Tự do và Tư Hữu— Vài khởi điểm
Hãy bắt đầu bằng quán sát khởi đầu của sự hình thành ý niệm về tư hữu trong tri thức các em bé, từ lúc còn nằm trong nôi khi mới mấy tháng tuổi, đến lúc khoảng 7, 8 tuổi. Những quán sát này có khi có chỗ tương đồng với quán sát hiện tượng luận
( phenomenological approach) do E. Husserl chủ xướng.
Từ thuở còn nằm nôi với những con thú nhồi bông nhỏ, vầng nguyệt nhỏ, hay hộp nhạc
( music box) treo trước mặt , trên vòng cung gắn với thành nôi, ta có thể quán sát đươc những hiện tượng sau :
a) Bé mỉm cười khi nghe đuợc những âm thanh ưa thích từ hộp nhạc
b) Bé đưa tay với thú nhồi bông hay vầng nguyệt nhỏ
c) Bé cố gắng nhiều lần, trong nhiều ngày để với tới, mong nắm đươc đồ chơi
d) Bé tức mình, khóc vì không với được
e) Có lúc trông mặt bé buồn xo, tiu nghỉu vì mãi không với được (vì đồ chơi còn cách tay với 30-50cm ).
Từ lúc này cho tới khi các bé 1, 2 tuổi, kinh nghiệm về việc nhận đdược đồ chơi, hay món này, thức khác của các bé trải qua những nhận thức như
f) Bàn tay người lớn đưa ra đẩy quà, đồ chơi vào lòng bé.
g) Ánh mắt, nụ cười, lời nói khuyến khích nhận từ người lớn
Đến lúc các bé 3, 4 tuổi, rồi 7, 8 tuổi , khi đã trải qua nhiều kinh nghiêm tương tự, cũng như khi “hư”, bị lấy mất đồ chơi đi, các bé còn nhận thêm được các tín hiệu, những truyền đạt ( message), chỉ dạy như : con búp bê này, cái áo này, cái máy bay này, quyển sách này, rồi thì sau đó đến cái Honda (thật) này, cái nhà này ngày sau sẽ là “của con”, và những trường hợp các bé bị phạt hay lấy mất đồ chơi v.v.
Từ ngày 120 ( khoảng 4 tháng tuổi) cho đến ngày 3000 ( hơn 8 tuổi) , các bé chắc chắn đã trải qua hàng ngàn, chục ngàn lần có sự xúc tiếp để hình thành một ý niệm về “sở hữu” và tư hữu. Cứ thử quan sát , suy nghĩ về sự liên tục của sự hình thành ý niệm về sở hữu/tư hữu này, ta có thể thấy những điều như sau :
a1) Liên quan tới a : Thế giới chung quanh có những điều làm mình vui, thích
b1) L/q b: Bé muốn “có được” những thứ đó
c1) L/q c: Bé cố gắng để đạt được những thứ đó
d1) L/q d : Không đạt được những thứ mình ưa thích bé tức hay giận lắm
e1) L/q e: Nếu mãi không có đươc , bé sẽ buồn lắm
f1) L/q f: Quyền bé đươc nhận quà, sở hữu đồ chơi
g1) L/q g) Xác định của người lớn ( tức một “authority” ) về quyền đươc nhận
sở hữu này.
Từ b1 tới e1, ta thấy gì ? Phải chăng là quyền ước mơ có được, quyền cố gắng để mưu cầu có được. Nếu các quyền này bị từ chối, hay khả năng đạt tới những sở hữu bị tước đoạt , hạn chế, hoặc cấm đoán thì con người sẽ rất buồn khổ, tức giận; và nếu xã hội mãi cấm đoán, hạn chế, hat tước đoạt quyền sở hữu, hay khái quát hóa rộng hơn là quyền “mưu cầu hạnh phúc” , con người sẽ buồn và khổ lắm.
Cứ thế, từ những ngày còn nằm nôi, cho đến 7, 8 tuổi, những kinh nghiệm trực tiếp cho thấy quyền sở hữu/tư hữu đã gắn bó với con người , ngay từ lúc còn nằm nôi. Không những thế, quyền sở hữu/tư hữu này còn được “nhà cầm quyền” (authority) chính thức khuyến khích và xác nhận. Và đời sống thực tế/thực tiễn đã “đóng mộc” xác định đây là một trong những điều cực thiết thân, cực gần gũi với hữu thể tâm linh/tâm lý con người
( human psychical-psychological entity) . Sự gắn bó và cực kỳ mật thiết của nó với đời sống, với ký ức và quan niệm con người, mặc nhiên xác định nó như một quyền căn bản và thiết yếu nhất của con người, cũng như quyền tự do đi lại, tự do kết bạn, lập hội, tự do tư tưởng. Tóm lại quyền có tư hữu và quyền tự do mưu cầu để có tư hữu là hai thứ có liên hệ mật thiết với nhau, và là một thứ “bất khả phân ly” với con người. Bất cứ cắt đứt, bắt đoạn tuyệt, hay gây phân ly với ý thức tự động về sở hữu tính sẽ gây khổ đau biết chừng nào cho con người.
Chúng ta nghĩ gì về niềm đau của bà Hà thị Nhung, Đoàn Văn Vươn và người dân An, Giang, Văn Giang v.v… ?
Tâm Nguyên (HM)
Tâm Nguyên (HM)
12/27/2012
No comments:
Post a Comment