Wednesday, April 22, 2015

Quyền Công Dân

Những Điều Khoản Quan Trọng Nhất trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị của Công Dân. #


***


Khoản 6

1. Tất cả con người đều có quyền không thể tách rời là Quyền Được Sống. Quyền này được luật pháp bảo vệ. Không ai có thể bị tước đi đời sống một cách tùy tiện. 

2. Tại những quốc gia chưa bỏ tội tử hình, án tử hình chỉ có thể được áp dụng cho những tội phạm nghiêm trọng nhất, theo luật định đương thời khi tội phạm xảy ra, và không đi ngược với những gì cung ứng trong Công Ước hiện tại, và trong Thỏa Ước về Chống và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng (cùa Liên Hiệp Quốc) * . Tội này chỉ có thể được xử và thi hành khi có được phán quyết cuối cùng của một tòa có khả năng.

4. Bất cứ ai bị kết án tử hình đều có quyền xin được tha thứ, hay giảm khinh. Ân xá, tha tội, hay giảm khinh đều có thể được (xem xét) miễn thứ trong mọi trường hợp.

5. Án tử hình không thể được đưa ra cho những phạm nhân dưới 18 tuổi,  và không thể được thi hành đối với phụ nữ mang thai.


Khoản 7

Không ai có thể bị tra tấn, đối xử dã man bằng những phương thức phi nhân, hay những hành phạt hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt là, không ai có thể bị đối xử như một sinh vật thí nghiệm (dù có tội) mà không có đồng ý của họ trong các thí nghiệm mang tính y khoa hay khoa học (*)


Khoản 8

1. Không ai có thể bị giữ trong tình trạng nô lệ. Mọi hình thức nô lệ, trao đổi/mua bán nô lệ đều bị cấm đoán.

2. Không ai có thể bị bắt làm nô dịch.


Khoản 11

Không ai có thể bị bỏ tù chỉ vì không có có khả năng hoàn thành một cam kết theo khế ước.


Khoản 15

1. Không ai có thể bị xem là có phạm tội (sau đó), nếu vào thời điểm làm việc đó, hay không làm, việc ấy không bị quy định là tội, theo luật quốc gia hay quốc tế. Cũng không phải chịu một tội nặng hơn những gì đã quy định vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội. Nếu, trong trường hợp tội đó sau này có những quy định giảm nhẹ đi, phạm nhân sẽ đượchưởng án nhẹ hơn.

2. Không có điều nào trong khoản này có thể gây trở ngại cho việc thẩm án và trừng phạt kẻ phạm tội, trong thời điểm luật đã định là phạm tội, dựa trên những nguyên tắc tổng quát về luật pháp mà cộng đồng các quốc gia thừa nhận.

Khoản 16

Tất cả mọi người đều có quyền được thừa nhận ở bất cứ nơi nào (trên trái đất) như là một thể nhân trước luật pháp.

Khoản 18


1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc tin theo một tôn giáo hoặc một niềm tin (**), hay tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do thể hiện niềm tin, tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình, hay trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ phượng, cầu cúng, thực hành và truyền giảng.

2. Không ai có thể bị ép buộc làm những điều phương hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hay niềm tin, tín ngưỡngcủa họ.

3. Quyền tự do thể hiện tôn giáo hoặc niềm tin chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật, và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hay để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.

4. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng tự do của các bậc cha mẹ, và những người giám hộ hợp pháp theo luật định, để bảo đảm việc giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ.



Notes:


# Việt Nam ký vào Công Ước này ngày 24 tháng 9, năm 1982


* Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide. (UN)


(*) Dù có tội, phạm nhân cũng không thể bị sử dụng như một sinh vật trong phòng thí nghiệm— xem như một cách trừng phạt— mà không được hỏi ý xem phạm nhân có đồng ý hay không.



(**) tiếng Anh : freedom of conscience : dịch sát nghĩa là : tự do theo tiếng gọi lương tâm mình đối với vấn đề niềm tin, hay các điều mình tin tưởng ( mạnh mẽ hay nồng nhiệt),  không nhất thiết có nghĩa tín ngưỡng, nhưng với nhiều người có thể mang màu sắc tâm linh, tín ngưỡng.





CH dịch

---


REF


No comments:

Post a Comment