Saturday, November 5, 2016

Hãy lên đường, này chư Tỳ khưu...

Sáng dậy, giở  sách thấy [ thấy lại ?] mấy giòng này  nơi đầu sách của học giả Sukumar Dutt :

‘Go forth, O Bhikkhus, on your wanderings, for the good of the Many— for the happiness of the Many, in compassion for the world— for the good, the welfare, for the happiness of gods and men. Let not two of you go the same way.

  O Bhikkhus, proclaim that Dhamma which is gracious at the beginning, at the middle and at the end.’

Caratha bhikkhave carikam bahujanahitaya
bahujanasukhaya lokanukampaya atthaya hitaya
sukhaya devamanussanam. Ma ekena dve agamittha.
Desetha bhikkhave dhammam adikalyanam majjhe kalyanam pariyosanakalyanam
                                    Mahavagga I, II, I.

In rendition from Sayagyi U Chit Tin :

Go, bhikkhus, and wander for the  benefit and happiness of many people, out of compassion for the world, for the welfare, benefit, and happiness of Devas and men. Two (of you) are not  to go by the same (path).[4] 
Bhikkhus, teach the meaning and detail of  the Doctrine that is good in the beginning, good in the middle, good in the end


Hãy lên đường , này chư Tỳ khưu;  rong ruổi bốn phương vì phước lợi của nhiều người— vì Hạnh phúc , trong Lòng Từ bi Thương xót với con người— cho phước lợi, an lạc , hạnh phúc của chư Thiên và loài người. Hãy đừng đi hai người chung một lối ( mà hãy mỗi người một hướng chia ra hành đạo).

Ôi, này Tỳ khưu, hãy giảng dạy đạo lý tuyệt diệu, lành thiện này ở phần đầu, ở phần giữa và phần cuối. (TN dịch)


Thấy cảm động—

Vì tấm lòng như biển rộng, sông dài của Bậc Chánh đẳng, Chánh giác Thế tôn.

Đã từng biết rõ về tấm lòng Thương xót hải hà ( BI= Compassion) này của Thế tôn, nhưng cũng từng “bất quyết” về ý nghĩa chữ TỪ (= Benevolence, Caring-Kindness) , or Loving-kindness as normally translated/rendered for Westerners). Bởi trong ý nghĩa về một cách tiếp ứng, ứng xử, thì lề lối, khuôn mẫu được áp dụng, ứng dụng trong hầu hết, hay toàn thể (trên lý thuyết) là một 'thái độ' tiếp vật xử kỷ không câu chấp, bám víu ( equanimity, non-attachment) , một cách thái xử kỷ , tiếp vật xa rời lề lối thông thường: vui, an khi được, buồn, lo khi mất, thường liên quan tới những tình cảm/cảm giác tham ái, ái dục, quyến luyến khi ưa thích, ghét bỏ khi không ưa thích thông thuờng. Do đó đặc tính của Từ trong nhà Phật , vẫn thường lồng trong quan niệm về "không đeo buộc, rời bỏ, không bám víu", "không luyến ái, cận kề" này. Như chính một lời ghi chú dưới đây trên Thư viện Hoa sen :


Ghi chú của BBT / TVHS


Mettã sutta với bản Việt dịch của Thầy Nhất Hạnh do Làng Hồng Pháp Quốc xuất bản. Tựa kinh tiếng Việt do thầy dịch là "Kinh Thương Yêu", tiếng Anh là "Sutra on Loving-kindness" tiếng Sanskrit là "Maitri sutta", nhà học giả Edward Conze dịch là "Unlimited Friendliness". Kinh này thuộc hệ Nguyên thủy.

Theo ngài Narada Thera trong quyển Đức Phật và Phật Pháp, bản Việt dịch của Phạm Kim Khánh thì "Phạn ngữ Mettã, dịch là "Tâm Từ", và Mettã Sutta dịch là "Kinh Từ Bi". "Mettã là cái gì làm cho lòng ta êm dịu, là tâm trạng của một người bạn tốt, là lòng ước mong chân thành cho tất cả chúng sinh đều được sống an lành vui vẻ."

"So sánh tâm Từ với tình mẫu tử trong kinh Từ Bi, Đức Phật không đề cập đến lòng trìu mến thương yêu (passionate love) ít nhiều vị kỷ của người mẹ. Đức Phật chỉ nhằm vào sự mong mỏi chân thành của bà mẹ hiền muốn cho đứa con duy nhất của mình được sống an lành. Trìu mến thương yêu đem lại phiền não. Tâm từ chỉ tạo an lành hạnh phúc. "Đây là một điểm tế nhị mà ta không nên hiểu lầm. Cha mẹ thương yêu, trìu mến con, con thương yêu cha mẹ, chồng thương yêu vợ, vợ thương yêu chồng. Tình luyến ái giữa những người thân yêu là lẽ thường, là một sự kiện tự nhiên. Thế gian không thể tồn tại được nếu không có tình thương. Nhưng tình thương luôn luôn ích kỷ, hẹp hòi, không so sánh được với tâm Từ là tình thương đồng đều đối với tất cả chúng sinh trong vũ trụ bao la. Do đó tâm Từ không đồng nghĩa với tình thương yêu ích kỷ. "Tâm từ (mettã) không phải sự yêu thương xác thịt, cũng không phải lòng luyến ái đối với người nào. Tình dục và luyến ái là nguồn gốc của bao điều phiền não.

"Tâm từ cũng không phải là tình thương riêng biệt đối với người láng giềng, bởi vì người có tâm từ không phân biệt người thân kẻ sơ. "Tâm từ không phải chỉ là tình huynh đệ rộng rãi giữa người và người, mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, không trừ bỏ một sinh vật nhỏ bé nào, bởi vì loài cầm thú, các người bạn xấu số của chúng ta, cũng cần nhiều đến sự giúp đỡ và tình thương của chúng ta. "Tâm từ cũng không phải là tình đồng chí, không phải tình đồng chủng, không phải tình đồng hương, cũng không phải tình đồng đạo. "Tâm từ êm dịu vượt hẳn lên trên các thứ tình hẹp hòi ấy. Phạm vi hoạt động của tâm Từ không bờ bến, không biên cương, không hạn định. Tâm Từ không có bất luận một loại kỳ thị nào. Nhờ tâm Từ mà ta có thể xem tất cả chúng sinh là bạn hữu, và khắp nơi trên thế gian như chỗ chôn nhau cắt rún.
"Tựa hồ như ánh sáng mặt trời bao trùm vạn vật, tâm Từ cao thượng rải khắp đồng đều phước lành thâm diệu cho mọi người, thân cũng như sơ, bạn cũng như thù, không phân biệt giầu nghèo, sang hèn, nam nữ, hư hèn hay đạo đức, người hay thú. "Người thực hiện tâm Từ đến mức cùng tột sẽ thâý mình đồng hoá với tất cả chúng sinh, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là "ta" lần lần mở rộng lan tràn cùng khắp càn khôn vạn vật. Mọi sự chia rẽ đều tiêu tan, biến mất như đám sương mờ trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất. [Đức Phật và Phật Pháp, trang 584-588]


Bất quyết là vì câu :

Như một bà mẹ đang đem thân mạng mình che chở cho đứa con duy nhất, chúng ta hãy đem lòng từ bi mà đối xử với tất cả mọi loài.

Tuy rất mênh mông, rộng lớn, nhưng vì Tình Mẹ nơi chốn thế gian vẫn thường mang ý nghĩa luyến ái, vui buồn được mất, gắn bó thường tình rất thâm sâu, nhiều phiền não, sợ rằng không phải bổn ý của đức Bổn sư. Ý của Ngài chắc là một loại Tâm Từ , lớn rộng cùng khắp, không mang ý nghĩa ‘vị kỷ” , và là mong muốn chân thành cho mọi loài chúng sanh được sống trong an lành.

Nay đọc lại kỹ, và đọc chú thích của thầy Narada thì thấy rõ đúng là cách nhìn của thầy Narada là chuẩn xác, như đã từng nghĩ.


Thầy Nhất Hạnh dịch Metta Sutta sau này thành Kinh Thương Yêu. Có vài nhận định như sau :



मैत्री = Maitri [ Từ, Tâm Từ]

1.   good will = thiện ý, thiện chí,
2.   benevolence = lòng từ thiện, lòng muốn làm điều tốt lành
3.   kindness = lòng tử tế
4. friendliness = sự thân mật, thân ái, tình bạn

hoàn toàn không có nghĩa chữ “love” trong đó

và Metta trong tiếng Pali ( Nam Phạn)

chỉ có các nghĩa là

1.    friendly, 2. benevolent, 3. kind,    chính yếu

theo Pali-English  Dictionary của Pali Text Society (1)


Dịch Metta Sutta là Kinh Thương Yêu, theoi, là cách dịch mở rộng ( expanded meaning ), và phần nhiều là muốn quảng diễn ý của từ Anh ngữ hay sử dụng (để quảng diễn, phiên dịch cho người Anh Mỹ, Âu châu hiểu , và thích hợp với “ tâm ý, khẩu vị, ý nghĩa văn học, tập quán” để nói về lòng Từ) , mà một chuyển ngữ tương đương ( translative equivalent)  là Loving-kindness. Chữ này đóng vai trò một chuyển ngữ thích hợp và tương đối giải nghĩa, thuyên thích gần cận đại ý , và không phải dài dòng giải thích, như Mahathera Narada đã phải giải thích hơi dài cho thật rõ ràng. Tuy nhiên, phải hiểu như đại sư Narada giải thích cặn kẽ, tỏ tường mới đúng thật ý nghĩa của chữ Metta (Từ, Từ tâm) .

Hãy cứ dịch như xưa nay vẫn dịch là Kinh Từ Bi, hay Kinh Lòng Thương, Kinh Tình Thương theo cách hiểu tường tận của người Việt với chữ nghĩa Việt, hay Hán Việt đã phổ cập và thẩm thấu rất lâu đời trong văn hóa và quần chúng  với những dòng chú thích. Dịch là Kinh Thương Yêu, theo tôi thấy là không diễn đạt "đúng", hay "không nên" [ dù có thể thầy Nhất Hạnh muốn Việt hóa chữ Từ Bi], và mang ít nhiều tính cách phổ cập hóa, theo thị hiếu, cũng như uốn chữ để phù hợp với đời thường hiện đai và tâm sự, tâm tình của nó.Và vì chữ “thương yêu” mang nặng tính luyến ái, vui buồn được mất,  đời thường, không phải đời ẩn dật, mang phẩm hạnh kẻ buông bỏ để đi về Phương trời cao rộng.

Nhưng điều cảm động muốn nói tới, có thể thấy được trong câu : hãy phân ra , đừng chung lối; đi về khắp nơi, [ làm thân cô lữ , chấp nhận cô liêu, bất định ] để hoằng trì Giáo pháp : vì Phúc lợi, An lạc, Giải thoát cho chúng sanh. Nó mở tâm ta , soi cho thấy Lòng quan tâm, thương xót  lớn lao của Bậc Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Bạc Già Phạm


Làm chợt nhớ đến những đám mây vô xứ tuyệt đẹp trong ráng trời mênh mang xuân thu, đông hạ vẫn trải bay trong trời biếc.


Và những bước chân, với đôi mắt nhiều khi ngó xuống— trông chừng cho bầy kiến hay các sinh vật bé tẻo teo.

Ai kẻ đã từng bay thâm nhập vào Tánh Không phi khứ, phi lai, bất sinh, bất diệt, vô xứ  vô biên tột cùng màu nhiệm, hay nếm được mùi Giác ngộ của Thiền định, Trí tuệ mà không cảm thấy cảm ơn bước chân bỏ nhà tầm đạo ( the wandering life) để chỉ dạy lại cho chúng sinh thấy Thân này là Không, Tâm Vô thường; Pháp này là Hư Giả, Thế giới này Huyễn, của Điều Ngự Trượng Phu-Thế Tôn-Phật và chư Tăng khất thực, hoằng pháp, du hóa nhiều đời ?



TN



Notes


2. Ngay cả chữ "Từ" ( lòng yêu thương của mẹ dành cho con, ví dụ trong Từ mẫu, hay "Lương y như từ mẫu") mà người Tàu dùng để dịch chữ Metta, hay Maitri, cũng chỉ là một approximation--một chữ tương đương gần gũi-- chứ cũng không hẳn là đúng với nghĩa của Metta hay Maitri.

3. Tàu hay dịch Loving-kindness là Từ-Ái (慈愛) cho những quảng diễn sau này cho chữ Metta. Và như thế là trùng lập ý nghĩa ( overlapping in meaning) vì trong "Từ" đã có phần tính chất của "Ái", ngoại trừ khi phải nói rõ ra đó là chữ dùng để chỉ một loại tâm trong sách Phật. Vấn đề là : chỉ cần dịch là Từ (tâm), và giải thích rõ như thầy Narada đã nói. Nếu muốn dịch với phong cách chú giải, ghi chú thêm thì nên dùng chữ Từ Mẫn có lẽ hay hơn. Và hai chữ "mẫn" sau đây (theo tự điển Thiều Chửu) đều khá thuận hợp : 愍 ,  閔 cho ý kinh.

4. Ngay cả trong nguyên văn Pali : 

         Màtà yathà niyam puttam
         āyusā ekaputtam anurakkhe

 chữ "yathà" có nghĩa là như ( as, like ). Và hai câu này dịch sang tiếng Anh thường là : Just as with her own son, a mother would protect her only son at the risk of her life ( Như một bà mẹ quan tâm/bảo vệ cho đứa con trai độc nhất của mình dù có phải hi sinh). Ý của câu trong kinh là : lấy ví dụ , dùng thí dụ về tấm lòng bà mẹ thôi, chứ không bảo là hành xử y như thế trong tâm tình yêu thương, luyến ái cho đứa con, vì thế mới có chữ "Như " đó. 
Như một thí dụ.

---

REF



As we can see in these legends, world-forsaking does not mean for the world-forsaker a stepping out into solitude or lapse into a social vacuum: in its pragmatical consequence it is a change-over from one condition of life to another-- as it is put in the scriptural phrase, 'going from home into homelessness' (agàrasma anagàriyam pabbajati). But the 'homelessness' does not necessarily mean a state of aloofness or companionlessness: such a condition for the world-forsaker is optional , as poited out in Vanapattha Sutta 2 where it is said that the almsman 'may dwell in a forest or quit it, or dwell anywhere in a village, a township or a country, according as such dwelling is conductive to his spiritual cultivation or not'. 
( Buddhist Monks and Monasteries in India. Sukumar Dutt. p. 45)


----

Để vấn đề sáng tỏ hơn, xin trích ra đây một trang web bàn luận về ý nghĩa, hình ảnh, ví dụ mẹ trong Metta Sutta. Với chính các nhà sư , học giả chữ Pali, đoạn văn 

Mātā yathā niyaṃ puttaṃ
āyusā ekaputtam anurakkhe
Evam pi sabbabhūtesu
mānasam bhāvaye aparimāṇaṃ


cũng gây khá nhiều phân vân, ý kiến khác nhau về việc hiểu sao cho đúng ý kinh về Tâm Từ.

Nhưng Tâm Từ của Đức Phật Thế tôn còn rộng lớn, vô biên hơn tâm từ của các bà mẹ

---


From Dhammawheel:


As a mother protects with her life

Postby Coyote » Sun May 12, 2013 12:01 pm

(taken from the thread in general and posted here as the resident Pali experts may be more likely to notice it)

"As a mother would risk her life
to protect her child, her only child,
even so should one cultivate a limitless heart
with regard to all beings
." (trans. Thanissaro)

In a dhamma talk by Ven Thanissaro he mentioned that the phrase mentioned above refers not to the quality of the metta, but to the care and protection put into cultivating the metta itself.

"Some people misread this passage—in fact, many translators have mistranslated it—thinking that the Buddha is telling us to cherish all living beings the same way a mother would cherish her only child. But that’s not what he’s actually saying. To begin with, he doesn’t mention the word “cherish” at all. And instead of drawing a parallel between protecting your only child and protecting other beings, he draws the parallel between protecting the child and protecting your goodwill. This fits in with his other teachings in the Canon."

http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/thanissaro/metta_means_goodwill.pdf

What do those here knowledgeable about Pali say?
---

Re: As a mother protects with her life

Postby Bhikkhu Pesala » Sun May 12, 2013 4:28 pm
This is the Pāḷi text referred to:

Mātā yathā niyaṃ puttamāyusā ekaputtamanurakkhe.
Evampi sabbabhūtesu, mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ.

This is the Suttanipāta Commentary to the verse:
149. Evaṃ ahitadukkhānāgamapatthanāvasena atthato mettābhāvanaṃ dassetvā idāni tameva upamāya dassento āha ‘‘mātā yathā niyaṃ putta’’nti.

Tassattho – yathā mātā niyaṃ puttaṃ attani jātaṃ orasaṃ puttaṃ, tañca ekaputtameva āyusā anurakkhe, tassa dukkhāgamapaṭibāhanatthaṃ attano āyumpi cajitvā taṃ anurakkhe, evampi sabbabhūtesu idaṃ mettamānasaṃ bhāvaye, punappunaṃ janaye vaḍḍhaye, tañca aparimāṇasattārammaṇavasena ekasmiṃ vā satte anavasesapharaṇavasena aparimāṇaṃ bhāvayeti.

From a quick look at that, it seems that the traditional translation is correct — evampi sabbabhūtesu idaṃ mettamānasaṃ bhāvaye = thus too, upon all beings, one cultivates a mind of loving-kindness.

http://www.dhammawheel.com/viewtopic.php?t=17168#p245258
----

https://www.nalandatranslation.org/wp-content/uploads/2016/09/Metta_Sutta.pdf









No comments:

Post a Comment