Saturday, January 21, 2017

Lặng nghe lời nói như ru...

                           *

Hai câu thơ tuyt vi ca c T Như
dch sang tiếng Anh

(Two wonderful verses of the Poet Nguyn Du (1766-1820) in English translation)

"Lng nghe li nói như ru
Chiu xuân d khiến nét thu ngi ngùng"

All silent, she listened to his lullaby words
Spring drifted by, kindling
her beautiful autumn(like) face in shyness (*)
(CH)

C g/sư Huỳnh Sanh Thông đ/hc Yale dch trong “The Tale of Kieu” là :

All hushed, she drank in the words whose music lulled—
Love stirred the autumn calm of her fair eyes

----


 Notes :

* “shyness” here can only "gauge" and interpret “ngi ngùng” partially. Because of the complex, interweaving and somewhat-open-to-discussion meaning of the word . At the same time translation/transliteration brevity/balance which has “issues” related to syllable, meter matters does not welcome, or ”permit” lengthy translation, where clarification and explanation should be left in notes. The idea behind “ngi ngùng” can be explained as “ becoming gradually more shy, at the same time this “shyness” augments the attractiveness of Thúy Kiu”, the main character in The Tale of Kiu ( Truyn Kiu ).
Another issue open to discussion is : where can this “ngi ngùng” be observed ? The late Yale Prof. Huỳnh Sanh Thông sees it as the “shyness &...” in her eyes. I understand it as the “ shyness & ...” of her whole face. The beauty of autumnal season(s) is compared figuratively and “stirringly/delicately” to the beauty of her face, not just the eyes.


* * Tưởng cũng nên ghi chú : Bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Anh, The Tale of Kiều, của cố g/s Huỳnh Sanh Thông là một công trình lớn, có nhiều chỗ đáng ca ngợi, những câu dịch xuất sắc. Lòng yêu Truyện Kiều của ông chắc phải lớn, mới gắng sức hai lần, lần đầu 1973, lần hai duyệt sửa vào 1987, danh tác bất hủ, cổ điển này.

Làm sao có thể dịch, trong vài ba câu ngắn ngọn để ngư ời ngoại quốc Anh Mỹ, Pháp, Đức , Ý , Nga, TBNha, Mễ, Thái, Miên, Lào v.v. thẩm thấu đư ợc cái tài tình , tuyệt vời của câu thơ trên, mà ngay cả người Việt, nếu không chịu tìm hiểu, cũng không thể thấy hết cái hay của chúng. Hẳn là phải giải thích về hai câu ấy thêm trong 4,5 trang mới có thể diễn giãi, lột tả được cái đẹp, cái hay của đôi câu ấy. Trước tiên là cái đối của hai chữ xuân và thu, trong nghĩa tu từ, sau đó còn là “chiều xuân” và “nét thu”, ví dụ, tại sao khó có thể nói là ngày xuân, hoặc trời xuân mà đạt tới hiệu quả như mong muốn, và chỉ nét thu là “đắt” ở đây. Ngoài đối chữ, đối ý , hình ảnh và biểu tượng cúa “xuân” và “thu” còn mang trong nó nhiều yếu tố, tố chất của hai mùa làm cho xúc cảm chúng ta khợi dậy, liên tưởng, cảm thông, và có thể so sánh tình ý gom trong dấu thời gian của hai mùa. Dù chỉ là liên tưởng thông qua văn tự thôi— với những người ít để ý đến cái đẹp của hai mùa— họ cũng có thể cảm nhận được phần nào, huống chi đối với những người yêu thiên nhiên, và những liên tưởng, cảm nhận của họ đối với hai mùa. Chưa kể, nếu chúng còn liên hệ với những mối tình xuân, hay tình thu. Về mỹ học Đông phương nét xuân , vẻ thu trong tranh Tàu, trong văn chương/ văn học Việt , Hán gợi lên, chất chứa cho thi sĩ, văn sĩ biết bao tình, ý, biết bao mông lung, cũng như gợi lên bao cảm xúc khi hình ảnh, vẻ đẹp của xuân thu được so sánh, ví von, hàm ẩn dụ với những người đẹp, hoặc với ánh mắt, làn da, các nét gợi cảm trên mặt, trên người, hương phấn, hoặc các ẩn tình trong lòng họ, thể hiện ra trên nét mặt v.v. Nói tóm, khó mà có thể làm người đọc thưởng thức, thẩm thấu được , dù chỉ 6,7 phần 10 cái tinh túy của văn chương cụ Nguyễn Tiên điền, dù đã dùng vài ba trang để giải thích thêm khi ghi chú, nhất là với những câu hoặc đa nghĩa, hoặc nội dung hàm chứa quá tinh tế. Ngược lại, người Việt, người Hàn, Mễ, Tàu, dù giỏi Anh , Pháp , Đức, Ý ngữ v.v. đến đâu cũng có những câu chữ , tình tiết trong văn chương, không thể hiểu, cảm nhận , hay thẩm thấu trọn vẹn được như người bản xứ, nếu không sống trên đất nước họ một thời gian cỡ trên 10 năm. Hoặc thậm chí 30 năm.


----------

No comments:

Post a Comment