Saturday, March 7, 2015

Một Trung quốc phân liệt (A Disintegrating Communist China)—


Long thể bất an, long thân ngõa giải

*

Bạo lực, chuyên chế, áp bức tự thân chúng nuôi những hiểm họa. Bằng khóa miệng, khóa tay, bưng bít, đàn áp, tù đày, bách hại, chế độ tàn bạo phi nh ân cstq ngày càng chất chồng những đau khổ, bất công, oan khuất, oan sai, đày ải , thì cũng sẽ có ngày bùng nổ. Who knows the future ? But all karmas will lead to  end-results

Đó là một cảnh tượng, một “kịch bản” rất có  thể  xảy ra (scenario) mà một số “chàng” chuyên gia, đặc biệt ở Mỹ, trong “bể nghĩ”, “tư vấn khố” ( = think tank) đang nghĩ đến. Peter Mattis, một chuyên gia phân tích (analyst) đã từng làm việc với ch/phủ Mỹ chuyên về TQ, còn đẩy vấn đề xa hơn, trong một đề nghị cụ thể là ch/quyền Mỹ hãy nên tra xét, tìm dò các nguồn tài chính, tiền bạc của những đầu sỏ Tàu, khi chế độ sụp đổ, và bọn này tìm bãi đáp an toàn. Đây cũng là cách ch/phủ Mỹ sẽ tìm cách “nói  chuyện và “lèo lái” sự tình khi có biến.

Mấy điều đáng chú trọng trong bài viết của P. Mattis:

1. Tình trạng bất an, bất ổn ở TQ ( state insecurity, social unrest).  Có hàng mấy chục ngàn cuộc biểu tình , phản đối , c ó khi chỉ trong 1 năm, đã xảy ra với nhiều nguyên do.

2. Nếu những thay đổi trong v/đề tách rời quân đội ra khỏi đảng CS dần thành hình những tương quan mới, Mỹ cần biết những tướng nào, nhân vật nào nắm những vị trí trọng yếu trong cán cân quyền lực, và quan điểm họ ra sao.

3. Có những nhóm “xã hội dân sự” đang dần phát triển, Mỹ cần tìm hiểu liên lạc.

4. Điều nghiên để tìm dò “tâm điểm bùng nổ” ( critical mass) và các điều kiện, nhân vật, thời thế, bức xúc,cũng như giới hạn của các điểm nóng có thể gây nổ. Điều nghiên xem lực lượng an ninh, côn an sẽ phản ứng ra sao. Mattis lưu ý: Nếu một quần chúng đông đảo rộng lớn, lan tỏa tham gia biểu tình và dẫn đến những th/đổi ch/trị, điều đó có nghĩa là lúc ấy họng  súng đã từ chối quay về phía nhân dân và sẽ không còn những ngón tay bóp cò. Tất cả đã trở thành một bài toán mới, trong đó các yếu tố linh động, biến chuyển kết hợp với nhau thành một “kết hợp lưu chuyển” ( a dynamic). Công an sẽ không còn “trung thành” và muốn bảo vệ đảng nữa (1)

5. Ch/phủ Mỹ cần tiên lượng xem nhà nước cs Tàu sẽ có những quyết định như thế nào trong các tình huống khác nhau:
a. cho tiền hay bắt giữ những người cầm đầu phản kháng để bịt miệng ,khóa tay; và có thể kìm giữ trong địa phương không cho lan tỏa
b. Bắc kinh sẽ xét xem v/đề có thể để cho địa phương g/quyết hay cần tới sức trung ương, vì cách sắp đặt giải quyết công việc đối phó quá phức tạp và phản ứng hàng ngang không đồng bộ của các cơ quan chức năng
c. Ch/phủ Mỹ cần biết các cách thức hoạt động của g/máy “bảo vệ” của nhà nước Tàu ở các cấp và các nhân vật nắm yếu tố q/định để chuản bị đối phó (2)

Notes:
1. Most studies of China’s future often assume the country’s security services will function, without understanding their ability to protect the regime depends on a fluctuating dynamic that also involves citizen-activists and technology. If political change comes to China through mass public demonstrations, then it is because the assumptions held about a loyal and capable security apparatus did not hold.”

2. “Fourth, U.S. policy makers and analysts need to map out the decisions Beijing will face as individual incidents of unrest begin to cascade into a larger crisis. First, Chinese leaders will have to make an assessment of whether the demonstrations can be stymied by buying off or capturing protest ringleaders. Or whether the unrest can be isolated and localized before it spreads across too many counties. The next big set of decisions faced in Beijing would involve whether to allow local and provincial authorities to resolve the crisis without involving the central leadership. Based on the complicated arrangements that make horizontal cooperation across jurisdictions almost impossible, widespread protests that cross provincial boundaries will require central intervention to coordinate action. Knowing how this works and who will decide at different levels could be crucial to influencing events. Parts of this process and the decision points can be imagined until new information can be acquired, but the important thing is to spell it out while never thinking that the answer is final. Concrete plans may be useless, to paraphrase President Dwight Eisenhower, but planning will be indispensable.”

---------

REF:


Addendum:

Chúng ta có biết ?
Năm 2004 tại TQ có 74 ngàn cuộc biểu tình/phản đối, năm 2006 con số tăng lên thành 87 ngàn.




Con số biểu tình, phản kháng ở Tq của Christian Gobel và Lynette Ong thuộc ECRAN đưa ra cho năm 2010 là từ 180 ngàn cho tới 230 ngàn vụ. Theo quan sát của Christian Gobel và Lynette Ong thì tuy các vụ biểu tình, phản kháng chưa trực tiếp đe dọa quyền bính nhà nước cstq trong tức thời, nhưng những đợt sóng ngầm có thể trào dậy quậy phá và gây nên tình trạng bất ổn cho Tq. 

Có mấy điều tôi không đồng ý với cách diễn giải của 2 tác giả. “Giọng điệu” của reseach mang vẻ nghiêng về phía “đưa ra hướng” cộng tác, có thể vì các lý do kinh tế cho European Union. Nhưng ở 1 mức độ sâu xa hơn— có thể thấy khi đọc các tài liệu khác về v/đề social unrest này— có những oán ghét, căm thù từ các nhóm bị đàn áp, bách hại vì v/đề sắc tôc, di dân Hán vào lấn hiếp, chiếm đất ở; những bất mãn, căm hận nặng nề vì tình trạng bị cướp đất của dân oan, phải bán nhượng lại rẻ cho nhà nước. hay bị bọn cường hào mới hành hạ, ăn cướp, cộng với biết bao bất mãn khác. Bị đối xử bất công, kỳ thị, trù dâp, oan sai cùng với tình trạng tham nhũng. lạm quyền tràn lan làm cho điêu đứng— đây mới là nguyên do căn bản nhất và là mẫu số chung cho nhiều vụ xuống đường phản đối. Không có một hệ thống pháp luật nghiêm minh để xử trí, cách áp dụng luật bất nhất, mơ hồ, từ địa phương tới trung ương. Các cách xử lý chỉ mang tính cách van xì hơi cho bất mãn, chống đối. Bọn cường hào, ác bá mới thì ngang nhiên chiếm đoạt, ngang nhiên đuổi người ra khỏi nhà đất họ , trong sự bao che của chính quyền địa phương và sự làm ngơ của bọn trung ương.




No comments:

Post a Comment