Lộ Trình Dân Chủ Toàn Diện Cho Việt Nam
Ðoàn Viết Hoạt
*
Có 3 cách để giải thể chế độ cộng sản tại Việt Nam: (1) lật đổ (bằng quân sự hoặc bằng bạo loạn xã hội), (2) đảng CS chấp nhận chuyển dần sang chế độ dân chủ, (3) thúc đẩy tiến trình tự do hóa xã hội để tạo điều kiện chín mùi đẩy nhanh việc dân chủ hóa chính quyền hoặc ôn hòa, hoặc qua bạo loạn xã hôi.
Tôi đề nghị Lộ Trình Dân Chủ Toàn Diện để thực hiện giải pháp thứ 3, dựa trên 3 nhận định:
(1) ba trào lưu tất yếu không thể đảo ngược của thời đại hiện nay là kinh tế thị trường, xã hội tự do và chính trị dân chủ pháp trị; (2) người dân phải là mục đích đồng thời là động lực của tiến trình dân chủ hóa thì tiến trình này mới sớm thành công; (3) ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam chỉ thayđổi phù hợp trào lưu dưới áp lực mạnh mẽ và có hiệu quả (tức là ‘không thể không’ thay đổi).
Hiện nay đã có áp lực quốc tế và hải ngoại dù cần tăng cường hơn, nhưng áp lực nội tại mới bắt đầu và còn nhiều tự phát. Aùp lực nội tại là áp lực từ xã hội và người dân lên và từ ngay bên trong cơ chế của đảng và nhà nước cộng sản. Không có áp lực nội tại thì không buộc được ban lãnh đạo cộng sản ‘không thể không’ thay đổi, và những người dân chủ luôn luôn ở thế bị động.
(1) ba trào lưu tất yếu không thể đảo ngược của thời đại hiện nay là kinh tế thị trường, xã hội tự do và chính trị dân chủ pháp trị; (2) người dân phải là mục đích đồng thời là động lực của tiến trình dân chủ hóa thì tiến trình này mới sớm thành công; (3) ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam chỉ thayđổi phù hợp trào lưu dưới áp lực mạnh mẽ và có hiệu quả (tức là ‘không thể không’ thay đổi).
Hiện nay đã có áp lực quốc tế và hải ngoại dù cần tăng cường hơn, nhưng áp lực nội tại mới bắt đầu và còn nhiều tự phát. Aùp lực nội tại là áp lực từ xã hội và người dân lên và từ ngay bên trong cơ chế của đảng và nhà nước cộng sản. Không có áp lực nội tại thì không buộc được ban lãnh đạo cộng sản ‘không thể không’ thay đổi, và những người dân chủ luôn luôn ở thế bị động.
Lộ Trình dân chủ toàn diện nhằm tạo được áp lực nội tại này, bằng cách giúp gia tốc sức mạnh toàn diện của mọi thành phần dân chúng (empower the people) cả về vật chất (kinh tế) lẫn tinh thần (văn hóa, giáo dục thông tin), đồng thời giúp mở bung mọi cánh cửa xã hội Việt Nam ra với thế giới (và với hải ngoại), để người dân có thể độc lập với và tiến đến đối lập với chính quyền độc tài. Giai đoạn 1 (kinh tế thị trường) và 2 (văn hoá tự do và xã hội dân sự) trong Lộ Trình nhằm tạo được sức mạnh toàn diện này cho xã hội và người dân trong nước. Dưới áp lực của sức mạnh nội tại này ban lãnh đạo cộng sản sẽ bị đặt trước hai lựa chọn cuối cùng (giai đoạn 3): hoặc chấp nhận dân chủ hóa chính quyền (như Ðài Loan) hoặc bị lật đổ (như Nam Hàn, Indonesia).
Cùng với mọi cá nhân và đoàn thể kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phần thực hiện được giai đọan 1 và 2, nhất là giaì đoạn 2, thì các chính khách và lực lượng chính trị dân chủ hải ngoại sẽ được
quần chúng trong nước biết đến và do đó sẽ có môi trường và điều kiện để xuất hiện và hoạt động ở trong nước (giai đoạn 3, thay đổi chính trị). Tôi cho rằng tình hình trong nước hiện nay đang thuận lợi cho việc thực hiện giai đoạn 2 và chuẩn bị cho giai đoạn 3.
quần chúng trong nước biết đến và do đó sẽ có môi trường và điều kiện để xuất hiện và hoạt động ở trong nước (giai đoạn 3, thay đổi chính trị). Tôi cho rằng tình hình trong nước hiện nay đang thuận lợi cho việc thực hiện giai đoạn 2 và chuẩn bị cho giai đoạn 3.
Những người dân chủ và cộng đồng người Việt hải ngoại đang ở ngay trong giòng chính mạch của thời đại nên có điều kiện và sức mạnh thúc đẩy lộ trình toàn diện này bằng cách ‘nhập nội’toàn diện sức mạnh của mình, nhất là trong các lãnh vực văn hóa, giáo dục, thông tin, kiến thức.
Ðể làm được điều này cần phát huy và vận dụng được thế và lực lưỡng diện vừa dân tộc vừa thời đại (vừa Việt vừa Mỹ (hoặc Pháp, Canada, Úc…) của mình, trong vị thế là một bộ phận tiền phong của dân tộc trong thời đại toàn cầu.
Ðể làm được điều này cần phát huy và vận dụng được thế và lực lưỡng diện vừa dân tộc vừa thời đại (vừa Việt vừa Mỹ (hoặc Pháp, Canada, Úc…) của mình, trong vị thế là một bộ phận tiền phong của dân tộc trong thời đại toàn cầu.
LỘ TRÌNH DÂN CHỦ TOÀN DIỆN
A. Tổng Quan
1. Minh định một số khái niệm:
a. Lộ Trình: Lộ trình là tiến trình thực hiện, chia thành giai đoạn diễn tiến từ đầu đến kết thúc. Tiến trình là mô tả diễn biến tự nhiên khách quan, Lộ Trình chú trọng đến tác động chủ quan của con người vào tiến trình khách quan. Tiến trình tĩnh (process), Lộ trình động (processing).
A. Tổng Quan
1. Minh định một số khái niệm:
a. Lộ Trình: Lộ trình là tiến trình thực hiện, chia thành giai đoạn diễn tiến từ đầu đến kết thúc. Tiến trình là mô tả diễn biến tự nhiên khách quan, Lộ Trình chú trọng đến tác động chủ quan của con người vào tiến trình khách quan. Tiến trình tĩnh (process), Lộ trình động (processing).
b. Lộ đồ: những bước đi cụ thể nhằm thực hiện một giai đọan hay một công việc nhất định trong Lộ Trình
c. Dân chủ: ở đây được hiểu như dân chủ hóa, với những nội dung như sau:
(1) dân chủ là một tiến trình, tiến trình dân chủ hoá, có nhiều giai đoạn và đòi
hỏi một số yếu tố và điều kiện.
(2) tiến trình dân chủ là toàn diện, cả trong kinh tế, văn hoá và chính trị, và cả
trong sinh hoạt xã hội của người dân và trên mặt cơ chế chính quyền.
(3) chúng ta có thể và phải tác động vào tiến trình này để đẩy tiến trình nhanh,
mạnh và sâu rộng hơn, tức là chuyển tiến trình tự nhiên thành lộ trình chủ
động
2. Tiến trình dân chủ là xu thế tất yếu của thời đại. Nhanh hay chậm tùy các yếu tố khách và chủ
quan. Khách quan: tiến triển của xã hội và quần chúng, và tác động của quốc tế (khách quan đối với Việt). Chủ quan: Việt CS và Việt dân chủ.
a. Phe CS (đang cầm quyền). Ban lãnh đạo CSVN có Lộ Trình của họ (Cương Lĩnh 2020…). Họ cũng đang phải thay đổi, nhằm 2 mục tiêu:
(1) làm chậm lại tiến trình (để kịp điều chỉnh)
(2) giới hạn trong các lãnh vực kinh tế, thương mại, cho đến khi ‘không thể không mở’ (đây chính là điểm chiến lược cho phe dân chủ)
b. Phe Dân chủ: Lộ Trình của chúng ta nhằm tác động vào tiến trình với 2 mục tiêu:
(1) đẩy nhanh tiến trình thay đổi (để CSVN không chủ động được tiến trình thay đổi, tức là dành lại quyền chủ động);
(2) chuyển hóa toàn diện xã hội, không giới hạn, nghĩa là thúc đẩy tự do hóa xã hội toàn diện trong mọi lãnh vực hoạt động của xã hội và của người dân. Tạo môi trường và điều kiện khiến
chính quyền CS không thể ngăn chặn và giới hạn những thay đổi xã hội theo ý họ để cuối cùng hoặc chấp nhận dân chủ (như Ðài Loan), hoặc tan vỡ do bạo loạn xã hội (như Nam Hàn, Indonesia).
(3) Kết quả là tạo được tình trạng chiến lược có lợi cho dân chủ: ‘không thể không’ thay đổi về văn hóa và chính trị. Nếu đảng và chính quyền cộng sản vẫn cữơng lại, đòi hỏi của quần chúng và xã hội tạo ra sức ép và chuyển thành bạo loạn.
c. Dân chủ: ở đây được hiểu như dân chủ hóa, với những nội dung như sau:
(1) dân chủ là một tiến trình, tiến trình dân chủ hoá, có nhiều giai đoạn và đòi
hỏi một số yếu tố và điều kiện.
(2) tiến trình dân chủ là toàn diện, cả trong kinh tế, văn hoá và chính trị, và cả
trong sinh hoạt xã hội của người dân và trên mặt cơ chế chính quyền.
(3) chúng ta có thể và phải tác động vào tiến trình này để đẩy tiến trình nhanh,
mạnh và sâu rộng hơn, tức là chuyển tiến trình tự nhiên thành lộ trình chủ
động
2. Tiến trình dân chủ là xu thế tất yếu của thời đại. Nhanh hay chậm tùy các yếu tố khách và chủ
quan. Khách quan: tiến triển của xã hội và quần chúng, và tác động của quốc tế (khách quan đối với Việt). Chủ quan: Việt CS và Việt dân chủ.
a. Phe CS (đang cầm quyền). Ban lãnh đạo CSVN có Lộ Trình của họ (Cương Lĩnh 2020…). Họ cũng đang phải thay đổi, nhằm 2 mục tiêu:
(1) làm chậm lại tiến trình (để kịp điều chỉnh)
(2) giới hạn trong các lãnh vực kinh tế, thương mại, cho đến khi ‘không thể không mở’ (đây chính là điểm chiến lược cho phe dân chủ)
b. Phe Dân chủ: Lộ Trình của chúng ta nhằm tác động vào tiến trình với 2 mục tiêu:
(1) đẩy nhanh tiến trình thay đổi (để CSVN không chủ động được tiến trình thay đổi, tức là dành lại quyền chủ động);
(2) chuyển hóa toàn diện xã hội, không giới hạn, nghĩa là thúc đẩy tự do hóa xã hội toàn diện trong mọi lãnh vực hoạt động của xã hội và của người dân. Tạo môi trường và điều kiện khiến
chính quyền CS không thể ngăn chặn và giới hạn những thay đổi xã hội theo ý họ để cuối cùng hoặc chấp nhận dân chủ (như Ðài Loan), hoặc tan vỡ do bạo loạn xã hội (như Nam Hàn, Indonesia).
(3) Kết quả là tạo được tình trạng chiến lược có lợi cho dân chủ: ‘không thể không’ thay đổi về văn hóa và chính trị. Nếu đảng và chính quyền cộng sản vẫn cữơng lại, đòi hỏi của quần chúng và xã hội tạo ra sức ép và chuyển thành bạo loạn.
B. Tổng Quan Về Lộ Trình:
1. Lộ Trình Dân Chủ Toàn Diện nhằm hai mục tiêu cụ thể là vừa tạo môi trường và điều kiện xã hội chín mùi cho việc xây dựng xã hội dân sự, vừa vận động cho việc thiết lập chính quyền dân chủ. Trong hoàn cảnh của Việt Nam, việc xây dựng một xã hội trong đó người dân chủ động cải
thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của họ là điều vừa cần thiết, vừa khả thi. Cần thiết vì mức sống người dân quá thấp, họ cần có cơ hội để thăng tiến đời sống càng nhanh càng tốt.
Khả thi vì chính nhu cầu tồn tại của mọi tầng lớp xã hội và mọi thành phần dân tộc, dù khác biệtvề chính kiến, điạ phương, tôn giáo, nghề nghiệp, đòi hỏi và cho phép thay đổi mọi mặt sinh hoạthàng ngày của xã hội. Hơn thế nữa, từ 1990 đến nay Mỹ và quốc tế đã và đang thúc đẩy thay đổixã hội toàn diện và ổn định ở Việt Nam vì điều này có lợi cho hòa bình ổn định trong khu vực và trên toàn thế giới, cũng như phù hợp với lợi ích riêng và chiến lược toàn cầu chung của họ.
Về phần dân chúng, nhờ được cải thiện đời sống vật chất, người dân sẽ nẩy sinh thêm nhu cầu cải tiến đời sống tinh thần. Từ đó có thể tạo điều kiện để phát triển các hoạt động dân sự (của dânvà do dân), làm cho người dân ngày một có cơ hội phát huy tiềm năng một cách chủ động và tự lập hơn nhờ đó toàn thể xã hội ngày một tăng trưởng và tiến bô. Ðiều này lại tạo thêm áp lực thúc đẩy xã hội và người cầm quyền phải thay đổi toàn diện và nhanh chóng. Các vấn đề dân sinh và dân quyền là mục tiêu đồng thời là động cơ thúc đẩy mọi tiến bộ xã hội. Dân chủ là hiệu quả của những tiến bộ xã hội đồng thời tạo môi trường và điều kiện để bảo đảm cho những tiến bộ đó được công bằng và bền vững. Ðây là tiến trình thay đổi xã hội một cách hoà bình ổn định, tránh mọi rối loạn xã hội. Tiến trình này có lợi cho mọi thành phần dân tộc và mọi tầng lớp dân chúng. Ðây cũng là tiến trình gia tăng sức mạnh toàn diện của người dân để họ trở thành một thế mạnh xã hội kiềm tỏa dần sức mạnh của người cầm quyền, để tiến đến lấy lại quyền chính trị, tự do quyết định chọn lựa người cầm quyền. Lộ Trình Dân Chủ tòan diện được đưa ra nhằm thúc đẩy tiến trình này.
thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của họ là điều vừa cần thiết, vừa khả thi. Cần thiết vì mức sống người dân quá thấp, họ cần có cơ hội để thăng tiến đời sống càng nhanh càng tốt.
Khả thi vì chính nhu cầu tồn tại của mọi tầng lớp xã hội và mọi thành phần dân tộc, dù khác biệtvề chính kiến, điạ phương, tôn giáo, nghề nghiệp, đòi hỏi và cho phép thay đổi mọi mặt sinh hoạthàng ngày của xã hội. Hơn thế nữa, từ 1990 đến nay Mỹ và quốc tế đã và đang thúc đẩy thay đổixã hội toàn diện và ổn định ở Việt Nam vì điều này có lợi cho hòa bình ổn định trong khu vực và trên toàn thế giới, cũng như phù hợp với lợi ích riêng và chiến lược toàn cầu chung của họ.
Về phần dân chúng, nhờ được cải thiện đời sống vật chất, người dân sẽ nẩy sinh thêm nhu cầu cải tiến đời sống tinh thần. Từ đó có thể tạo điều kiện để phát triển các hoạt động dân sự (của dânvà do dân), làm cho người dân ngày một có cơ hội phát huy tiềm năng một cách chủ động và tự lập hơn nhờ đó toàn thể xã hội ngày một tăng trưởng và tiến bô. Ðiều này lại tạo thêm áp lực thúc đẩy xã hội và người cầm quyền phải thay đổi toàn diện và nhanh chóng. Các vấn đề dân sinh và dân quyền là mục tiêu đồng thời là động cơ thúc đẩy mọi tiến bộ xã hội. Dân chủ là hiệu quả của những tiến bộ xã hội đồng thời tạo môi trường và điều kiện để bảo đảm cho những tiến bộ đó được công bằng và bền vững. Ðây là tiến trình thay đổi xã hội một cách hoà bình ổn định, tránh mọi rối loạn xã hội. Tiến trình này có lợi cho mọi thành phần dân tộc và mọi tầng lớp dân chúng. Ðây cũng là tiến trình gia tăng sức mạnh toàn diện của người dân để họ trở thành một thế mạnh xã hội kiềm tỏa dần sức mạnh của người cầm quyền, để tiến đến lấy lại quyền chính trị, tự do quyết định chọn lựa người cầm quyền. Lộ Trình Dân Chủ tòan diện được đưa ra nhằm thúc đẩy tiến trình này.
2. Trong sáng và toàn diện:
a. Trong việc thực hiện Lộ Trình Dân Chủ chúng ta sẽ vận dụng mọi hướng (nhà nước, tư nhân, quốc tế; hải ngoại; trong ngoài đảng cộng sản) nhưng không đảng phái hóa cuộc vận động, ngay cả trong giai đoạn 3 khi vận động cho việc dân chủ hoá chính quyền. Không đảng hóa vì không nhằm vận động riêng cho một cá nhân, đảng phái hay nhóm chính trị nào, mà cho môi trường và cơ chế dân chủ chung cho mọi đoàn thể chính trị. Lộ Trình trung thành với đường hướng chính trị là vận động dân chủ cho mọi người, mọi khuynh hướng và đoàn thể chính trị khác nhau, không có đặc quyền và biệt lệ cho một cá nhân hay đoàn thể nào. Trong tinh thần đó, Lộ Trình sẽ được vận động rộng rãi, trong sáng, với sự tham gia của mọi cá nhân, đoàn thể, thuộc mọi lãnh vực hoạt động xã hội, cả trong và ngoài nước, và với quốc tế. Khẩu hiệu của chúng ta là: ‘Dân chủ ngay bây giờ, ở đây và cho mọi người Việt’.
b. Trong bối cảnh chính trị độc đảng, độc quyền CS hiện nay ở trong nước cuộc vận động dân chủ và những người tham gia cuộc vận động không nhằm mục đích tranh thủ ưu thắng cho riêng một cá nhân và đoàn thể chính trị nào còn bởi một lý do đơn giản là vận động theo chiều hướng này gặp các trở ngại sau đây:
a. Trong việc thực hiện Lộ Trình Dân Chủ chúng ta sẽ vận dụng mọi hướng (nhà nước, tư nhân, quốc tế; hải ngoại; trong ngoài đảng cộng sản) nhưng không đảng phái hóa cuộc vận động, ngay cả trong giai đoạn 3 khi vận động cho việc dân chủ hoá chính quyền. Không đảng hóa vì không nhằm vận động riêng cho một cá nhân, đảng phái hay nhóm chính trị nào, mà cho môi trường và cơ chế dân chủ chung cho mọi đoàn thể chính trị. Lộ Trình trung thành với đường hướng chính trị là vận động dân chủ cho mọi người, mọi khuynh hướng và đoàn thể chính trị khác nhau, không có đặc quyền và biệt lệ cho một cá nhân hay đoàn thể nào. Trong tinh thần đó, Lộ Trình sẽ được vận động rộng rãi, trong sáng, với sự tham gia của mọi cá nhân, đoàn thể, thuộc mọi lãnh vực hoạt động xã hội, cả trong và ngoài nước, và với quốc tế. Khẩu hiệu của chúng ta là: ‘Dân chủ ngay bây giờ, ở đây và cho mọi người Việt’.
b. Trong bối cảnh chính trị độc đảng, độc quyền CS hiện nay ở trong nước cuộc vận động dân chủ và những người tham gia cuộc vận động không nhằm mục đích tranh thủ ưu thắng cho riêng một cá nhân và đoàn thể chính trị nào còn bởi một lý do đơn giản là vận động theo chiều hướng này gặp các trở ngại sau đây:
(1) đối với cộng sản: khó thắng được họ vì ‘đấu nhau’ trên ‘sân chơi và luật chơi’ của ho (tranh quyền và giữ quyền là ‘nghề’ của họ)ï;
(2) đối với nhân dân: họ không tham gia vì họ cho rằng đây là cuộc ‘tranh quyền’ không liên hệ đến họ và không phải là công việc của họ;
(3) khó thuyết phục được quốc tế ủng hộ: quốc tế dễ dàng ủng hộ nhân quyền và dân quyền hơn, trong khi vẫn có thể đi với đảng cầm quyền. Quốc tế sẽ không thể ủng hộ cuộc vận động dân chủ nếu họ cho rằng chúng ta ‘tranh quyền’ với cộng sản đang cầm quyền. c. Tuy nhiên, cần minh xác rằng một nước Việt tự do dân chủ cần có những chính đảng và những nhà chính trị tài giỏi mang vóc dáng thời đại và với tầm cỡ quốc tế. Cuộc vận động của chúng ta hiện nay chính là nhằm tạo môi trường và điều kiện để những chính đảng và chính trị gia như thế tự đào luyện và xuất hiện được, vì qua cuộc vận động chỉ vì quyền lợi của dân chúng và của dân tộc này mà quần chúng (trong nước) sẽ biết đến những chính đảng và chính trị gia đó. Ðồng thời chính trong môi trường và điều kiện tự do dân chủ chân chính mà những chính đảng và chính trị gia mới phát huy được khả năng lãnh đạo đất nước để dân chúng chọn lựa.
(2) đối với nhân dân: họ không tham gia vì họ cho rằng đây là cuộc ‘tranh quyền’ không liên hệ đến họ và không phải là công việc của họ;
(3) khó thuyết phục được quốc tế ủng hộ: quốc tế dễ dàng ủng hộ nhân quyền và dân quyền hơn, trong khi vẫn có thể đi với đảng cầm quyền. Quốc tế sẽ không thể ủng hộ cuộc vận động dân chủ nếu họ cho rằng chúng ta ‘tranh quyền’ với cộng sản đang cầm quyền. c. Tuy nhiên, cần minh xác rằng một nước Việt tự do dân chủ cần có những chính đảng và những nhà chính trị tài giỏi mang vóc dáng thời đại và với tầm cỡ quốc tế. Cuộc vận động của chúng ta hiện nay chính là nhằm tạo môi trường và điều kiện để những chính đảng và chính trị gia như thế tự đào luyện và xuất hiện được, vì qua cuộc vận động chỉ vì quyền lợi của dân chúng và của dân tộc này mà quần chúng (trong nước) sẽ biết đến những chính đảng và chính trị gia đó. Ðồng thời chính trong môi trường và điều kiện tự do dân chủ chân chính mà những chính đảng và chính trị gia mới phát huy được khả năng lãnh đạo đất nước để dân chúng chọn lựa.
3. Ðối tượng vận động: Có ba khu vực và ba đối tượng vận động trong Lộ Trình Dân Chủ Toàn Diện. Ba khu vực là trong nước, hải ngoại và quốc tế. Ba đối tượng là quần chúng, những tác nhân thay đổi (change agents), và nhóm quyết định chính sách (policy makers). Tại mỗi khu vực đều có ba đối tượng nhưng tính chất, thành phần, mục tiêu và phương thức vận động cụ thể có
thể khác nhau. Ở đây chỉ phân tích tổng quát cho cả ba khu vực.
thể khác nhau. Ở đây chỉ phân tích tổng quát cho cả ba khu vực.
a. Quần chúng: Mục tiêu chung của cuộc vận động đối với quần chúng trong-ngoài nước là tạo
tâm thức mới (‘cùng sống giúp tiến’, cùng tồn tại (win-win)) và tầm nhìn mới (tầm nhìn của một nước Việt Nam trong thế kỷ 21) làm chất keo gắn bó mọi thành phần dân tộc và mọi tầng lớp dân chúng, nhất là thành phần trẻ (hiện là đa số ở trong nước). Với trong nước, tạo điều kiện vậtthể và tinh thần để mọi tầng lớp dân chúng phát huy tiềm năng và chủ động được cuộc sống của
ho, độc lập, và khi cần, đối lập với chính quyền CSï. Với cộng đồng người Việt hải ngoại, vậndụng được vị thế công dân tại mỗi quốc gia định cư để trực tiếp hỗ trợ và vận động quốc tế hỗtrợ việc xây dựng xã hội dân sự và chính quyền dân chủ, tiến đến phát triển một nước Việt văn
minh và hưng thịnh trong thế kỷ 21. Ðặc biệt chú trọng đến giới trung niên (30-40) và giới trẻ (duới 20) ở cả trong và ngoài nước.
b. Tác nhân thay đổi (change agents): cá nhân, nhóm, đoàn thể tác động vào sự thay đổi của xã hội và chính quyền ở trong nước, trong cộng đồng người Việt hải ngoại, trong các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Thành phần này bao gồm các chuyên viên thuộc mọi ngành chuyên môn. Ða số ở lứa tuổi trung niên. Ðặc biệt chú trọng thành phần này trong các hội đoàn xã hội, nhất là trong chính quyền và đảng cộng sản ở trong nước. Mục tiêu là giúp họ tăng cường hiểu biết về mọi lãnh vực (chú trọng các ngành nhân văn và xã hội), tiếp cận thế giới. Tạo cơ hội cho giới này ở hải ngoại và trong nước gặp gỡ và cùng làm việc với nhau. Ðây là lực chuyển đổi chính của xã hội ở trong nước cũng như hải ngoại, hiện nay và trong tương lai gần. Nhóm quyết định chính sách cần đến nhóm tác nhân thay đổi trong cả hai công việc soạn thảo và thi hành chính sách. Do đó nhóm tác nhân thay đổiï có thể tác động vào cả thượng tầng chính quyền và hạ tầng xã hội. Chúng ta cần tạo quan hệ làm việc tốt, tin cậy với những nhóm tác nhân thay đổi trong ngoài nước, nhât là trong nước. Ðối với quốc tế, vận động thành phần này trong các chính phủ, các hội đoàn xã hội (NGO) và đoàn thể áp lực, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, tạo sự đồng tình và ủng hộ đối với cuôc vận động của những người dân chủ VN.
c. Nhóm quyết định chính sách: Trong các hội đoàn văn hóa xã hội và đoàn thể chính trị thuộc mọi khuynh hướng chính trị, tư tưởng, trong ngoài nước và quốc tế, trong và ngoài chính phủ
nhưng đặc biệt chú trọng thành phần cấp tiến của nhóùm này ở trong đảng cộng sản và chính quyền CSVN hiện nay. Ba mục tiêu chính trong cuộc vận động nhóm cấp tiến này ở VN là (1)
đồng tình với cách giải quyết vấn đề Việt Nam của chúng ta; (2) cảm thấy vùa cấp bách, vừa yên tâm và an toàn khi thay đổiø trong hai lãnh vực văn hóa và chính trị; (3) chấp nhận dân chủ hóa chính quyền.
tâm thức mới (‘cùng sống giúp tiến’, cùng tồn tại (win-win)) và tầm nhìn mới (tầm nhìn của một nước Việt Nam trong thế kỷ 21) làm chất keo gắn bó mọi thành phần dân tộc và mọi tầng lớp dân chúng, nhất là thành phần trẻ (hiện là đa số ở trong nước). Với trong nước, tạo điều kiện vậtthể và tinh thần để mọi tầng lớp dân chúng phát huy tiềm năng và chủ động được cuộc sống của
ho, độc lập, và khi cần, đối lập với chính quyền CSï. Với cộng đồng người Việt hải ngoại, vậndụng được vị thế công dân tại mỗi quốc gia định cư để trực tiếp hỗ trợ và vận động quốc tế hỗtrợ việc xây dựng xã hội dân sự và chính quyền dân chủ, tiến đến phát triển một nước Việt văn
minh và hưng thịnh trong thế kỷ 21. Ðặc biệt chú trọng đến giới trung niên (30-40) và giới trẻ (duới 20) ở cả trong và ngoài nước.
b. Tác nhân thay đổi (change agents): cá nhân, nhóm, đoàn thể tác động vào sự thay đổi của xã hội và chính quyền ở trong nước, trong cộng đồng người Việt hải ngoại, trong các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Thành phần này bao gồm các chuyên viên thuộc mọi ngành chuyên môn. Ða số ở lứa tuổi trung niên. Ðặc biệt chú trọng thành phần này trong các hội đoàn xã hội, nhất là trong chính quyền và đảng cộng sản ở trong nước. Mục tiêu là giúp họ tăng cường hiểu biết về mọi lãnh vực (chú trọng các ngành nhân văn và xã hội), tiếp cận thế giới. Tạo cơ hội cho giới này ở hải ngoại và trong nước gặp gỡ và cùng làm việc với nhau. Ðây là lực chuyển đổi chính của xã hội ở trong nước cũng như hải ngoại, hiện nay và trong tương lai gần. Nhóm quyết định chính sách cần đến nhóm tác nhân thay đổi trong cả hai công việc soạn thảo và thi hành chính sách. Do đó nhóm tác nhân thay đổiï có thể tác động vào cả thượng tầng chính quyền và hạ tầng xã hội. Chúng ta cần tạo quan hệ làm việc tốt, tin cậy với những nhóm tác nhân thay đổi trong ngoài nước, nhât là trong nước. Ðối với quốc tế, vận động thành phần này trong các chính phủ, các hội đoàn xã hội (NGO) và đoàn thể áp lực, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, tạo sự đồng tình và ủng hộ đối với cuôc vận động của những người dân chủ VN.
c. Nhóm quyết định chính sách: Trong các hội đoàn văn hóa xã hội và đoàn thể chính trị thuộc mọi khuynh hướng chính trị, tư tưởng, trong ngoài nước và quốc tế, trong và ngoài chính phủ
nhưng đặc biệt chú trọng thành phần cấp tiến của nhóùm này ở trong đảng cộng sản và chính quyền CSVN hiện nay. Ba mục tiêu chính trong cuộc vận động nhóm cấp tiến này ở VN là (1)
đồng tình với cách giải quyết vấn đề Việt Nam của chúng ta; (2) cảm thấy vùa cấp bách, vừa yên tâm và an toàn khi thay đổiø trong hai lãnh vực văn hóa và chính trị; (3) chấp nhận dân chủ hóa chính quyền.
C. Ba Giai Ðoạn của Lộ Trình:
Lộ Trình Dân Chủ Toàn Diện gồm 3 công việc lớn: (1) thiết lập hệ thống và cơ cấu kinh tế thị trường; (2 tạo môi trường và điều kiện cho việc hình thành xã hội dân sư và tăng cường sức
mạnh vật thể và tinh thần của người dân; (3) và cuối cùng là dân chủ hóa thượng tầng chính quyền. Ba công việc này được tiến hành trong ba giai đoạn đan xen nhau, nghĩa là giai đoạn sau khởi động ngay khi giai đoạn truớc đã tương đối phát triển, dù chưa hoàn tất.
1. Giai Ðoạn 1 (GÐ 1): Thiết lập hệ thống kinh tế thị trường. Hội nhập kinh tế VN vào nền kinh tế thương mại khu vực và thế giới.
a. Ưu tiên phát triển khu vực tư nhân. Giải tư xí nghiệp quốc doanh. Phát triển nhanh các doanh nghiệp tư nhân trên mọi lãnh vực.
b. Xây dựng hệ thống pháp trị trong kinh tế thương mại: Hiện nay luật pháp còn dành nhiều ưu đãi cho quốc doanh. Luật pháp liên quan đến kinh tế thương mại cần được sửa đổi để bảo đảm cạnh tranh được thật sự tự do, có trách nhiệm và công bằng xã hội, giữa tư doanh, quốc doanh và quốc tế trong mọi lãnh vực nhất là trong các lãnh vực như ngân hàng, thuế, đầu tư, lao động, truyền thông, xuất bản phát hành…
Lộ Trình Dân Chủ Toàn Diện gồm 3 công việc lớn: (1) thiết lập hệ thống và cơ cấu kinh tế thị trường; (2 tạo môi trường và điều kiện cho việc hình thành xã hội dân sư và tăng cường sức
mạnh vật thể và tinh thần của người dân; (3) và cuối cùng là dân chủ hóa thượng tầng chính quyền. Ba công việc này được tiến hành trong ba giai đoạn đan xen nhau, nghĩa là giai đoạn sau khởi động ngay khi giai đoạn truớc đã tương đối phát triển, dù chưa hoàn tất.
1. Giai Ðoạn 1 (GÐ 1): Thiết lập hệ thống kinh tế thị trường. Hội nhập kinh tế VN vào nền kinh tế thương mại khu vực và thế giới.
a. Ưu tiên phát triển khu vực tư nhân. Giải tư xí nghiệp quốc doanh. Phát triển nhanh các doanh nghiệp tư nhân trên mọi lãnh vực.
b. Xây dựng hệ thống pháp trị trong kinh tế thương mại: Hiện nay luật pháp còn dành nhiều ưu đãi cho quốc doanh. Luật pháp liên quan đến kinh tế thương mại cần được sửa đổi để bảo đảm cạnh tranh được thật sự tự do, có trách nhiệm và công bằng xã hội, giữa tư doanh, quốc doanh và quốc tế trong mọi lãnh vực nhất là trong các lãnh vực như ngân hàng, thuế, đầu tư, lao động, truyền thông, xuất bản phát hành…
c. Hội nhập thị trường quốc tế, khu vực và thế giới.
Từ 1990 đến nay VN đã và đang thực hiện giai đoạn 1 này với sự hỗ trợ tích cực của quốc tế.
Hiện đã vào thời kỳ cuối của giai đoạn này, đang chuyển sang giai đoạn 2.
Từ 1990 đến nay VN đã và đang thực hiện giai đoạn 1 này với sự hỗ trợ tích cực của quốc tế.
Hiện đã vào thời kỳ cuối của giai đoạn này, đang chuyển sang giai đoạn 2.
2. Giai Ðoạn 2 (GÐ 2): Phát triển các hoạt động dân sự. Người dân ngày càng có điều kiện để chủ động cuộc sống, và độc lập hơn với nhà nước. Nhà nước nới lỏng dần sự kiểm soát trong các
lãnh vực ngoài lãnh vực kinh tế thương mại, nhưng chưa sang lãnh vực chính trị. Hiện nay xã hội dân sự đang hình thành dần, vừa do tự phát, vừa do nhà nước ‘buông lỏng’ hoặc không quản lý nổi (vì nhiều lý do khác nhau, kể cả ảnh hưởng hội nhập quốc tế). Cần tác động để đẩy nhanh
hơn tiến trình này, đặc biệt hỗ trợ các hoạt động tư nhân (do dân và vì dân), để tiến đến hình thành các tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ ở trong nước, dưới nhiều hình thức và giai đoạn
phát triển khác nhau tùy hoàn cảnh và điều kiện thực tế (thí dụ: từ bán chính phủ sang phi chính phủ, từ hoạt động nhỏ hẹp không chính thức, sang rộng lớn có tổ chức chính thức, từ hải ngoại đưa vào trong nước tiến đến hoàn tòan do trong nước…).
Ba nỗ lực chính ở trong nước cần được hải ngoại tích cực hỗ trợ: các giáo hội độc lập; các hoạt động giáo dục, văn hóa tư tưởng thông tin độc lập của tư nhân; và các hội đoàn dân sự tư nhân
(NGO) của mọi thành phần, mọi giới, từ trí thức chuyên gia đến nông dân, công nhân (công đoàn, nông đoàn độc lập)
lãnh vực ngoài lãnh vực kinh tế thương mại, nhưng chưa sang lãnh vực chính trị. Hiện nay xã hội dân sự đang hình thành dần, vừa do tự phát, vừa do nhà nước ‘buông lỏng’ hoặc không quản lý nổi (vì nhiều lý do khác nhau, kể cả ảnh hưởng hội nhập quốc tế). Cần tác động để đẩy nhanh
hơn tiến trình này, đặc biệt hỗ trợ các hoạt động tư nhân (do dân và vì dân), để tiến đến hình thành các tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ ở trong nước, dưới nhiều hình thức và giai đoạn
phát triển khác nhau tùy hoàn cảnh và điều kiện thực tế (thí dụ: từ bán chính phủ sang phi chính phủ, từ hoạt động nhỏ hẹp không chính thức, sang rộng lớn có tổ chức chính thức, từ hải ngoại đưa vào trong nước tiến đến hoàn tòan do trong nước…).
Ba nỗ lực chính ở trong nước cần được hải ngoại tích cực hỗ trợ: các giáo hội độc lập; các hoạt động giáo dục, văn hóa tư tưởng thông tin độc lập của tư nhân; và các hội đoàn dân sự tư nhân
(NGO) của mọi thành phần, mọi giới, từ trí thức chuyên gia đến nông dân, công nhân (công đoàn, nông đoàn độc lập)
a. Giáo dục: đã bắt đầu được cởi mở từ cuối 1980s. Ðã có trường tư cả đại học, nay mở rộng cho đại học thế giới tham gia phát triển, cả trong nghiên cứu học thuật (phi ý thức hệ); du học ngày càng mở rộng. Ðây là lãnh vực có thể và cần được đẩy nhanh hơn nữa, và sẽ tác động sâu rộng đến các lãnh vực khác của xã hội. Chú trọng giao lưu giữa sinh viên và chuyên gia trong ngoài nước và với quốc tế. Hỗ trợ cho đòi hỏi ‘tự trị’ đại học.
b. Văn hóa: xuất bản phát hành tư nhân (hiện chưa có, nhưng có tư nhân hợp tác hoặc ‘núp bóng’ quốc doanh); báo chí độc lập (hiện chưa có, nhưng ‘l1ch’ nhiều hơn, tinh vi hơn, tương đối tự do
hơn trừ đụng chạm HCM, lãnh đạo, đảng, ý thức hệ); văn học nghệ thuật (sáng tác khá tự do), phim ảnh (vừa cho mở công ty phim ảnh tư nhân đầu tiên). Cần hỗ trợ các nỗ lực và sáng kiến tự
lập dù chưa thật sự độc lập. Ðây là lãnh vực quan trọng trong quá trình tự do hóa xã hội và phát triển xã hội dân sự. Hải ngoại chủ động hỗ trợ và thực hiện giao lưu 2 chiều giữa giới văn nghệ
sĩ, trí thức trong-ngoài nước và đòi hỏi lưu thông các hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật, văn hóa phẩm 2 chiều trong-ngoài nước (với tư cách công dân Mỹ gốc Việt)
c. Xã hội: Các hoạt động trong lãnh vực cứu tế xã hội hiện đang được mở rộng hơn truớc. Ðã có một số hội đoàn quốc tế và hải ngoại đã và đang thực hiện các hoạt động về cứu trợ, học bổng, y tế, cứu tế xã hội, các loại học bổng, các hình thức tương trợ gia đình, làng xóm không chính thức hoặc chính thức. (thí dụ: hội nghị VA-NGO tháng 5 vừa qua ở CA). Hướng đạo, các đoàn thể tín hữu như gia đình phật tử đã được mặc nhiên cho hoạt động lại. Ðây là lãnh vực có thể đẩy nhanh và rộng khắp.
d. Tôn giáo: Các hoạt động tôn giáo độc lập cần được phục hồi và trở thành đương nhiên và chính thức trong thời gian tới đây. Ðây là lãnh vực được quốc tế hỗ trợ mạnh nhất sau tự do thương mại. Tích cực hỗ trợ các hoạt động văn hoá, giáo dục, xã hội do các giáo hội và tín hữu thực hiện một cách độc lập với nhà nước.
e. Tăng cường tiếng nói và quyền lực của quần chúng: công nhân (tổ chức lao động), nông dân, nhà giáo, nhà văn, nhà báo, chuyên gia. Hỗ trợ các hoạt động độc lập với nhà nước, tiến đến các
hoạt động NGO thật sự trong mọi lãnh vực, đặc biệt là trong lãnh vực văn hóa giáo dục và truyền thông.
3. Giai Ðoạn 3 (GÐ 3): Dân chủ hóa chính quyền. Ðây là giai đoạn vận động để thiết lập chế độ dân chủ pháp trị. Các mục tiêu vận động cụ thể:
a. Cải tổ hành chánh công quyền: qui chế hóa và chuyên nghiệp hóa công chức. Tách nhà nước ra khỏi đảng về mặt chuyên nghiệp hành chánh, tài chánh (ngân hàng, thuế, ngân sách), pháp chế. Quốc tế đang áp lực Hà Nội thực hiện một số cải cách này.
b. Tăng cường quyền lực chính trị của các cơ quan dân cử đối với chính phủ và chính quyền các cấp. Tách Quốc Hội ra khỏi đảng, khỏi chính phủ, có thưc quyền cao hơn chính phủ.
c. Tự do ứng cử và bầu cử ở cấp địa phương (không qua Mặt Trận Tổ Quốc) giữa người của đảng và người ngoài đảng cộng sản (dù chưa có đa đảng).
d. Chấp nhận báo chí độc lập. Chấp nhận tự do lập hội đoàn độc lập phi chính phủ.
e. Sửa Hiến Pháp, chấp nhận có các đảng phái ngoài đảng cộng sản.
f. Bầu cử tự do đa đảng có quốc tế giám sát.
Hiện nay chúng ta cần tích cực hỗ trợ việc phát triển khu vực tư nhân ở trong nước trên mọi lãnh vực, nhất là các lãnh vực văn học nghệ thuật, văn hóa, xã hội, giáo dục và thông tin, và hội nhập
hai chiều giữa hoạt động tư nhân hải ngoại và quốc tế với trong nước. Ðồng thời chuẩn bị cho giai đoạn 3.
b. Văn hóa: xuất bản phát hành tư nhân (hiện chưa có, nhưng có tư nhân hợp tác hoặc ‘núp bóng’ quốc doanh); báo chí độc lập (hiện chưa có, nhưng ‘l1ch’ nhiều hơn, tinh vi hơn, tương đối tự do
hơn trừ đụng chạm HCM, lãnh đạo, đảng, ý thức hệ); văn học nghệ thuật (sáng tác khá tự do), phim ảnh (vừa cho mở công ty phim ảnh tư nhân đầu tiên). Cần hỗ trợ các nỗ lực và sáng kiến tự
lập dù chưa thật sự độc lập. Ðây là lãnh vực quan trọng trong quá trình tự do hóa xã hội và phát triển xã hội dân sự. Hải ngoại chủ động hỗ trợ và thực hiện giao lưu 2 chiều giữa giới văn nghệ
sĩ, trí thức trong-ngoài nước và đòi hỏi lưu thông các hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật, văn hóa phẩm 2 chiều trong-ngoài nước (với tư cách công dân Mỹ gốc Việt)
c. Xã hội: Các hoạt động trong lãnh vực cứu tế xã hội hiện đang được mở rộng hơn truớc. Ðã có một số hội đoàn quốc tế và hải ngoại đã và đang thực hiện các hoạt động về cứu trợ, học bổng, y tế, cứu tế xã hội, các loại học bổng, các hình thức tương trợ gia đình, làng xóm không chính thức hoặc chính thức. (thí dụ: hội nghị VA-NGO tháng 5 vừa qua ở CA). Hướng đạo, các đoàn thể tín hữu như gia đình phật tử đã được mặc nhiên cho hoạt động lại. Ðây là lãnh vực có thể đẩy nhanh và rộng khắp.
d. Tôn giáo: Các hoạt động tôn giáo độc lập cần được phục hồi và trở thành đương nhiên và chính thức trong thời gian tới đây. Ðây là lãnh vực được quốc tế hỗ trợ mạnh nhất sau tự do thương mại. Tích cực hỗ trợ các hoạt động văn hoá, giáo dục, xã hội do các giáo hội và tín hữu thực hiện một cách độc lập với nhà nước.
e. Tăng cường tiếng nói và quyền lực của quần chúng: công nhân (tổ chức lao động), nông dân, nhà giáo, nhà văn, nhà báo, chuyên gia. Hỗ trợ các hoạt động độc lập với nhà nước, tiến đến các
hoạt động NGO thật sự trong mọi lãnh vực, đặc biệt là trong lãnh vực văn hóa giáo dục và truyền thông.
3. Giai Ðoạn 3 (GÐ 3): Dân chủ hóa chính quyền. Ðây là giai đoạn vận động để thiết lập chế độ dân chủ pháp trị. Các mục tiêu vận động cụ thể:
a. Cải tổ hành chánh công quyền: qui chế hóa và chuyên nghiệp hóa công chức. Tách nhà nước ra khỏi đảng về mặt chuyên nghiệp hành chánh, tài chánh (ngân hàng, thuế, ngân sách), pháp chế. Quốc tế đang áp lực Hà Nội thực hiện một số cải cách này.
b. Tăng cường quyền lực chính trị của các cơ quan dân cử đối với chính phủ và chính quyền các cấp. Tách Quốc Hội ra khỏi đảng, khỏi chính phủ, có thưc quyền cao hơn chính phủ.
c. Tự do ứng cử và bầu cử ở cấp địa phương (không qua Mặt Trận Tổ Quốc) giữa người của đảng và người ngoài đảng cộng sản (dù chưa có đa đảng).
d. Chấp nhận báo chí độc lập. Chấp nhận tự do lập hội đoàn độc lập phi chính phủ.
e. Sửa Hiến Pháp, chấp nhận có các đảng phái ngoài đảng cộng sản.
f. Bầu cử tự do đa đảng có quốc tế giám sát.
Hiện nay chúng ta cần tích cực hỗ trợ việc phát triển khu vực tư nhân ở trong nước trên mọi lãnh vực, nhất là các lãnh vực văn học nghệ thuật, văn hóa, xã hội, giáo dục và thông tin, và hội nhập
hai chiều giữa hoạt động tư nhân hải ngoại và quốc tế với trong nước. Ðồng thời chuẩn bị cho giai đoạn 3.
D. Thực Hiện Lộ Trình:
Vì đây là Lộ Trình chung, được đưa ra để mọi cá nhân và đoàn thể liên quan cùng tiến hành thực
hiện nên chúng ta đề nghị một lộ đồ thực hiện chung như sau:
1. Thảo Luận Về Lộ Trình: Ðề xuất việc những người dân chủ cần có một lộ trình dân chủ
chung. Mọi cá nhân và đoàn thể nào đồng ý đều có thể chủ động tổ chức các diễn đàn thu hẹp để
thảo luận kỹ và sâu về một Lộ Trình dân chủ cho VN. Lộ Trình này có thể được dùng đe gợi ý cho các cuộc thảo luận. Các diễn đàn có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, thíc hợp hoàn cảnh mỗi nơi, nhưng chỉ với mục đích thâm cứu, và chưa phổ biến và vận động công
khai cho Lộ Trình. Thời điểm từ giữa 2003 trở đi tình hình dự kiến sẽ có nhiều biến chuyển thuận lợi cho việc thảo luận rộng rãi về Lộ trình này.
Vì đây là Lộ Trình chung, được đưa ra để mọi cá nhân và đoàn thể liên quan cùng tiến hành thực
hiện nên chúng ta đề nghị một lộ đồ thực hiện chung như sau:
1. Thảo Luận Về Lộ Trình: Ðề xuất việc những người dân chủ cần có một lộ trình dân chủ
chung. Mọi cá nhân và đoàn thể nào đồng ý đều có thể chủ động tổ chức các diễn đàn thu hẹp để
thảo luận kỹ và sâu về một Lộ Trình dân chủ cho VN. Lộ Trình này có thể được dùng đe gợi ý cho các cuộc thảo luận. Các diễn đàn có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, thíc hợp hoàn cảnh mỗi nơi, nhưng chỉ với mục đích thâm cứu, và chưa phổ biến và vận động công
khai cho Lộ Trình. Thời điểm từ giữa 2003 trở đi tình hình dự kiến sẽ có nhiều biến chuyển thuận lợi cho việc thảo luận rộng rãi về Lộ trình này.
2. Xây Dựng Kế Hoạch Thực Hiện: Những cá nhân, đoàn thể, diễn đàn nào đồng ý với đuờng hướng và những điểm chính của Lộ Trình sẽ gặp nhau để thảo luận về việc thực hiện Lộ Trình.
Mọi chi tiết liên quan đến việc thực hiện Lộ Trình này sẽ được quyết định qua các buổi họp này.
Các buổi họp sẽ được tổ chức nhẹ, gọn, không nặng hình thức, không công bố, từng vùng, hoặc toàn cầu, tùy điều kiện cho phép.
Mọi chi tiết liên quan đến việc thực hiện Lộ Trình này sẽ được quyết định qua các buổi họp này.
Các buổi họp sẽ được tổ chức nhẹ, gọn, không nặng hình thức, không công bố, từng vùng, hoặc toàn cầu, tùy điều kiện cho phép.
3. Thực Hiện Lộ Trình: bắt đầu ngay sau khi đã thoả thuận được kế hoạch và chương trình thực
hiện mọi nỗ lực sẽ được tập trung tiến hành để thực hiện các công việc thuộc giai đoạn 2 của Lộ Trình. Chi tiết về phương pháp và phương thức tổ chức thực hiện sẽ do chính những người đồng
ý tham gia thảo luận và quyết định.
4. Lộä Ðồ Dân Chủ: Ðể chuyển được sang giai đoạn 3 của Lộ Trình cần có một Lộ Ðồ Dân Chủ (road map), tức những bước đi cụ thể do tất cả những bên liên quan trong tiến trình dân chủ hóa chính quyền tại Việt Nam thoả thuận thực hiện. Lộ Ðồ Dân Chủ là chương trình chuyển tiếp hoà
bình từ nền chính trị độc đảng hiện nay sang sinh hoạt chính trị đa đảng. Thời điểm và phương thức vận động Lộ Ðồ tùy thuộc vào kết quả thực hiện GÐ 2 và vào tình hình chính trị xã hội trong nước.
hiện mọi nỗ lực sẽ được tập trung tiến hành để thực hiện các công việc thuộc giai đoạn 2 của Lộ Trình. Chi tiết về phương pháp và phương thức tổ chức thực hiện sẽ do chính những người đồng
ý tham gia thảo luận và quyết định.
4. Lộä Ðồ Dân Chủ: Ðể chuyển được sang giai đoạn 3 của Lộ Trình cần có một Lộ Ðồ Dân Chủ (road map), tức những bước đi cụ thể do tất cả những bên liên quan trong tiến trình dân chủ hóa chính quyền tại Việt Nam thoả thuận thực hiện. Lộ Ðồ Dân Chủ là chương trình chuyển tiếp hoà
bình từ nền chính trị độc đảng hiện nay sang sinh hoạt chính trị đa đảng. Thời điểm và phương thức vận động Lộ Ðồ tùy thuộc vào kết quả thực hiện GÐ 2 và vào tình hình chính trị xã hội trong nước.
Ðúc Kết:
Lộ Trình Dân Chủ Toàn Diện được soạn thảo vừa dựa trên xu thế phát triển khách quan của thế giới, khu vực và Việt nam, vừa dựa trên nhân định và chọn lựa chủ quan về giải pháp tối ưu cho
vấn đề Việt nam. Từ 1990 đến nay dưới áp lực của tình thế, của môi trường quốc tế, khu vực,
cùng với sự hỗ trợ của quốc tế, nhất là Mỹ, Việt Nam đã đi vào giai đoạn 1 của Lộ Trình này.
Ðiều kiện thực tế và môi trường tâm lý, kinh tế, xã hội và chính trị hiện nay (2003) ở cả trongngoàinước và quốc tế, trong-ngoài đảng cộng sản, đều đã chín mùi cho việc vận động thực hiện giai đoạn 2.
vấn đề Việt nam. Từ 1990 đến nay dưới áp lực của tình thế, của môi trường quốc tế, khu vực,
cùng với sự hỗ trợ của quốc tế, nhất là Mỹ, Việt Nam đã đi vào giai đoạn 1 của Lộ Trình này.
Ðiều kiện thực tế và môi trường tâm lý, kinh tế, xã hội và chính trị hiện nay (2003) ở cả trongngoàinước và quốc tế, trong-ngoài đảng cộng sản, đều đã chín mùi cho việc vận động thực hiện giai đoạn 2.
Sự thành công của Lộ Trình Dân Chủ là thành công chung của mọi cá nhân và đoàn thể, dù khác biệt chính kiến và tư tưởng. Kết quả của dân chủ hóa là có được một môi trường xã hội có cạnh tranh tự do nhưng lành mạnh và công bằng cho mọi người, mọi khuynh hướng và đoàn thể, trongkinh tế thương mại, văn hoá giáo dục cũng như trong chính trị. Quốc dân sẽ vừa là mục đích vừa là trọng tài có quyền quyết định chọn lựa trong cuộc cạnh tranh toàn diện, tự do và công bằng này.
Chúng tôi tin rằng Lộ Trình Dân Chủ Toàn Diện là khả thi vì vừa phù hợp xu thế phát triển chung của nhân loại, vừa đáp ứng nguyện vọng của đa số thầm lặng trong ngoài nước, cũng như ước mong của đa số những cá nhân và đoàn thể hiện nay ở trong và ngoài nước quan tâm tới tiền đồ dân tộc. Chúng tôi tin rằng Lộ Trình này khả thi cũng vì hiện nay có nhiều yếu tố thuận lợi cả ở trong nước và hải ngoại. Nhận ra và vận dụng được những yếu tố này thì có thể đẩy nhanh được iến trình tự do hó xã hội và dân chủ hóa chính quyền. Chúng tôi cũng tin rằng cuộc vận động cho lộ trình dân chủ toàn diện và toàn dân này sẽ tạo được một môi trường hòa ái dân tộc cần thiết cho việc đối thoại về một hướng đi chung cho dân tộc trong thiên niên kỷ mới .
_____________________________________________________________________________
(Soạn thảo và bắt đầu phổ biến từ 1.2003
Thuyết trình tại Họp Mặt Dân Chủ 2004, 1.6.2004
_____________________________________________________________________________
(Soạn thảo và bắt đầu phổ biến từ 1.2003
Thuyết trình tại Họp Mặt Dân Chủ 2004, 1.6.2004
© 2012 VDLC.ORG. All rights reserved!
---------
nguồn:
Có 3 cách để giải thể chế độ cộng sản tại Việt Nam: (1) lật đổ (bằng quân sự hoặc bằng bạo loạn xã hội), (2) đảng CS chấp nhận chuyển dần sang chế độ dân chủ, (3) thúc đẩy tiến trình tự do hóa xã hội để tạo điều kiện chín mùi đẩy nhanh việc dân chủ hóa chính quyền hoặc ôn hòa, hoặc qua bạo loạn xã h…
W.VDLC.ORG
No comments:
Post a Comment