Friday, July 24, 2015

Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm ( Tứ Niệm Xứ )—Con Đường Chuyển Hóa

Thầy Nhất Hạnh dịch giảng

*


Từ 1977 đến 1985, tôi đọc hầu như toàn bộ tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho đến lúc ấy. Cùng lúc, với bất kỳ cuốn nào của Thầy Tuệ Sỹ, Thầy Thanh Từ,  hay các quyển kinh, luận mà có duyên tới tay, từ nhà chùa, tiệm sách hay bạn bè. Bắt đầu từ “Bông Hồng Cài Áo”, “Nói Với Tuổi Hai Mươi”,  "Phép Lạ của Sự Tỉnh Thức", "Nẻo Về của Ý", “Đạo Phật Hiện Đại Hóa” cho tới “Thiền Học VN”, "Tương Lai Văn Hóa VN", “Vấn Đề Nhận Thức trong Duy Thức Học”, “ Thiền Hành Yếu Chỉ”, “Am Mây Ngủ”, “ Kinh Pháp Ấn”, “Kinh Quán Niệm Hơi Thở”, “Kinh BLV Quán Niệm” v.v. Tôi thích giọng văn, và cách Việt hoá các tác phẩm có gốc Hán văn của Thầy. Mở ngoặc: nhưng không đồng quan điểm“chính trị” với Thầy.

Điều muốn nói là : Học tập, hành tập đạo Phật cần hiểu sâu ý nghĩa và nội dung đạo Phật. Vì vậy phải nghiên cứu kỹ càng, và quan trọng hơn, phải thực hành cho tốt. Lý do tôi nói điều này là : vào lúc tôi bắt đầu nghiên cứu Phật pháp ( từ 1977), có một số bạn bè ,người quen, ngay cả trên báo chí đọc thấy nhiều “hoạt cảnh”, có khi đáng buồnnhư : có người đọc dăm ba cuốn sách nói về Thiền đại thừa, các công án, thủ thuật dạy của các thiền sư Trung hoa ngày xưa, đâm ra ăn nói mơ hồ, trời trăngmây nước, u u mông mông, hay khùng khùng, sảng sảng như chính một phần biểu hiện, "phát ngôn", hay cử chỉ, hành động  trong cách dạy Thiền của các thiền sư TH. Mấy ông này, khác các thầy Việt,  thường có thái độ coi thường việc đọc và tìm hiểu kinh, kiểu Giáo ngoại biệt truyền/Bất lập văn tự; Trực chỉ Chân tâm/ Kiến tánh thành Phật. Có những người còn bảo tập Thiền coi chừng tẩu hỏa nhập ma, rồi khùng điên. Nối kết hai sự kiện này, ta có thể thấy có một sự liên lạc nào đó. Vì vậy khi nghiên cứu và học tập đạo Phật, tôi rất cẩn trọng, và chỉ dựa đại đa phần vào năng lực suy tư, quán chiếu, thiền quán hay thiền định mang nhiều tính cách khoa học. Và đây là kết luận về đạo Phật : Cốt tủy của đạo Phật là học hỏi hành tập để Giải thoát, như chính Đức Phật nói : “ Như nước biển chỉ có một vị là vị mặn; đạo của ta cũng chỉ có một vị, đó là vị Giải thoát”. Còn nói như nhà Phật học, Phạn ngữ học Kimura Taiken (Đại Pháp Luân Các) thì là : để tìm được chỗ an ẩn tối cao cho kiếp nhân sinh. 

Ý nghĩa hẹp của Giải thoát là dần dần trong những hoàn cảnh, trường hợp sinh tồn, khi gặp cảnh khốn khó, buồn khổ, nạn tai, lâm nguy v.v., hãy nhớ cách mình đã học tập, hành tập an tâm, định tâm sao đó với thầy, qua các pháp môn, để tâm an định, ví dụ an được như núi thì tuyệt vời, và khó bị lay động, xoay chuyển trong những hoàn cảnh như thế, tức là đã hiểu đạo lý, có được phần nào Nhất tâm, trí tuệ nhà Phật để “giải thoát”, gỡ được, giải được, hóa được nhìều phiền não, âu lo, buồn khổ, sợ hãi v.v. trong những lúc rơi vào khổ nạn, hay suy yếu như bệnh tật, ốm đau hay lúc sắp phải vĩnh biệt hồng trần. Ý nghĩa rộng là Giải thoát trong chính cuộc đời— ở đây và bây giờ. Giải thoát cho tâm hành, tâm thức, tâm tư, tâm linh khỏi ba độc Tham, Sân, Si, khỏi bệnh, tật của lục dục, thất tình, khỏi vướng mắc, trầm tỏa của cõi hữu hình, vô hình, hay siêu hình (metaphysical realm) để thăng hoa và hoàn thiện.

Và để mở rộng Từ Bi, thánh thiện.


Trở lại với chuyện kinh BLVQN. Một phần của chuyện người ta không hiểu về Thiền, phát ngôn sai lạc hay mông lung, u u mông mông như người mộng du hay khùng sảng là vì sách vở dạy Thiền bằng tiếng Việt trước năm 1975, ngay cả ở miền Nam cũng ít ỏi, chỉ có Thầy Thích Thanh Từ soạn được mấy quyển như “Toạ Thiền Chỉ Quán”, TọaThiền Tam-muội (dịch 1961), Thiền Tông Vĩnh Gia Tập (dịch 1974), Đốn Ngộ NhậpĐạo Yếu Môn (dịch 1971), hay “ Đại Cương về Thiền Quán” do Thầy Tuệ Sỹ soạn (1967). Ngoài ra, có sách biên tập khái quát về Thiền kiểu Trung hoa, "Thiền Đạo Tu Tập" của Trương Trừng Cơ, do Như Hạnh dịch. Tôi thử dò soát lại thì sách dạy về Thiền tới khoảng 1975, cũng không nhiều hơn. 

Cộng với lối học “mất căn bản”, học nửa mùa, hoặc lếu láo, và lối dạy bất minh, kết quả cũng có khi là hoang tưởng, dở dở ương ương, khùng khùng sảng sảng. Chính sách của thầy Tuệ Sỹ cũng nói tới thiền bệnh và “ma chướng”. Sách được biên soạn và lưu hành trong các chùa thôi, nếu tôi không biết lầm.  Nhưng căn nguyên của những bệnh, hay ma chướng đó có nhiều trường hợp khác kiểu bệnh dở dở ương ương, khùng sảng tôi nói vì học hành mất căn bản hay thiếu chuyên chú, siêng năng. Do các nguyên nhân trên, tôi biết rằng mình muốn thực hành Thiền tới nơi tới chốn, và đúng đường thì phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng, khúc triết, và tìm đúng nguồn dạy chân thực, “đúng lý”. Lúc đó là lúc tôi gặp hai quyển “Kinh Quán Niệm Hơi Thở” và Kinh Bốn Lĩnh Vực Quán Niệm” do thầy Nhất Hạnh dịch giảng. Sau khi tham khảo thêm các nguồn khác và tìm hiểu tường tận,  tôi biết đây chính là những quyển giáo khoa căn bản, chân thực, chân xác về học Thiền, hành Thiền, tu Thiền, nên bây giờ chỉ lại cho thế hệ trẻ hơn.

Nên nhớ : học Phật, học Thiền, tập Thiền bằng cách tìm hiểu sâu rộng,vững chãi, đào sâu suy xét, với óc khoa học; cộng với tinh tấn thực hành, thì khó, khó có thể gặp các trường hợp bị “ma chướng” quấy phá. Và đừng nghĩ nhiều đến việc tập Thiền định để có những khả năng phi phàm, như ngồi trên lửa, nằm trong tuyết, hay đi trên nước như Thiết chưởng thủy thượng phiêu trong truyện của Kim Dung, hoặc việc thiền tập với các đề mục để đạt được Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông v.v. của một số thiền tăng Tây tạng, dù rằng các năng lực đó, cũng làm vui thích, và có những khi hữu dụng. Và đó cũng là điều Đức Phật gián tiếp bảo là không cần thiết, hoặc Ngài trực tiếp bảo các ông đệ tử ham thích những vấn đề siêu hình cổ đại như

1.         Vũ trụ có trường tồn bất diệt hay không?
2.         Vũ trụ không trường tồn bất diệt?
3.         Vũ trụ đồng thời vừa trường tồn bất diệt, vừa không trường tồnbất diệt?
4.         Một sinh linh được giải thoát có hiện hữu sau khi chết hay không ?
5.         Vũ trụ có vô biên hay không?

v.v… là nên bỏ chúng đi bằng cách Ngài im lặng không trả lời khi được tham vấn. Ngài im lặng, nhưng chắc chắn bằng một cách thể hiện, ví dụ như nhìn bằng ánh mắt mà chuyển tải được ý nghĩa là các ông cũng nên bỏ mấy câu hỏi không nên được quan tâm ấy đi, mà hãy nỗ lực thực hành, tu tập Giới, Định ,Tuệ.

Vả lại, Ma chướng là gì ?

Rất thường khi đó là điều xảy ra nơi các tâm thức đã có những nguyên nhân, nguyên do có chứa những mầm “ma”, hay "bệnh” một thời gian, thuờng là vài ba nămtrở đi, và là chốn cho tâm thức “kết duyên”, “nối giáo cho giặc” với các thứ ma chướng “vớ vẩn” hay kỳ cục, bất bình thường. Lấy một thí dụ: những người sinhra (có thể do di truyền) đã có các mầm bệnh hoang tưởng, loạn tuởng (schizopherania, delusion, hallucination), tâm thần phân đôi/ phân hóa (bipolar disorder), hay bệnh tâm lý, tâmbệnh (psychotic), thì đây là đất tâm, chẳng cần phải học thiền lạc lối, u mông mà phát sảng, khùng hay điên . Chính họ, dù ở điều kiện tương đối bình thường, do sử dụng vài thứ thuốc “an thần” (tranquilizer), kích thích (stimulants), hay cần sa ( dù để điều trị) chẳng hạn, lâu ngày có tác dụng phụ, và sinh ra các thứ ảo giác, ảo tưởng, hoang tưởng, loạn tưởng, dù liều lượng dùng không nhiều và cũng không thường xuyên. Những thứ ảo giác, ảo tưởng đó cũng là các loại “ma”, như cách gọi của cổ thư. Ngay một thể chất, tinh thần lúc đầu bình thường , nhưng sau một thời gian dài (5, 10 năm) lạm dụng thuốc ( drug abuse) hay sử dụng cần sa, thì đất tâm đó đã rất sẵn sàng để “ma”, và “chướng” ngự trị.

Nhân bài viết ngắn này, cũng nhớ là Sư Ông Nhất Hạnh đang dần hồi phục sau khi bị xuất huyết não, nên qua trang FB này có lời kính thăm và cầu nguyện cho Thầy chóng bình phục, và cũng gởi lời kính cảm ơn trân trọng đến Thầy và Thầy Thanh Từ về những năm tháng đầu học Phật, dù chỉ đọc hai Thầy qua sách vở thầy vìết, nhưng chưa bao giờ trực tiếp học với hai Thầy.

CH
Sau Phật Đản PL 2559 hai tháng


--------

REF




and more


“Nhưng gần đây, có một số người bảo: “Coi chừng tu thiền điên”. Chúng tôi cũng đã nhiều lần cải chánh về điềunày. Thật ra không phải tu thiền điên mà vì không biết tu thiền nên mới điên.Nếu tu thiền điên thì đức Thích-ca đâu thành Phật, các đệ tử Ngài đâu chứng quả A-la-hán, đâu có chư Tổ tu thiền…”
(Tu Thiền-HT/Thsư ThíchThanh Từ )



No comments:

Post a Comment