Saturday, September 3, 2016

Tại sao tướng lãnh, dân Miến làm được...


...mà tướng lãnh, dân Việt chưa làm được, dù đã gần 10 năm sau
ký kết Bauxite Tây nguyên  ?

Chẳng lẽ tướng lãnh, kẻ có học, thường dân Viet nam, nhất là tại miền Bắc lại ngu tới nỗi không thấy được đại họa mất nước vào tay quân phương Bắc rất cận kề ?


Hay họ chỉ quan tâm tới an nguy xã tắc, yêu nước bằng mồm ?


Và chỉ lo cho bộ lông của mình; khiếp nhược, sợ hãi đến quên rằng mất nước là mất tất cả ?



----



The Desire which pushes forward to Democracy of the Myanmar People

          **

Why has the process to Democracy gained ground in Myanmar and an election which has pushed that country toward a democratic society won  ?

From causa efficiens to cause finalis and other “reasons”, political theorists and researchers fail to explain how the Myanmarpeople are able to push forth their drive toward democracy, exemplified by the recent election.

---


Tại sao người dân Miến Điện đã chọn Dân chủ và thành công trong tiến trình đi đến Dân chủ, qua cuộc bầu cử vừa qua ?

Điều trên phủ nhận rất nhiều lý cứ, nhiều nguyên do trong quan niệm của các học giả , giáo sư nổi tiếng Hoa kỳ, Âu châu, những người đã nhiều năm nghiên cứu về  Dân chủ và các yếu tố có thể làm biến chuyển một đất nước từ một chế độ quân phiệt, độc tài sang một thể chế dân chủ, từ Robert Dahl, Samuel Huntington, Seymour Lipset, Howard Wiarda, Lucian Pie etc. Ba, bốn luận cứ quan trọng mà các vị đưa ra :

1.    Phải có một bầu khí văn hóa chính trị thích hợp (political culture)
2.    Có niềm tin vào (giá trị) Dân chủ
3.    Không bị một cường quốc nào kìm kẹp để tiến đến Dân chủ
4.    Có một nền kinh tế đủ mạnh , đủ sức đẩy tiến trình Dân chủ hóa đi tới

Ngoài yếu tố thứ hai ,bắt đầu được khởi động và luu chuyển làm tác mạch trong xã hội Miến , sau khi T/th Thein Sein ( một lãnh đạo quân nhân can đảm,  “anh minh”, biết thương nòi giống và bắt đầu nhận diện được Dân chủ là một bước đi tới cần thiết và gây được sức mạnh cho quốc gia Miến) bắt đầu thực thi những cải tổ cần thiết để tiến tới dân chủ, là yếu tố có phần nào ảnh hưởng sau 8 năm cầm quyền, ba lý do còn lại 1, 3, 4 đều phủ nhận quán sát, nhận định của các học giả, giáo sư. Tức, theo đúng lẽ hay lý của các vị thì việc Dân chủ hóa hay tiến đến một nhà nước Dân chủ tại Miến Điện khó hay rất khó có thể xảy ra trong hoàn cảnh hiện tại. Nhưng điều ấy đã xảy ra. Đây có thể là luận án Tiến sĩ cho sinh viên khoa chính trị, kinh tế-chính trị cho nhiều năm tới, và giải đáp có thể mang tử 5,7 đến 30, 40 yếu tố/nguyên do chính và phụ nào đó nghe “thuận lý”.  Nhưng xac suất cao hơn (nhiều) cho lời giải đúng nhất cho “bài toán” này có thể nằm mãi ở “thiên thu” . Lại nhớ lời Socrates :

" I know that I know nothing (absolutely/with “extreme” certainty/correctness- CH added words in parentheses) "

Tất cả các luận cứ đều được thành lập sau khi sự kiện xảy ra để tìm hiểu các nguyên do/yếu tố mang đến kết quả là sự kiện để giải thích, điển hình là 2 nguyên nhân trong lập luận của Aristotle từ causa efficiens tới cause finalis. Không nhà tư tưởng, triết gia, hay thông thái nào dám hay có thể đưa ra các lý chứng, luận chứng về điều chưa xảy ra. Nói tóm, lập luận và các thành tố hỗ trợ chỉ mang tính cách “vuốt đuôi” sau sự kiện. And  a priori reasons will be lost in the dark, trying to find “connections” to guess the possible outcome here.

 Và điều đáng ngạc nhiên hơn là đây :

Cả bốn yếu tố 1,2, 3, 4 người dân Miến đều chia chung với người Việt, với những mảng nguyên nhân có “ảnh hưởng” kém hơn :

Với 1, 2 : Gần bằng nhau : Cả Miến và Việt đều không có một bầu khí văn hóa chính trị mang nhiều tính cách dân chủ (ít nhất trong tinh thần hay khuôn mẫu Tây phương). Với yếu tố 2 : ngừời dân Miến sau khi Thủ tứớng rồi T/th Miến Thein Sein lên cầm quyền sau 5-8 năm cải tổ đã được có dịp học hỏi, tìm hiểu nhiều hơn người Việt, như bỏ kiểm duyệt báo chí, để tự do ngôn luận được thực thi, ngay cả các websites hướng dần hay chỉ dẫn về Dân chủ; thả tù nhân chính trị, và để các xã hội dân sự tự phát triển. Tuy nhiên nếu nói chung về Ý thức Dân chủ, thì cũng chưa hơn “trình độ” người Việt. Nói về một chi tiết “dân trí” là mức độ đọc, viết (literacy) của dân Miến thì còn kém dân Việt vào năm 2000, theo thống kê của tradingeconomics, và đến năm 2015, theo CIA thì vẫn kém Vietnam, dù sau 15 năm, người Miến đã tiến nhiều hơn nhiều trong việc biết đọc , biết viết.


Với 3, 4 : Cũng gần giống nhau, Miến Điện & Việt nam cũng từng chịu kìm kẹp của Trung quốc nặng, và lợi tức trên mỗi đầu người của Miến năm 2014 còn thấp hơn Viet nam $620 USD một năm.

Với cả 4 nguyên do/yếu tố đi ngược lại với nhận định của các nhà nghiên cứu, thế mà người dân vẫn tiến hành được công việc tiến đến một thể chế dân chủ ; đó là điều kỳ lạ, đáng khâm phục của người Miến. Và dù kém Viet nam trong cả hai yếu tố kinh tế và một khía cạnh dân trí , tại sao người Miến làm được mà người Việt vẫn như ù lì, thụ động, kém hèn ? Dĩ nhiên VN chưa có một Thein Sein, một bà Aung Suu Kyi, và các nhóm Dân chủ, Nhân quyền bị đàn áp dã man bởi đảng cs, nhưng điều gì khiến các đảng viên, tướng tá VN, trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên VN, ở thời đại Internet này, không nhìn ra được vấn đề Dân chủ hóa là vấn đề sinh tử cho VN để đứng dậy, khi rất nhiều trong đám họ cũng đã nhận ra những tính cách hoang tưởng, ảo tưởng, phi nhân của chủ nghĩa cộng sản  ? Vấn đề, phải chăng , liên quan mật thiết tới hai chữ Quyền lợi, Đởm lược của những người đó.

Và Lòng Yêu nước của họ ở đâu khi đại họa mất nước sắp đến gần ?

Hay mãi vẫn bị những bóng ma đè xuống như một võ sĩ chưa đấu đã xin hàng ? Bóng ma của khiếp nhược, sợ hãi ! ! !

---

Cf  from FB Dương Hoài Linh


SẮC THÁI BIỂU CẢM CỦA NGÔN TỪ.
Trong bài "Sức mạnh của chủ nghĩa ngu dân" nhà văn Dương Thu Hương đã rất chính xác khi cho rằng trong cuộc nội chiến ý thức hệ Nam Bắc 1954-1975 có nguyên nhân không nhỏ từ sức mạnh của ngôn từ.Người Việt đã nhầm lẫn nghĩa của từ vì không tìm hiểu cặn kẻ nên ngộ nhận dẫn tới làm kẻ chết thế.Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đã có bài phân tích rất kỷ nghĩa của hai từ "bán nước".Thế nào là "bán nước",từ này xuất phát từ đâu và ai mới là bán nước? Do hiểu không rõ nghĩa nên đa số thanh niên miền Bắc nhiễm văn HCM,thơ Tố Hữu,Chế Lan Viên quá nặng .Từ đó hình thành nên chất lý tưởng vô nghĩa để đánh mất "mãi mãi tuổi hai mươi" vào những điều không có thực.
Giờ đây mỗi sáng thức dậy tôi vẫn bắt gặp những comment chửi rủa với những từ ngữ như vậy ở khắp các bài viết của những người cấp tiến và trong cả trang của mình.Tôi thấy không giận họ mà chỉ thương hại và tội nghiệp họ.Họ cứ việc chửi thoải mái trong trang của tôi với những lời thô bỉ nhất.Đảm bảo tôi không bao giờ block mà cứ để đấy vì điều đó chỉ phản ánh văn hóa của họ chứ không phải của tôi.Tôi thương hại họ tại sao không hồn nhiên,ngang nhiên,dũng cảm mà chửi,tại sao phải lén lút.Điều đó chỉ cho thấy sự thiểu năng và tâm thức của những kẻ yếu về tri thức và lập luận.
Xét trên khía cạnh "tự do ngôn luận" gần đây xuất hiện sự tranh cãi về nghĩa của chữ "ngu".Nhiều người cho rằng dùng chữ "ngu" là xúc phạm,lăng mạ,là "tấn công cá nhân",là thiếu văn hóa.Theo tôi không phải thế.Trong tiếng Việt,"ngu" là một tính từ để gọi tên một hiện tượng của não bộ.Cũng giống như một người nào đó bị què,bị mù,bị điếc thì anh phải gọi tên các tính từ đó chứ không thể khác.Vì vậy nói ông A què ,mù ,điếc ...trong khi ông A thật sự bị què,mù ,điếc thì không phải là xúc phạm ông A mà chỉ để nói ra một sự thật.
Khi ta nói ông B ngu với dẫn chứng rõ ràng thì không thể cho là ta xúc phạm ông B.Trong trường hợp ông B không cho rằng mình ngu thì có thể dùng lập luận để chứng minh sự ngược lại.Đó là sự tranh luận.Có nhiều người cho rằng tại sao không thay từ "ngu" bằng một từ nhẹ nhàng hơn,chẳng hạn như"thiếu thông minh"...Nhưng tùy theo mức độ của người phát biểu có ảnh hưởng đến an nguy của cộng đồng hay không thì người phản biện có quyền dùng để nhấn mạnh sắc thái ngữ nghĩa của nó.
Vì vậy khi cụ Phan Bội Châu dùng từ "sao mà ngu hèn ,thấp kém đến thế" trong đó có dẫn chứng đàng hoàng để chỉ đại bộ phận dân Việt thì không phải cụ đang xúc phạm dân Việt mà đang chỉ ra một sự thật.Học giả Li Ming viết bài " Vì sao người Trung Quốc ngu thế" với các lập luận khoa học thì không phải là đang phỉ báng mà là đang chỉ ra sự hạn chế của dân Trung Quốc.Thỉnh thoảng trên FB cũng có người nói" Cho hỏi ngu tí" thì không phải họ đang nhạo báng mình mà đang thể hiện thái độ khiêm tốn.Do đó khi nhà bác học Albert Einstein tuyên bố"Không thể chống lại những thằng ngu vì chúng quá đông" không có nghĩa là ông đang xúc phạm cả thế giới mà là đang nêu ra một nguyên lý xã hội.
Người Việt chúng ta hay mặc cảm khi ai đó gọi mình là "thằng ngu".Từ đó tính từ này đã bị kiêng kị chỉ dành khi chửi nhau.Nhưng nó chỉ thật sự trở thành ngôn ngữ phỉ báng khi kèm theo sự so sánh như "ngu như chó" hoặc khi đứng một mình không lập luận,dẫn chứng.Chẳng hạn có người nào đó viết hai chữ "Đồ ngu" mà không giải thích tại sao gọi như thế thì đó mới là phỉ báng.
Tuy nhiên trong quá trình tiến hóa của nhận thức nếu không mạnh dạn chỉ ra được sự u mê thì xã hội khó mà phát triển.Chẳng hạn trong tranh luận "thực phẩm bẩn,thực phẩm sạch" nếu không có người chỉ ra đây là một quan điểm "ngu ngốc" thì số đông sẽ cho đó là đúng và chế độ sẽ không dùng pháp trị để loại bỏ "thực phẩm bẩn" và cứ để chúng ngang nhiên tồn tại trên thị trường qua tham nhũng.Vì dư luận đã đồng tình sự có mặt của nó.Kết quả là giấy báo ung thư bệnh viện tới tấp gởi về các nạn nhân.Các ca sĩ Showbiz như Trần Lập ,Ali Hùng Cường,người mẫu Duy Nhân,Tuấn Dương,Văn Hiệp,Ca sĩ Wanbi Tuấn Anh,đạo diễn Huỳnh Phúc Điền ...đã qua đời vì ung thư và gần đây là ca sĩ Minh Thuận cũng đang mắc chứng bệnh này.Đó là chỉ tính những người nổi tiếng ,trong xã hội còn biết bao mảnh đời thầm lặng khác đang âm thầm chống chọi với bi kịch này.

Vì vậy tôi cho rằng việc gọi một quan điểm có ảnh hưởng đến an nguy của một cộng đồng là "ngu ngốc" với những lập luận xác đáng không hề là hành vi "tấn công cá nhân" mà trái lại mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.Chỉ là do người Việt quá tự tôn về mình một cách ảo tưởng nên không hiểu giá trị của "tự do ngôn luận" mà thôi.Đôi khi sắc thái biểu cảm của ngôn từ có thể giết chết cả một dân tộc nhưng cũng đôi khi nó lại cứu cho thảm họa diệt chủng của cả một dân tộc.


REF







Mr. Thein Sein

A bold, prudent, great general-leader of Myanmarwho opened a liberating process for the people.





No comments:

Post a Comment