Wednesday, June 29, 2016

Vô Ngôn Ca Diếp

Đúng là có duyên.


Mới cho thiền sư Vân Môn một "hèo", thì tình cờ lại gặp bài viết này từ 2004 của tỳ kheo Thích Trí Châu, thuộc truyền thừa đời 14 của dòng Vân Môn. Đất tâm tỳ kheo này được gieo giống tốt, nên phát triển tốt. Ông hiểu là phải tham cứu Duy Thức học, tìm hiểu kinh, luận và các pháp môn khác. Tuy nhiên, nhận định về sự kiện Ngài Ca Diếp mỉm cười— khi thấy Đức Phật đưa hoa lên trong tích “Niêm Hoa Vi Tiếu” như trích dưới đây thì mới thấy phần da.

   “Thí dụ như khi Phật Thích Ca cầm lên bông hoa, Ngài Ca Diếpmỉm cười. Không phải là có người nhìn, hay có vật được nhìn… Đơn giản, chỉ vìtất cả các pháp đều vô ngã, tất cả các pháp đều do duyên sanh, và tất cả cácpháp [hoa và thấy hoa] đều phải duyên theo thức và đều là thức biến. Thấy được thức biến hiện, thì sẽ nhận ra tâm đang hiển lộ và qua đây thì thấy Tánh. Mọingười khác đều chỉ thấy là hoa, nên không được truyền pháp. Còn Ngài Ca Diếp thấy hoa thì nhận ra tâm đang hiển lộ, nên được Đức Phật truyền pháp." 

     (trích-TTChâu)

Cái “THẤY, HIỂU” cực kỳ trong suốt, trọn vẹn và bừng nở như chóa sáng lên đó— là phút giây Tâm thức Ngài Ca Diếp lãnh hội trọn vẹn Ý NGHĨA “VƯỢT THOÁT MỌI TRI KIẾN”. Ví như, đã từ lâu lắm rồi mình không có gương, mà muốn biết mặt mũi mình ra sao, đột nhiên một hôm, cóngười mang một tấm gương tới cho. Vừa chạm tới, mình thấy “chân diện mục” mình TƯƠI, TỈNH, VUI, RÕ, giữa trời trong sáng tột cùng, và tự động  mỉm cười hết sức tự nhiên, cười thật vui, hoan hỷ cùng tột. Như muốn thét lên và chạy lên đồi cao, hát vang trờiđất. Và đó cũng là chân diện mục của Chân Như, Phật Tính. Nhưng vì là một La hán, ngài Ca Diếp đã quen thu thúc lục căn, nên chỉ im lặng mỉm cười.


Vô Ngôn.


Vì chỉ chính bằng Vô Ngôn lúc đó mới “nói lên” trọn vẹn cái Hiểu của Ngài. Khi ngôn ngữ “bất lực”, thua để diễn đạt cho trọn vẹn, trong suốt một trực nhận, thẩm thấu trọn vẹn, toàn bích, thì tự ngôn ngữ im bặt. Chẳng phải riêng ngài Ca Diếp im không nói gì hết, chỉ mỉm cười. Mà Ngôn ngữ chính nó trong tâm Ngài bỗng nhiên nó (muốn) im bặt. Chỉ để Nụ cười nở.


CH



-----

 REF

 Lời Tòa Sọan: Thầy Trí Châu từng tu học ở Trung Quốc, là pháp tự của Thiền Sư Phật Nguyên thuộc dòng Vân Môn. 

http://vietbao.com/a10886/tai-sao-khoa-thien-lai-giang-ve-duy-thuc-hoc



http://vietbao.com/a39096/truyen-thua-va-phuong-phap-cua-thien-tong





No comments:

Post a Comment