Saturday, August 4, 2018

Đã từ lâu, không còn hàng ngũ trí thức ở Việt Nam (LHNam)

         Hãy tưởng tượng một quốc gia đã có phi thuyền bay vào vũ trụ, phóng Sputnik, tạo ra một hệ        thống phòng thủ như vậy, và nó không thể giải quyết vấn đề pantyhose của phụ nữ. Không có        kem đánh răng, không có bột xà phòng, không cả những nhu yếu phẩm căn bản của cuộc sống.         Thật đáng kinh ngạc và  nhục nhã khi làm việc trong một chính phủ như vậy. Và vì thế người        nước tôi rất chán ghét, tức giận, và đó là lý do tại sao các phong trào chống đối đã thành hình.        (M. Gorbachev)
Bất ngờ lên Internet, có người nhắc tới Mikhail Gorbachev, nên đọc thêm chút về nhân vật đã góp phần lớn trong việc giải thể chế độ Sô viết cộng sản. Đọc những hàng sau đây do chính Gorbachev nói lên chúng ta sẽ thấy: Viet nam, nếu tính sớm thì từ 1954, nếu tính trễ thì từ 1991, đã không còn hàng ngũ trí thức (intelligentsia); không như hàng ngũ trí thức Nga, những người đã liên tục trong nhiều năm , trước 1991, đã góp ý cho M. Gorbachev rằng phải sửa đổi ngay, nếu không sẽ “chết” vì kinh tế Liên Sô sau hơn 65 năm đã kiệt quệ, ngân quỹ và lượng vàng để “bảo đảm” cho hệ thống tài chính Liên Sô có nguy cơ vỡ cạn . Và Gorbachev thấy ra điều đó, và ra lệnh làm “perestroika” (tái cấu trúc),và glasnost ( cởi mở/cởi trói). Trước đây vào khoảng 1990-1991, ta chỉ biết “không rõ lắm” là có sự kiện trí thức Nga đã thúc đẩy điều phải sửa đổi, chấn chỉnh đó, nay qua ph/vấn với PBS, ta thấy rõ chính miệng Gorbachev xác nhận sự kiện này , như được dịch dưới đây .
Tại sao hàng ngũ ‘trí thức Viet nam” đã chết, đã quá u mê, mê muội. Có hai lý do nổi bật :
1. Mê muội theo Ho chi minh, Tr Chinh, VoNg Giáp. Hai ba thế hệ, cha làm sao, con cháu theo vậy, vừa vì u mê, vì một nghĩa “phải đạo”, vừa để ‘hưởng phần’ thành quả cái gọi là cách mạng tháng Tám.

2. Ngu SI : Tầm hiểu biết về triết học, kinh tế, xã hội, tư tưởng chính trị các thời đại quá giới hạn. Chưa đề cập đến vấn đề lương tri, hoặc một phần nào trong khoang đạo đức (ngoài ấy thường goị là ‘có tâm’), bóng ma của K. Marx đè trùm hết khả năng suy tư, phán đoán, luận thuyết của hàng ngũ ‘trí thức Viet nam”, nhất là tại miền Bắc. Nói cách khác, “thần trí”, trí tuệ Vn tê liệt, đông đá, hay ủ rã.
2a. Dĩ nhiên đám ‘trí thức’ không ngu si tới mức không hiểu ra một số những đe dọa, tác hại, đàn áp, khủng bố, tước đoạt, cướp bóc v.v. mà 800 ngàn người dân bình thường miền Bắc di cư vào Nam có thể cảm nhận và hiểu được về những điều chủ nghĩa c/sản có thể mang lại cho đời sống ho và gia đình họ. Nhưng, cái ngu si nằm ở chỗ , ví dụ 10 hay 20 năm sau 1975, có nhiều kẻ vẫn tin vào mớ lý thuyết ‘không tưởng’, thiếu thực tế, mù lòa, khập khiễng, què quặt, lập luận nhiều lỗ thủng, và ‘phản khoa học” [ phản khoa học theo nghĩa : không chứng minh được là ‘đúng’, hay có thể đúng ở xác suất cao ]. Vẫn bị một la võng ( lưới bắt) tối tăm , u muội trong 62 (hoặc ít hơn) la võng chính trị-k/tế-x/hội thế kỷ 20 cột đầu kéo đi.
2b. Đìều ngu si của hàng ngũ trí thức Vn và một số đông khác được hưởng lợi từ guồng máy c/sản được ‘đồng vọng tương ứng‘ từ một nơi xa xôi như ở Nga, và vài nước thuộc khối Đông Âu cũ 10-15 năm sau Gorbachev giúp giải thể chế độ c/sản rằng: Chúng tôi oán trách ông (vì làm sụp đổ ch/độ c/sản), ông M. Gorbachev.
* Tại sao tôi có vẻ ‘giận dữ’ ?
Vì đám gọi là ‘trí thức’ có đảng tịch hay một số chỉ là những kẻ đồng thuận, đồng hành ngu xuẩn [fellow travelers= poputchik { chữ của Trotsky}], cùng vô số cảm tình viên, ủng hộ viên từ thời Đặng Thái Mai, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, xuống tới Hoàng Tùng, Hồng Hà, Trần Bạch Đằng, Huỳnh Tấn Phát, Lê Hiếu Đằng, Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Huỳnh Tấn Mẫm, HP Ngọc Tường, tới PTThanh Vân ( vợ Ngô Bá Thành) , ĐTHuynh, Tr Q Vượng v.v. Họ chính là những kẻ đã góp phần không nhỏ đưa đất nuớc VN xuống vũng chồ xhcn, tới chỗ kiệt quệ, vong một thảm thương như hiện tại, và đưa Vn vào nguy cơ có thể lệ thuộc giặc phương Bắc rất lớn.
Núi oan khuất, biển oan khiên, rừng oan nghiệt sẽ còn theo họ rất lâu, sau khi đã xuống dưới kia gặp họ Hồ.
Dịch một phần :
Gorbachev ( qua th/dịch viên):
Vâng, perestroika - đó là nói, tái cơ cấu hệ thống Liên Xô -- không phải là một ý tưởng sinh ra từ số không khởi đầu. Nó không phải là một sự nảy ra từ óc của tôi hay một tá người khác. Điều đó xảy ra bởi vì đất nước chúng tôi, xã hội chúng tôi, một xã hội được giáo dục tốt, một trong những xã hội được giáo dục tốt nhất, đã muốn từ bỏ hệ thống kiểm soát toàn bộ, (từ bỏ) việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến ​​và những người tương tự. Việc thiếu các tự do đã bị lên án, phản đối ở cấp độ văn hóa. Người ta đã tiến bộ vượt qua ( não trạng) của hệ thống; điều đó khá rõ ràng. Chúng tôi biết chúng tôi đang có trong hiện hữu loại đất nước nào. Đó là chế độ quân sự nhất, tập trung nhất, được xử lý nghiêm ngặt nhất; nó được nhồi với vũ khí hạt nhân và vũ khí khác. Đã có một viễn tuợng có thể xảy ra là đất nước chúng tôi sẽ tiến đến một cuộc nội chiến và đưa đến sự hủy diệt thế giới. Trong một tình huống hỗn loạn, một tàu ngầm hạt nhân có thể gây ra thảm họa. Vì vậy, chúng tôi phải hành động rất nghiêm ngặt. Do đó, những lý do nội tại trong nước Nga cho việc cải tổ là rất quan trọng, nhưng cũng quan trọng không kém là những lý do cá nhân và riêng tư, bởi vì mọi người cảm thấy bọ trói buộc. Họ cảm thấy rằng họ không thể chủ động được (đời họ) , và điều đó cực kỳ o ép cho (đời sống) cá nhân.
Có hai bình diện quan trọng khác. Đầu tiên là những thay đổi về cơ cấu ở nước ngoài. Ở Liên bang Sô viết, những thay đổi về cơ cấu này đã bị trì hoãn hoặc trì hoãn vô thời hạn. Và đó là bởi vì hệ thống của chúng tôi quá cồng kềnh nên nó không có khả năng đáp ứng với những thách thức của khoa học và cách mạng kỹ thuật. Vì vậy, rõ ràng là chúng tôi cần phải thay đổi. Chúng tôi cần chuyển sang các cách quản lý mới và ‘giải’ tập trung. Chúng tôi cần có kế hoạch chỉ trong các lĩnh vực chiến lược quan yếu để đạt được một số mục tiêu chính, nhưng tất cả các phần còn lại cần được phi tập trung [ cf: giải tư] và thực thi phù hợp với nhu cầu của con người và xã hội. Đó là một sự xấu hổ, và tôi tiếp tục nói rằng đó là một sự xấu hổ, (tôi làm đậm) rằng trong những năm cuối cùng dưới thời Brezhnev, chúng tôi dự định thành lập một ủy ban do thư ký của Ủy ban Trung ương đứng đầu là [Ivan V.] Kapitonov để giải quyết vấn đề vớ pantyhose của phụ nữ. Hãy tưởng tượng một quốc gia đã có phi thuyền bay vào vũ trụ, phóng Sputnik, tạo ra một hệ thống phòng thủ như vậy, và nó không thể giải quyết vấn đề pantyhose của phụ nữ. Không có kem đánh răng, không có bột xà phòng, không cả những nhu yếu phẩm căn bản của cuộc sống. Thật đáng kinh ngạc và nhục nhã khi làm việc trong một chính phủ như vậy. Và vì thế người nước tôi rất chán ghét, tức giận , và đó là lý do tại sao các phong trào chống đối đã thành hình.

---
I have mixed feeling about Mikhail Gorbachev’s political thinking, but at some parts, I like the man who let the Berlin wall fall down, and found way to ‘liberate’ Russians from Soviet mentality and its gigantic machine of life suffocating.
        Imagine a country that flies into space, launches Sputniks, creates such a defense system, and it can't resolve the problem of women's pantyhose. There's no toothpaste, no soap powder, not the basic necessities of life. It was incredible and humiliating to work in such a government. (M. Gorbachev)
In PBS interview (4/2001) :
MIKHAIL GORBACHEV (via interpreter): Well, perestroika -- that is to say, restructuring of the Soviet system -- was not an idea born from scratch. It was not some revelation of mine or a dozen other people. It came about because our country, our society, which was a very well-educated society, one of the best educated societies, already rejected the system of total control, of suppressing dissidents and such like. The lack of freedoms was being rejected at the cultural level. The people had outgrown the system; that was quite clear. We knew what kind of country we had. It was the most militarized, the most centralized, the most rigidly disciplined; it was stuffed with nuclear weapons and other weapons. It was possible to do things in a way that could have led to civil war and to the destruction of the world. In a chaotic situation, one nuclear submarine could have caused havoc. So we had to act very seriously. So the domestic reasons for reform were very important, but just as important were personal and private reasons, because people felt unfree. They felt that they could not take the initiative, and that was extremely constraining for the individual.
There were two other important aspects. The first was the structural changes in foreign countries. In the Soviet Union, those structural changes were being postponed or deferred indefinitely. And that was because our system was so cumbersome that it was not capable of reacting to the challenges of the science and technology revolution. Therefore it was clear that we needed to change. We needed to move toward new ways of management and decentralization. We needed to have plans only in major strategic areas to achieve certain major goals, but all the rest should be decentralized and done in accordance with the needs of the people and society. It was a shame, and I continue to say that it was a shame, that during the final years under Brezhnev, we were planning to create a commission headed by the secretary of the Central Committee, [Ivan V.] Kapitonov to solve the problem of women's pantyhose. Imagine a country that flies into space, launches Sputniks, creates such a defense system, and it can't resolve the problem of women's pantyhose. There's no toothpaste, no soap powder, not the basic necessities of life. It was incredible and humiliating to work in such a government. And so our people were already worked up, and that is why the dissident movement occurred.
And in addition to open dissidence, people who protested openly, who demanded democracy, and demanded that the monopoly of the Communist Party be ended -- people who paid with their lives, who sometimes were imprisoned or had to spend time in mental hospitals -- in addition to that, there was a lot of similar sentiment among our scholars, scientists, and inventors who had many discoveries that were not used. And that kind of protest was also very important, because it affected all spheres of life at various levels. So their pressure, their memoranda played an important role. I remember under Andropov [Yuri; general secretary, 1982-84] we started to really consider those proposals. I still have a 110 memoranda from our outstanding scientists and others. They called for immediate reform.
...
----
REF:



3 comments:

  1. https://www.theguardian.com/world/2011/aug/16/gorbachev-guardian-interview

    ReplyDelete
  2. LHNam: Nếu không may mắn, Gorbachev có thể đã bị nhóm 'phản động/phản loạn' 8 người kích bác và dẫn tới việc súng nổ và Gorbachev có thể bị bắn chết. Nhưng ông đã can đảm, vững chãi tuyên bố : tiếp tục tiến tới perestroika, glasnost dù bị nhóm này hăm dọa, kích bác.

    ""They wanted to provoke me into a fight and even a shootout and that could have resulted in my death," he said."

    Xem thêm : https://www.youtube.com/watch?v=7VOz528biE4

    ReplyDelete
  3. Dũng khí, can đảm là một chuyện khác, và không ai đòi hỏi đám "trí thức" , nhất là tại miền Bắc VN, phải có dũng khí, can đảm hơn người, vì cùng sống trong một chế độ toàn trị khắc nghiệt, tàn bạo . Nhưng dưới góc độ khác về những điều có thể làm được để đói hỏi sửa đổi, chấn chỉnh, cải cách trong những lĩnh vực chuyên môn, nhất là trong 5 bộ môn kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử, văn học, thì cũng chẳng có ai từ 1954 hay 1991 dám nói một điều gì trái ý đảng c/san Vn. Tại sao cũng có những người hiếm hoi như Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Minh Chính, Ng Đan Quế, Ng Kiến Giang, Lưu Quang Vũ, Hà Sĩ Phu v.v. phản tỉnh, phê phán, mà tuyệt đại đa số thì như nhạc sĩ Tô Hải nói như dưới đây, thì có phải quả thật hàng ngũ trí thức Vn đã chết từ lâu rồi không ?

    " Trái lại, ở Việt Nam, tới nay, 2001, không vị nào dám viết một cuốn sách, dám làm một bộ phim vạch trần chỉ một chút xíu tội ác tầy trời của chế độ “vô học chuyên chính” này! Các tội ác trời không dung đất không tha của “cải cách ruộng đất”, “cải tạo tƣ sản” cƣớp của, giết ngƣời lẽ nào bị lãng quên khi những nhân chứng sống của thời đại đang dần dần về chầu Diêm Vƣơng?

    Vâng, xin lỗi! Tất cả nhà văn, nhà thơ, nhà nhạc, nhà kịch, nhà nọ, nhà kia...cho đến nay, vẫn còn bám cái vú của Đảng để sống đều là...những thằng hèn, chỉ có hèn ít hay hèn nhiều mà thôi! Riêng những thằng kiếm chác bằng cách
    bợ đít, bưng bô cho Đảng, những thằng leo lên cao do có công nịnh “Đảng đã cho ta một mùa xuân”, “Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng” thì...chữ Hèn đối với chúng cũng không xứng đáng. Tội của bọn chúng không khác tội mấy thằng Đoàn, thằng Đội Cải Cách khi xƣa. Khi nào phần còn lại của thế giới đƣợc giải quyết nốt, tất cả các “tác phân” của bọn chúng cần đƣợc mang thiêu đốt cùng với ngƣời đẻ ra nó, nếu tên nào còn sống!...

    ReplyDelete