Tuesday, January 22, 2013

Nguyệt Chiêm Không Điểm

- Chín  năm đã qua rồi , KTLG, có gì khác biệt lớn giữa “cái ông”  bây giờ và hồi xưa ?

- Dạ, cũng nhiều mà cũng ít.

- Nhiều là hồi đó “ông kia” suốt ba tháng ổng chỉ nhìn ngắm lá phong rụng ở New York để coi sự sắp đặt những lý niệm của tri thức con người nó sẽ vẽ nên nổi cái gì về Thực tại thế giới, và ổng thấy nó ve~ nên toàn những cái sai lầm. Nó đơn giản hóa thế giới xanh hồng tím đỏ này quá, quá sức , tức là , they poorly observed, poorly recorded,  poorly constructed and poorly understood it. Và mọi cố gắng khái niệm hóa thế giới bằng ngôn từ đều nhảm nhí, sai lầm từ căn bản hết. Ngay cả cái ngã này, nếu nhìn ngắm nó thật tình “đàng hoàng/cẩn thận”  thì nó “lung tung, phức tạp hơn ức vạn  lần những mô tả mang tính hệ thống và những quan niệm kiểu hình dung môt thực thể bằng những ý niệm/lý niệm kiểu Plato hay hậu-Plato, tức đặt quá nặng về việc “ấn cái dấu” Thể tính, Lý tính hoặc essence lên tất cả mọi thứ. Nên Existentialism ( Hiện Sinh ) sau này có phản bác lại cũng có lý do của họ.

-Rồi gì nữa ?

- Ổng thấy lá phong rơi 3 tháng mùa thu, nhưng mỗi chiếc lá rơi vào mỗi thời điểm khác nhau,  mỗi lúc khác nhau, và dù có rơi xuống cùng một lúc, cách rơi cũng khác nhau. Tức khi nghĩ về câu “mùa thu lá rụng là vèo một ngày , hai ngày hay 1 tuần là rụng hết” là đơn giản hóa thực tại quá đáng, là sai sự thực ( mà ổng lại vốn ưa cái gì đó thật chính xác).  Thực sự, mỗi ngày chỉ một ít lá rơi  và rơi tại nhiều điểm thời gian  khác nhau, và trong nhiều cách thái khác nhau. Và có nhiều lá không rơi cho đến qua mùa Đông một, hai tháng. Vốn là người học Khoa học, ổng bắt đầu chất vấn sâu hơn nữa một số công thức Vật lý và thấy rằng , chính Vật lý, ngành khoa học nhất của khoa học, trong nhiều trường hợp đã lý tưởng hóa/ đơn giản hóa nhiều lượng, nhìều ẩn số , và cách tính, nên chắc chắn sẽ thất bại khi mô tả một Thực tại tối hậu, hay the Being of beings  hoặc Như Lai  Pháp Thân.

- Rồi sao?

-Dạ, cũng chả sao, ổng trở lại Thiền quán và suy tư tiếp về Tánh Không và càng ngày càng thấy mình đầy tinh thể của Tánh Không, cũng như tính cách bất khả đắc của Ngã , của Pháp.

- Rồi sao ?

-Dạ, cũng chả sao. Lúc này có khi ổng muốn lôi mấy ông thiền sư Tàu tào lao (với phương pháp dạy Thiền “hạng bét”  ấm a, ấm ớ mà cứ làm bộ làm tịch )  ra “dũa”. Ổng có dũa Vân Môn một lần, nhưng vì “ngại” làm Thầy  Thanh Từ buồn nên ngừng lại.

- Ổng có nói gì nữa không ?

- Ổng nói: “ Thanh niên muốn học tập đạo Phật , thiền sinh/thiền giả ngày nay, sách vở đầy đủ khắp nơi, nên học hành, tu tập, tìm hiểu suy tư , đâu có khó khăn gì quá để dần dần thiền quán, thiền định để đạt Ngộ. Hà cớ gì cứ theo chân mấy ông thiền sư Tàu cổ lỗ sĩ hàng ngàn năm tham thiền , thoại đầu, tham công án kiểu mấy ổng, vừa thiếu phương pháp hay, vừa lù mù ,u u mông mông, thường rất làm hoang mang những kẻ sơ cơ; trong khi đó, nhiều gã xu phụ, đầu óc thì cũng lờ mờ như mấy ông thầy , mà tung hô, tung hê mấy cái trò hét , đánh, đá , vấn đáp, trả lời pháp kiểu “song thủ  hỗ  bác” hay “ hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau” lên tận trời mây. Và biết bao thế hệ rồi. Sao không thấy chán, không  thấy hổ thẹn khi sau bao nhiêu thế hệ rồi, cứ nhai đi nhai lại mấy cái công án cũ rich, mấy cái vấn đáp rêu phong, cứ sống mãi trong “mộng của người xưa.”?  Hãy đọc, học những quyển căn bản của như của Thầy Wahula, Narada, v.v. để hiểu giáo nghĩa căn bản, sau đó đọc một số sách về Tâm lý học Tây phương, triết học Bergson, Leibnitz, Descartes, Hume, Kant, to name a few major ones, để hiểu về các vấn đề của Tri thức luận . Kế đó có thể là tìm học Duy thức, bắt đầu bằng  Vấn Đề Nhận thức trong Duy thức học, rồi sách căn bản như Tam thập tụng. Tìm hiểu về Tâm, hoạt động của Thân và Tâm qua sách vở và Thiền quán, Thiền định. Sau đó đọc Kinh Quán niệm Hơi thở, rồi Kinh Tứ Niệm Xứ mà Thầy Nhất Hạnh dịch giảng rất rõ để thực hành. Một quyển quan trọng không bao giờ nên thiếu và nên ráng hiểu lá quyển “Triết Học Về Tánh Không “ của Thầy Tuệ Sỹ. Rồi đọc sách bàn tiếp về Tánh Không qua nhãn quan khoa học cận.hiện đại của ông “Bồ tát”-Toán học gia Hồng Dưong Nguyễn Văn Hai.  Rồi tiếp tục Thiền quán, thiền định, tiếp tục đọc kinh Kim Cang, kinh Viên Giác, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Đại Bát Nhã v.v., tiếp tục học, suy tư, nếu không Ngộ ra “Không”, “tánh Không”, Vô Tướng, Vô tác, Vô Ngã v.v. và Ý nghĩa Giải thoát Tri kiến , thì tiếp tục tham vấn thiện tri thức, sẽ có lúc sẽ tỏ ngộ “nông” hay sâu tùy căn, cảnh và trí, gắng sức nhiều hay ít.

- Rồi sao?

- Dạ, thì sau 9 năm đó, bây giờ thì ổng càng thấy như Thế tôn thấy : Ở giữa trong không có gì hết,; thân này, giữa trong không có gì hết, tâm cũng vậy, hay Diêm vuơng , giữa trong cũng không có gì hết.

-Còn cái khác ít?

-Là bây giờ vẫn còn xài cái “cỗ xe” cũ này, tuy bánh xe, trục xe cũ , mòn hơn.

- Rồi sao?

- Dạ, rồi sao là sao ?

- Là bây giờ ông đang ở cảnh giới nào rồi ?

- Dạ, chắc là ở cảnh giới ngài Tu Bồ Đề, sau khi bước từ Kinh  Kim Cang ra , dạo chơi khoảng 100 năm. Nhưng hỏng nói chắc , và cũng hỏng “care”


- Ok, young man. Back to your seat. :-)

NY, 2003




No comments:

Post a Comment