Wednesday, May 16, 2018

Sai lầm của Sư Ông Nhất Hạnh--

                                         * *



Thiền sư Nhất Hạnh dịch lại Tâm Kinh Bát Nhã, và có đề nghị thêm "không có , không không" hay bất hữu bất vô sau "bất sinh bất diệt" vào tháng Tám, 2014. Năm ấy, Thầy 88 tuổi.


Có thể vì tuổi đã "quá" cao, nên trí lực thiền sư đã kém đi "nhiều" , nên bản dịch mới của Sư ông có những sai lạc, và bài thuyết pháp của Sư ông kèm theo rất thiếu thuyết phục.


Sự sai lạc rõ nhất là trong việc lầm lẫn về Không ( Sunya= That which is empty, void of any independent, essential characteristic, feature) và Tánh Không ( Sunyata = Voidness)  trong câu văn sau đây :


..."Ô hay! Vừa nói ở trên là cái không chính là hình hài, và hình hài chính là cái không, mà bây giờ lại nói ngược lại: Chỉ có cái không, không có hình hài. Câu kinh này có thể đưa tới những hiểu lầm tai hại: Nó bốc tất cả các pháp ra khỏi phạm trù hữu và đặt chúng vào trong phạm trù vô (vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức…).

Trong câu hai TKBNhã bằng tiếng Hán Việt:

"Xá Lợi tử, Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc…"


Khi quán thấu đáo, tinh tường sẽ thấy cái sắc của một thời, một phút, một giây, một phần 10 của giây, tại bất kỳ điểm nào trong không-thời gian cũng thấy sự hình thành, rồi thay đổi, biến diệt của nó không khác gì một cái không phải là nó [ tức là trong tập hợp tất cả những cái không phải là nó : { x / x= ~j } ]

Vì cách hình thành, biến hóa, hoại diệt của tất cả các pháp trong Tâm-Thức con người giống “y” như nhau, nơi quán sát trong không-thời gian, cổ nhân, đạo sư xưa ( chẳng phải chỉ ngài Huyền Trang), nên các ngài Cưu Ma La Thập, Huyền Trang, Bát Nhã, Pháp Thành mới đồng chấp nhận y như nhau khi dịch câu văn đó. Và xác định mạnh hơn : chẳng những “bất dị” (không khác) mà còn là "tức" nghĩa giống như nhau : Sắc tức thị Không; Không tức thị Sắc.
  

Thật đáng tiếc cho câu văn này, vì sự sai lầm của nó. Dẫn lại:

..."Ô hay! Vừa nói ở trên là cái không chính là hình hài, và hình hài chính là cái không, mà bây giờ lại nói ngược lại: Chỉ có cái không, không có hình hài. Câu kinh này có thể đưa tới những hiểu lầm tai hại: Nó bốc tất cả các pháp ra khỏi phạm trù hữu và đặt chúng vào trong phạm trù vô (vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức…).

Trích lại TKBNhã ( thường thấy) :

Thị cố Không trung, vô sắcvô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giớinãi chí vô ý thức giới; vô vô minh diệc vô vô minh tận; nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.

Dịch giải :

Trong cái Không đó (hay trong Tánh Không đó), không thể thành lập ý niệm, khái niệm, không thể định được tướng hay tánh của sắc, thọ, tưởng, hành , thức vân vân,  mà không mắc lỗi về bản chất của nó hay trong luận lý (logic) Triết học { In that Sunya ( or Sunyata) we can not establish/confirm/define the forms ( rupa) , sensations ( (vedana), perceptions/cognition (samjna), volitional acts (sankhara), and consciousness (vijnana) etc., without faults : faults coming from meditation observation/realization, and logical faults from conceptualizing philosophical analysis.

Không có ý nghĩa hay nghĩa lý gì khi nói :” Vừa nói ở trên là cái không chính là hình hài, và hình hài chính là cái không, mà bây giờ lại nói ngược lại: Chỉ có cái không, không có hình hài.” (NH).

Trong đoạn kinh văn :
 "Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc", cách hình thành, thay đổi, biến diệt của các sự vật, hình tướng, tướng trạng, gọi là Sắc hay Không đã xác định Tánh, Tướng của chúng. Trong Tánh/Tướng này, nếu chỉ nghĩ , suy tư về tướng trạng , hay còn có thể gọi là hiện tượng xảy ra trong sự hình thành , rồi biến diệt của chúng , tức pháp tướng thì cũng đã thấy sự “chính xác”, xác đáng, đúng lý của phát biểu (statement) này về sự giống nhau của Sắc và Không, chưa nói tới những quán sát, lý giải sâu hơn về pháp tánh ( tính) hay thể tánh của chúng.  Tánh và Tướng sách Tàu xưa hay dùng thay cho nhau để chỉ tính chất, tướng trạng sự vật, nhưng đó là một “sai lầm” hay khiếm khuyết về sự phiên dịch sang tiếng Hoa. Người Hi lạp biết rất rõ về việc này nên mới có chữ Metaphysics (Siêu hình học) sau khi có chữ Physics ( vật lý, vật chất , hình tướng , sắc thái) , tức là cái nằm phía sau, bên trong, sâu trong, ẩn tàng đằng sau vật chất, sắc hình. Đó là cõi suy niệm về lý tính/lý niệm thường xuyên của Plato và học trò ông các đời sau. Vì vậy chính trong các luận sư Trung hoa ngày xưa , đã có người nêu ra nhầm lẫn hay khiếm khuyết này và sự kiện phải làm rõ ràng về sự khác nhau về “bản chất” và hiện tượng , nên mới nêu ra vấn đề “Tánh, tướng biệt quán” .

Và thể tánh của chúng trong tánh Không của chúng từ Sắc , Thọ, Tưởng, Hành v.v. cho tới Trí và Đắc là không thể thành lập được, thoát ly mọi nắm bắt, khái niệm hóa; thoát ra mọi “triết học mang tính trả lời 'Nó là gì' khiến các triết học này rơi vào hư không, hư vô , hay nhà Phật có khi gọi là hí luận. Vì không thành lập được, không nắm bắt chân thực được, không định nghĩa được; nói là Hữu hay là Vô đều trật, nên cổ đức, luận sư mới nói là Vô sắc, vô thọ, tưởng , hành thức v.v.,  cho tới Vô trí và vô đắc. Vì thế , không có chuyện một đằng nói thế này, một đằng nói ngược lại như thầy NH nhận định. Không lẽ, với sự thông tuệ, thâm áo của các đạo sư, luận sư ngày xưa từ Mã Minh, Long Thọ, Chân Đế, Vô Trước, Thế Thân trong tiếng Phạn,  trở xuống CMLThập, Bát Nhã, Huyền Trang , Pháp Thành  v.v., khi dịch sang tiếng Hán không thấy lỗi luận lý này ?

Jayarava trong phê bình của mình vể bản dịch mới của thiền sư NH , cũng mắc lỗi y như thiền sư. Về mặt ngôn ngữ thì bài của Jayarava có phần nào giá trị, ngoài ra chẳng mang được ý nghĩa gì về mặt thuyên thích, lý giải cho Tâm Kinh Bát Nhã.

Nhân đây, vì cũng thấy có bài viết “Vài Suy Nghĩ Khi Đọc Bài “Jayarava Phê Bình Thích Nhất Hạnh…” của t/giả Nguyễn Minh Tiến là bài khảo cứu tường tận vể mặt ngôn ngữ nên cũng đăng kèm nơi đây


Chú thích:

1. Trong bản dịch mới, th/sư NH dùng chữ “body” để thay cho chữ “form” khi xưa để dịch chữ sắc (rupa) là quá giới hạn. Nếu dịch là bodily-form như E. Conze thì hay hơn khi muốn chỉ đề cập tới cái Sắc của thân của người.

2. Nếu học, đọc, suy tư , suy nghiệm tinh tường, nghiêm mật Trung Luận của Bồ tát Long Thọ; nếu thiền quán liễu ngộ, thâm nhập sâu xa vào Tánh Không (Sunyata) , thì không có lý do gì để nghi ngờ gì về sự khá hoàn bích của bản dịch tiếng Hán của Ngài Huyền Trang , cũng như sự đại đồng tiểu dị với dịch phẩm của Huyền Trang nơi ý nghĩa , nghĩa lý của những bản dịch sang tiếng Hán của các vị khác


Chân Huyền

5/2018


----

REF



https://thuvienhoasen.org/a28903/vai-suy-nghi-khi-doc-bai-jayarava-phe-binh-thich-nhat-hanh-da-bien-doi-tam-kinh-

Các bản Hán dịch khác 

https://thuvienhoasen.org/p33a16485/phu-luc-1

https://thuvienhoasen.org/p33a16486/phu-luc-2





2 comments:

  1. Tâm Kinh Bát Nhã- Hán Việt-Việt (HM)

    http://sunyataguidingl.blogspot.com/2013/10/tam-kinh-bat-nha-han-viet-viet.html

    ReplyDelete
  2. Tâm Kinh Bát Nhã- Phạn-Anh

    http://sunyataguidingl.blogspot.com/2013/10/tam-kinh-bat-nha-phan-anh.html

    ReplyDelete