in freedom. 

For this just cause, the blood of many nations has been spilled on this soil. 

People in the United Statesare still divided about whether we should have gone to war in Iraq

But the overwhelming majority of Americans support what we are trying to do here now to assist the emergence of a new Iraq.

We in the United States, and in the international community, are going to spend more money and energy to help you build a democracy and rebuild your economy than we have spent to help any other country in the last fifty years.

Over the coming months and years, this assistance will help you develop your political parties and civic organizations, your legislatures and local governments, your elections and your courts.

It will go to rebuild your schools and your mass media, your electricity grids and roads, and all the different foundations of your economy and infrastructure as well.

Most Americans support this work—whether they are Republicans or Democrats, whether they will vote to reelect George Bush as president this year or vote for his opponent.

Building a democracy out of the ruins of a brutal dictatorship requires great courage, effort, and patience on the part of ordinary people.  It takes a long time.

We understand how difficult it is.  We know how important it is—not only to the future of Iraq, but to the whole Arab world.

We do not wish to dictate who will rule you.  That is for Iraqis to decide.”

                                                * *                                 

Source:

No comments:

Post a Comment