Monday, April 6, 2015

Dân Việt, và Tàu cũng chuộng một xã hội Dân chủ như ai (1)


The Vietnamese and Chinese public prefer Democracy as any other countries (2)


*


Nhân chuyện đàn em con cháu của ban Tuyên giáo trung ương và các tỉnh ở VN, cùng dư luận viên tung hỏa mù : thay vì nói Dân chủ sẽ gây loạn, thì lòi đuôi độc tài ngay, dân sẽ chửi mắng cho, mấy chú bé bèn nói : Đa đảng sẽ gây loạn, gọn gàng như thế , với vài thí dụ ở Iraq, Ai cập. chẳng hạn. Chấm hết, xuống hàng. Không có được một lời giải thích nào về căn nguyên hay những lý do về các khả năng có thể gây loạn. Cũng nhân chuyện mới đây tạp chí TIME có làm một khào sát cho thấy dân Việt là dân chuộng hệ thống kinh tế tư bản hơn tất cả mọi người sau hơn hơn 60 năm sống vớichủ nghĩa cộng sản, nên trở lại với câu chuyện Dân chủ một chút.

Năm 2004 , hai Gs Russell Dalton & Doh Shin viết bài khảo cứu Những Nguyện Vọng và Lý Tưởng Dân Chủ (Democratic Aspirations and Democratic Ideals) , trong đó tác giả chú trọng vào việc khảo sát, dò hỏi quần chúng tổng quát ở khu vực Đông Á và Á châu-TBDương như PLTân, ĐLoan, Mã Lai, Nam Hàn, Singapore, Thái Lan, Nam Dương, Tàu , Việt nam, Campuchia v.v., xem họ có ưa thích chế độ dân chủ không, thì đại đa số quần chúng đều trả lời họ ưa chế độ dân chủ. Trong đó bách phân người VN trả lời thích Dân chủ như một guồng máy/hệ thống điều hành ( a process) là 73%, và Tàu là 95%. Mở ngoặc chú ý : E rằng có lỗi đánh máy ở trang 9, vì khi nhìn hình 2.5 (Fig.2.5), trang 22 của World Values Survey, thì thấy cột điểm của VN cao hơn hay ít nhất bằng Tàu. Hoặc hình 2.5 là trung bình của kết quả thăm dò hai giai đoạn khác trong , 1995-1998 và 1999-2003

Sau đây là một số câu hỏi  World Values Surey đưa ra :

Phần 1 : Về việc xem Dân chủ như một thể chế cầm quyền lãnh đạo/lèo lái 1 q/gia. Đánh giá là từ rất tốt, t/đối tốt cho tới khá xấu, rất xấu, nếu :

a)    Có 1 nhà lãnh đạo mạnh mẽ không đếm xỉa gì tới quốc hội hay việc bầu cử ?
b)   Có các chuyên gia quyết định các việc nước, theo khả năng chuyên môn của họ, chứ không phải chính quyền q/định ?
c)    Có quân đội cai trị ?
d)   Có một hệ thốngchính trị dân chủ ?

Trong phần này ta thấy hầu như toàn thể đều trả lời "Không" với 3 câu đầu, và đồng ý là Dân chủ là một thể chế lãnh đạo quốc gia tốt. Kết quả cũng giống như Gs Armatya Sen nh/xét, “ Dân chủ được xem là một giá trị phổ quát” (Democracy as a Universal Value) (3)

Phần 2 : Về việc xem Dân chủ như một guồng máy/hệ thống điều hành q/gia. Trả lời là từ : rất đồng ý, đ/ý,không đồng ý, rất không đ/ý.
  
a)    Trong 1 nhà nước dân chủ, hệ thống kinh tế chạy kém
b)   Một nhà nước dân chủ thì thiếu quyết đoán, cãi cọ nhiều quá
c)    Nhà nước dân chủ yếu kém trong việc giữ trật tự xã hội
d)   Nhà nước dân chủ có thể có những vấn đề, nhưng nó vẫn tốt hơn các thể chế khác

Cũng vậy, câu trả lời xuyên suốt các nước được hỏi là đại đa số mọi người đều trả lời "Không" cho 3 câu đầu, và nghĩ Dân chủ là một thể chế tốt hơn các thể chế khác. Và kết quả này cũng giống kết quả khảo sát người dân Đông Âu các năm đầu thận niên 1990.


Một vấn đề khá quan trọng liên quan đến giá trị thực tế của khảo cứu : đó là các câu hỏi ( do World Values Survey đặt ra) có bảo đảm giá trị của chúng không, tức nếu sự đánh giá này cần phải phản ánh trung thực suy nghĩ, quan niệm của người dân về vấn đề dân chủ , thì quan trọng nhất là người dân có thực sự hiểu câu hỏi để có thể trả lời rõ ràng cho tổ chức khảo sát. Vì vậy cách đặt câu hỏi cho cả hai phần như nói trên rất hiệu quả và dễ hiễu cho người trả lời lượng định mà không cần phải hiểu nhiều các lý thuyết về thể chế Dân chủ v.v. Bằng kinh nghiệm của chính mình trong đời sống qua các xúc chạm, kinh qua các thời đại, người dân bình thường đều có thể trả lời các câu hỏi trên. Đó là các câu hỏi rất hay, sáng suốt. Cách đặt câu hỏi đó, vô hình trung, bao gồm được các yếu tố, các kinh nghiệm trong văn hóa, trong bối  cảnh lịch sử , và xúc tiế p thực sự  với  đời sống chính trị-kinh tế-xã hội (4), (5). Những câu hỏi không bị những đặc tính như “lý thuyết” quá làm phân vân, hay đưa tới những câu trả lời có giá trị mờ nhạt, khi yếu tính, các giá trị quan trọng không thấy được trong câu hỏi.

Theo cách của WVS, tôi cũng thử đặt 4 câu thôi, để chúng ta thử trả lời xem sao nhé :

1.    Bạn có thấy sống trong một nhà nước cho làm ăn, kinh doanh tự do là tốt không ?

2.    Bạn có thấy thích sống trong một nhà nước ai cũng có quyền ngang nhau để sinh sống, sinh hoạt, làm ăn, không ai có đặc quyền đặc lợi, có ưu tiên hơn ai không ?

3.    Bạn có thấy cần có một nhà nước có một bộ phận pháp luật để duy trì công bằng như trong điều 2 không ?

4.    Bạn có thích sống trong một nhà nước mà mọi người được để phát triển như tự nhiên, để tự thi thố, tự chịu trách nhiệm về bản thân, gia đình, không bị cấm đoán, đe nẹt các mặt như được suy nghĩ, phát biểu tự do, đi lại không bị ngăn trở, chơi với ai thì chơi, đọc sách nào thì đọc, theo tôn giáo nào, lập hội nào cũng được ?


Nếu bạn trả lời “Có” cho cả 4 câu này thôi, tức là bạn đã muốn được sống trong một nhà nuớc Dân chủ, vì bạn muốn có 3 thứ cốt lõi nhất cho một nhà nước có dân chủ , tự do. Đó là : Tự do, Công bằng, và Công lý.

Và có gì đáng ngạc nhiên quá không, khi các câu trả lời cốt lõi nhất về Dân chủ như trên có thể tìm được câu trả lời tương đối dễ dàng , căn bản và không thiếu hợp lý ?

Từ một cơ sở nhận thức khác, qua kinh nghiệm tự thân khi “va chạm” tiếp xúc với thế giói chung quanh, từ người thân trong gia đình, đến bạn bè, người trong xã hội, trong đủ thứ chuyện,  trong giao dịch, đổi trao, mua bán, chúng ta, khi tra vấn , nghĩ suy lại cũng đã thấy một phần nào những kinh nghiệm trong ta, đòi hỏi, yêu cầu, thúc giục chúng ta phải có Tự do, cần Công Bằng, và đòi có Công lý. Thí dụ thì nhiều lắm. Ví dụ, tại sao không cho gia đình tôi và mọi người buôn bán tự do như bây gìờ sau khi đổi mới khoảng 10 năm, mà vừa sau 1975, đã bắt tôi dẹp tất cả cơ sở, hàng quán, tất cả vào hợp tác xã v,v.. Ví dụ hai anh em cãi nhau , hay có khi “bộp” nhau về 1 chuyện gì đó, thì cần một ông cha xử và xử cho công bằng. Xin hãy hồi tưởng lại, tìm dò , suy nghĩ sẽ thấy bản thân chúng ta đã bao lần chạm trán và mong có, đòi hỏi 3 điều cốt lõi trên— từ 7, 8 tuổi trở đi.


Như thế để trả lời quan tâm 1 của chúng ta : Người dân Việt có ưa một nhà nước Dân chủ thật sự không ? Rõ ràng, công chúng Việt , cũng như công chúng từ Âu , Mỹ sang Á, sang Phi đều có khuynh hướng, nguyện vọng hay khát vọng được sống trong một thể chế như thế, như tối thiểu là 2 bài viết dẫn nguồn bên dưới, trong hàng trăm bài khác, của 3 giáo sư  R. Dalton, D. Shin và L. Diamond đã trả lời. Xin nhắc lại : Dân chủ là một giá trị phổ quát. Lập luận đưa ra từ phe phản bác và DLV hùa theo bị bẻ gãy mọi chiều. Có tác giả đã đưa ra nhận định Dân chủ không thích hợp với các nước theo Hồi giáo hay các nước Á châu có những giá trị riêng trong văn hoá họ ( East Asia values), như Khổng giáo, ví dụ Lý Quang Diệu. Nhưng theo nghìên cứu của L. Diamond trong “ The Spirit of Democracy” , hay các tác giả như Richard Rose ( “The most observant Muslims are almost as democratic as those who are non-observant/  “democracy is better than any other form of government”) (6), Pipa Norris & Ronald Inglehart ( the average levels of support for democratic ideals for two studied groups of Christian and Muslim are identical : 86% ) (7) , thì trong nền tảng các giáo lý đạo Hồi cũng rất ít khi có điều gì chống lại với khuôn mẫu nhà nướcDân chủ. Nhìn về Á Đông, cũng vậy, Gs Diamond & R. Dalton, nhất là Diamond cho thấy các giá trị ( trong văn hóa) Á Đông như nghĩ tới cộng đồng, hơn là cá nhân , hoặc trung thành ( kiểu ngu trung với nhà nước, vì nghĩ là nhà nước thật sự đại diện và “lo” cho mình). Chính những giá trị đó theo khảo sát và thăm dò của Gs Diamond và các nhà nghiên cứu cũng không có gì đi ngược lại với các giá trị dân chủ

Quan tâm 2: Về các lý do đưa ra để hù dọa là Dân chủ hay đa đảng sẽ gây loạn, các nhiễu/diễu gia từ các ban tuyên giáo trung ương, tại các tỉnh tại VN,  và DLV hay đưa thí dụ về trường hợp của Iraq và Egypt, thì chính là vì họ không hiểu người ta đánh nhau, bắn nhau ở Iraq, Egypt không phải vì chế độ dân chủ đẻ ra, mà vì các lý do thuần tôn giáo, ví như Hồi giáo Sunni đánh nhau triền miên với Hồi giáo Shia ở Iraq. Trong khi đó ở Ai cập thì cũng thế , các tổ chức Anh Em Hồigiáo ( The Muslim Brotherhood), Nour Party bị các tồ chức khác, ít tinh thần Hồi giáo cực đoan hơn chống lại, ví dụ như Tamarod Movement, The National Salvation Front. Và 2 trong các lý do chính gây ra mất trật tự trước khi ông El-Sisi lên làm tổng thống Ai cập là tình trạng kinh tế rất kiệt quệ, với thành phần thất nghiệp lên hơn 40% , trong đó nhiều là những thanh niên. Lý do thứ nhì các players ( chính khách) không soạn thảo các quy luật rõ ràng giữa các đại biểu tranh chấp, không thỏa thuận được với nhau về các điều lệ, khu vực, dân số mình đại diện.

Tóm lại các chứng cứ về sự kiện có thể có loạn vì đa đảng , hay xa hơn chút xíu là vì Dân chủ nên sinh ra loạn đều là tào lao, nhảm nhí, vô căn cứ, rớt  xuống hư vô cả.

Mặt khác, theo nghiên cứu của Adam Przeworski et al trong “ Democracy and Development” (8), các tác giả cũng xác định mối quan hệ gắn bó trong việc giữ cho nền k/tế vững vàng, và sự ổn định của một nhà nước Dân chủ , cũng như một nền Dân chủ thường mang lại sự thăng tiến kinh tế cho 1 quốc gia.




Notes:

1. Trong một khảo sát của hãng PEW năm 2002, trong khái niệm “Văn hóa chính trị (ảnh hưởng đến (chọn lựa) Dânchủ như thế nào, lạ thay , từ bối cảnh lịch sử, văn hóa và đời sống kinhtế-chính trị-xã hội, người Việt xếp hạng cao, ngang với Nhật, cao hơn Nam Hàn,Nam Dưong trong cảm nhận và ý thức về “cái tốt đẹp/ hữu hiệu” hơn nơi một thể chế Dân chù , và còn nói khoái “ Dân chủ như hiện diện tại Hoa kỳ” nữa chứ.

This research addresses this void, using the World Values Survey to describe citizen orientations toward democracy in the nations of the Pacific Rim.Although caution is warranted since it is difficult to tap democratic orientations, the WVS data describe broad support for democracy as a regime form, and rejection of the non-democratic alternatives of oligarchy and military rule. Similarly, most people are positive about the democratic process, rejecting the common claims of democracy’s critics that it weakens the economy and leads to disorder. Indeed, when large majorities in the two communist nations of East Asia endorse the view that democracy may have its problems, but it is better than any other formof government, this is an indicator of how widespread democratic aspirations have become. Moreover, in comparing East Asia to the established Western democracies of the Pacific Rim, the differences in opinions are overshadowed by the broad support for a democratic regime and the democratic process that transcends the East-West divide.
Our findings thus add to the growing body of empirical evidence that the political cultures in East Asia are not inconsistent with further democratic development. For instance, the Pew Global Attitudes Survey (2002) done in summer 2002 found that majorities of the public in Vietnam(62%), Japan (62%), South Korea(58%) and Indonesia(52%) were favorable toward
"democracy as it exists in the United States" (Pew 2002).17 The 2003  Pew Global Attitudes

2. Democratic Aspirations and Democratic Ideals (DADI), Dalton,R. & Shin, D., 2004

3. Fortunately, a growing body of data from public opinion surveys is telling us what ordinary people in diverse regions really think about democracy. One way to gauge whether democracy is a universal value is to ask people around the world whether they think democracy is the best form of government. Another way is to see to what extent people living in democracies would approve of some authoritarian form of government instead.
      ( Democratic Development and Economic Development:  Linkages and
                                               Policy Imperatives , p.15—Diamond, L, 2008)

 4. “…The concept of democracy is itself complex. If political theorists continue tobe divided on what democracy means, then equal diversity might exist in the minds of citizens who are asked to evaluate democracy or democratic potential in their nation. Understanding the meaning of democracy is especially uncertain in those nations where actual experience with democratic politics is limited or non-existent. This is a serious concern that we discuss as the analyses proceed. In addition, opinions toward democracy might be conditioned by the nature of the current political regime.


Keeping these different regime principles separate is intended to lessen a routinized
endorsement for democracy. Respondents can express support for non-democratic alternatives in the first three items before the democratic alternative is presented. In addition, response set normally encourages individuals to agree with questions, which facilitates potential nondemocratic responses on the first three items. In other words, we measure support for democracy primarily by assessing disapproval of non-democratic regime forms.”
                                              ( DADI, p.6)


5. The advantage of these items is that they allow respondents to express doubts about democracy, without directly rejecting democratic principles. Moreover, the focus is on broad features of democratic governance,and not short-term judgments about specific governments. The first three items also are phrased so that a critical opinion is easy to express as approval of the statement. The disadvantage is that by explicitly asking about democracy, these questions might tap sentiments that democracy is now the hegemonic system and thus is should be endorsed. We should also point out that the fourth item testing the Churchillian principle that “democracy may have problems but it's better than any other form of government” has been widely asked in other surveys (Rose, Haerpfer and Mishler 1998).
                                            (DADI, p.8)


6. Rose, Richard. How Muslim View Democracy: Evidence from Central Asia.Journal of Democracy 13, 2002

7. Norris, P & Inglehart, R. Islamic Culture and Democracy: Testing the “Clash of Civilizations” Thesis, 2003

8. Przeworski et al., Democracy and Development, p. 98.  

-------

REF




Diamond, Larry. The Spirit of Democracy. Henry Holt andCompany, 2008





No comments:

Post a Comment