Duyên sinh của chữ với nghĩa
Danh từ Being, being trong tiếng Anh
a) Parmenides : Cái gì là thì nó là; cái gì không (là) thì không: Parmenides khái quát hóa về cái Toàn Nhiên, tức ông nhìn toàn cảnh của sư vật, sự thể bao quát trong một không gian lớn , và khái quát hóa lên tầm thế giới hay rộng lớn hơn. Ông hàng ngày, hàng tháng, năm nhìn thấy thế giới chung quanh như thế ( as IT appears) với nhiều sự vật, sự kiện, không thay đổi, hoặc thay đổi theo cùng cách thức, nên ông đã khái quá hóa lên như thế, ngay trong quan điểm siêu hình, trừu tượng của mình về đặc tính của cái Toàn Nhiên. Cái không hiện hữu (non- beings) thì không thể có kiện tính, đặc tính, thì là Không, không có tính chất của “có đấy, như thế”. Ông còn nói thêm, rõ hơn: Cái không hiện hữu, thì không thể có đặc tính và không quan niệm được
“If much I talk, you listen and accept my speech, which only ways of inquiry are thinkable: the first: that [Being] is and that it is not not-being,..
…
I teach you that this is an entirely unknown way;
neither in fact you could know the Non-Being (in fact it is impossible)
nor you could express it.” ( Fragment 2- Parmenides’ Poem)
b) Heraclitus: Coi như đối lại với quan điểm của Parmenides là quan điểm Vạn vật biến chuyển không ngừng của Heraclitus
“You can never step in a river twice”
c) Aristotle: trong Siêu hình học (Metaphysics) của Triết gia Aristotle, nhất là trong suy tư, nghiên cứu về chất liệu ( subject matter) cho Đệ nhất triết học ( First philosophy), ông nhận định đó là Điều, Thứ ông tìm kiếm và cố gắng định nghĩa , dẫn giải cho thể tính của các sự vật , hiện thể; các nguyên nhân căn cốt, căn để nhất ( first causes) có liên quan tới Thể tính của Tâm-Não ( Mind) vĩnh hằng và bất biến, của cái Nguyên Tố khởi động các sự vật, sự thể đầu tiên ( First Mover), của Thiên tiên cốt cách ( the Divine)
không phù hợp với cái thực ( not a real predicate) như có thể kiểm chứng bằng phương pháp thực nghiệm thường dùng trong khoa học.
e) Hegel: “ Hữu Thể là một phạm trù “vô sinh”, kém phát triển , mà lại trừu tượng nhất (trong triết học)”, các triết gia diễn ý F. Hegel cho biết. Thật lạ , một trong những triết gia Duy tâm nhất trong truyền thống thần học Cơ đốc mà lại phát ngôn như trên. Mà trên một số thời điểm và góc quan sát, nhiều khi ta cũng thấy vậy, khi một đêm, 1 người bạn chợt dựng đầu mình dậy và hỏi,
“ Hữu Thể là gì ? "
f) Heidegger: Heidegger quan tâm rất nhiều đến ý nghĩa Hữu Thể, trong
đó ông cho là người ta đã quên mất, hay không phân biệt được ý nghĩa hiện hữu như một vật, sự thể (ontic meaning) và ý nghĩa hữu thể như khái niệm triết học, như yếu tính ( essence) và Hữu Thể ( Being capitalized). [People forget the meanings of both in the ontological meaning] , khởi đi từ Parmenides. Đó là Bản thể căn nguyên, mang tầm quan trọng lớn rộng trong triết học và trong cách thế hiện hữu của con người. Những lý giải của ông mang một tính cách hiện sinh, đặc biệt liên quan tới Hiện hữu con người ( Dasein) đối mặt với cuộc đời, thời cuộc, thế giới và cái chết. Theo Heidegger:
a) Cần phải đem Bản thể luận ra bàn lại thật rõ ràng. Có như vậy may ra, qua Dasein (Hữu thể tại thế), thể tính của nó, chúng ta mới hiểu thêm ý nghĩa về hiện hữu. Dasein (Ttt) và các “đăc tính” (features) của nó ở nghĩa như một vật thể, hiện thể (ontical being) và như một hiện hữu bản thể luận (ontological being) cần được nghiên cứu kỹ lưỡng
b) Hiện tượng luận về Tại-thế-thể (Ttt) Dasein là một thuyên thích, giải thích trong ý nghĩa nguyên thủy của từ này. Nó mang công việc giải nghĩa trong nó. Nhưng trong khi khai mở ý nghĩa của Thể tính và các cấu trúc cơ bản của Dasein nói chung, chúng ta có thể mang đến chân trời (rộng mở) cho bất kỳ nghiên cứu bản thể luận nào thêm về những thực thể không có đặc tính của Dasein. Thuyên thích này đồng thời cũng có thể trở nên một thuyên thích trong nghĩa rằng nó có thể tạo nên những điều kiện, tại đó các khả hữu nghiên cứu h/tưọng luận có thể dựa vào. Và sau rốt, trong chừng mực mà Dasein là một hữu thể [có thể hiện hữu ; mở ngoặc : vì ảnh hưởng của v/đề ngưng kết ( epoché) từ E. Husserl nên Heidegger mới viết như thế]…cho nên thuyên thích về Dasein mang một nghĩa thứ ba riêng biệt là : đây là một phân tích mang tính hiện sinh của hiện hữu; và ý nghĩa này là ý nghĩa chủ yếu trong luận bàn triết học.
g) Sartre: Với J-P Sartre, ông không chú tâm đến việc tìm hiểu giải thích Hữu Thể như một vấn đề của Siêu hình học, theo nghĩa một đối tượng khảo sát mang tính hàn lâm, khô khan của một “đồ vật”, sự thể, một phạm trù với những quy luật, khái niệm, lý luận liên quan, như có thể thấy phần nào trong các nghiên cứu, khảo vấn của E. Husserl trong Hiện tượng luận. Ông chú trọng tới khía cạnh hiện sinh/hiện hữu con người. Con người, đầu tiên phải sống trước nhất, tức là con người trước tiên"sống", rồi cảm nhận, rồi phản ứng với hoàn cảnh sống, nghĩa là có những hành xử, xử thế khi tiếp cận , va chạm đời sống thực tế, với trách nhiệm; tức còn là đối mặt với "lịch sử hiện tại/cận đại" và có những thái độ. Con người không chỉ là "chủ thể" suy nghĩ, cây gậy biết suy tư không thôi. Cái đó tới sau trong tiến trình "làm người".
Sống, cảm nhận, phản ứng trước đã, rồi mới tới suy tư. "Existence precedes essence".
Hiện hữu con người này có vài đồng cảm với M. Heidegger, tức nó là căn để cho những phát sinh, tương quan với các sự thể, hiện thể khác trong cuộc đời, trong cách hành xử, phán đoán, và trách nhiệm. Đìều khác với Heidegger là Sartre trình bày về một quan niệm Tâm thức trong tiếp cận và hành xử của con người khi sống trong thế gìới, cuộc đời với nhiều cảm xúc, phản ứng hơn. Chủ thể "sống" trước, rồi mới suy tư. Tâm thức này nhận ra 2 loại hữu thể : in-itself (tự thân) và for-itself ( cho-chính nó), Nhưng khác với Kant, hữu thể tự thân và hữu thể cho- chính-nó trong quan điểm của ông liên quan nhiều đến con người, điều kiện và hoàn cảnh sinh tồn, hành hoạt của nó. Hữu thể tự thân , theo Sartre, tiếp cận và hiểu đủ về hoàn cảnh cũng như những thuộc tính, đặc tính của hiện hữu, của cái Ngã nó; trong khi đó hữu thể cho-chính-nó là những phóng ảnh , dự tưởng (tương lai) vể hiện hữu, về điều Ngã có thể đạt được, kiếm được. Hai hữu thể này , theo Sartre thường có những ảnh hưởng đối chọi nhau, cái này “trừ”, giảm cái kia. Cũng nên để ý : Đọc L'Être et Le Néant ( Hiện Hữu/Hữu Thể và Hư Vô ) ta có thể thấy Sartre sáng sủa, có nhiều sáng kiến, nhưng vẫn loay hoay với khái niệm về hữu thể và hư vô qua lăng kính của F. Hegel. Về vấn đề liên quan đến hữu thể tự thân, trong triết lý/triết học nhà Phật có giảng dạy về những cái ngã (tự thân vô tự tính), pháp vô ngã, vốn là một bài toán lớn, có thể giúp Sartre được một số điều, nếu ông học hỏi nhà Phật.
Sống, cảm nhận, phản ứng trước đã, rồi mới tới suy tư. "Existence precedes essence".
Hiện hữu con người này có vài đồng cảm với M. Heidegger, tức nó là căn để cho những phát sinh, tương quan với các sự thể, hiện thể khác trong cuộc đời, trong cách hành xử, phán đoán, và trách nhiệm. Đìều khác với Heidegger là Sartre trình bày về một quan niệm Tâm thức trong tiếp cận và hành xử của con người khi sống trong thế gìới, cuộc đời với nhiều cảm xúc, phản ứng hơn. Chủ thể "sống" trước, rồi mới suy tư. Tâm thức này nhận ra 2 loại hữu thể : in-itself (tự thân) và for-itself ( cho-chính nó), Nhưng khác với Kant, hữu thể tự thân và hữu thể cho- chính-nó trong quan điểm của ông liên quan nhiều đến con người, điều kiện và hoàn cảnh sinh tồn, hành hoạt của nó. Hữu thể tự thân , theo Sartre, tiếp cận và hiểu đủ về hoàn cảnh cũng như những thuộc tính, đặc tính của hiện hữu, của cái Ngã nó; trong khi đó hữu thể cho-chính-nó là những phóng ảnh , dự tưởng (tương lai) vể hiện hữu, về điều Ngã có thể đạt được, kiếm được. Hai hữu thể này , theo Sartre thường có những ảnh hưởng đối chọi nhau, cái này “trừ”, giảm cái kia. Cũng nên để ý : Đọc L'Être et Le Néant ( Hiện Hữu/Hữu Thể và Hư Vô ) ta có thể thấy Sartre sáng sủa, có nhiều sáng kiến, nhưng vẫn loay hoay với khái niệm về hữu thể và hư vô qua lăng kính của F. Hegel. Về vấn đề liên quan đến hữu thể tự thân, trong triết lý/triết học nhà Phật có giảng dạy về những cái ngã (tự thân vô tự tính), pháp vô ngã, vốn là một bài toán lớn, có thể giúp Sartre được một số điều, nếu ông học hỏi nhà Phật.
2. being :
a) cái đương là, hiện thể ( what is appearing in front of us, perceived as appearing) can be seen as a perceived object in philosophy, or a transcendental/transcendent object ( transcendental/transcendent being, )
b) vật thể : theo nghĩa đồ vật, sự vật, or can be called entity, an object (of inquiry, physical object etc) in the ontical meaning [or relating to entities and the facts about them; relating to real as opposed to phenomenal existence] ex: the being of a chair, an apple, a dog, a human being, a painful feeling. The existents.
c) sự thể cũng theo nghĩa ontical ( the “constituted, interconnected elements of something happens which describe, speak of, tell about, convey, give facts, thoughts about, the facticity, the facts). The existents.
d) hữu thể mang ý nghĩa triết học về hiện sinhcon người của trào lưu/chủ nghĩa Hiện sinh, hay quan tâm đến ý nghĩa “sống”,cách thế sống, hiện hữu theo kiểu Heidegger như J P Sartres, M. Heidegger, Gabriel Marcel, Albert Camus, Karl Jaspers, Paul Tillich [ cf: the ontological Dasein]
e) hữu thể, hiện thể, cái đương là : theo nghĩa triết học, thường thấy trong Siêu Hình học phương Tây ( Metaphysics) về hữu thể, bản thể, ví dụ, the ontological being of a man, God, the gods, a dog, a book, Love, Hate, Desire, Power, Justice, Phantasy etc.
f) hiện thể, theo nghĩa triết học về ý nghĩa Hiện hữu con người nói chung , không nhất thiết theo nghĩa của triết học Hiện sinh: the being in Existence.
g) Dịch theo cách hiểu phổ quát, thông thường của các phạm trù ngôn ngữ khác thì là hiện hữu.
----
Cf:
Modern European philosophy, metaphysics
Heidegger 's distinction, two levels of analysis of Dasein. The ontic level is concerned with the concrete, specific, and local matter of Dasein , that is,the factual matter open to observation, which Heidegger calls existentiell. The ontological level is, on the other hand, concerned with the deep structure that underlies and instantializes the ontical or existentiell matter and provides a phenomenological description. This deep structure is called by Heidegger existentiale. Dasein has three main existentiales, namely existentiality, facticity , and fallingness. The problem of traditional metaphysics is to confuse these two levels by taking being as entity. Heidegger's own fundamental ontology is both ontical, that is, the analysis of the actual existence of Dasein , and ontological, that is, the analysis of the general conditions of possibility for existence. This is because Dasein itself is both ontical (as an entity), and ontological (the only entity that can ask the question of Being). In these terms, his thought contrasts with Husserl 's phenomenology, which brackets the phenomenon. “By indicating Dasein 's ontico-ontological priority in this provisional manner, we have grounded our demonstration that the question of Being is ontico ontologically distinctive. ( Heidegger, Being and Time)
-------
REF
No comments:
Post a Comment