When certain things strike a chord
Người Việt nên đọc/đọc lại tác phẩm “Tôtem Sói” ( Wolf Totem, Lang Đồ Đằng, 狼图腾) này của Khương Nhung- Lư Gia Dân (Jiang Rong-Lu Jiamin) để thấy thêm một đăc tính khác trong tâm hồn nòi Hán. Theo Khương Nhung, tính Sói, bản chất sói ( như William Callahan gọi) là một điểm son lớn, là tinh hoa, tinh anh, dũng khí, đảm lược v.v. mà nòi Hán được tiếp nhận, pha máu, cái mà Trung quốc cần để phục hưng Tq, như có thể thấy trong 64 trang của chương cuối, Khai quật bằng lý tính, nơi Khương Nhung “giảng giải”, bàn luận dài dòng về đặc tính của Sói và các ưu điểm của nó, mà nòi Hán được kề cận, pha máu qua các triều đại, nhất là nhà Đường. Quyển tiểu thuyết và cũng mang tính khảo cứu ở chương cuối này đã bán được hơn 25 triệu bản tính tới tháng 9, 2009 ở Tq. Bản tiếng Anh do Howard Goldblatt dịch, không hiểu sao, vì lý do gì, không có chương cuối Thẩm Sát (với) Lý trí [Khai quật bằng Lý tính-TĐH (Rational Exploration: A Lecture and Dialogue on the Wolf Totem )] này. Có thể Goldblatt đã bỏ chúng đi vì chủ đích của Goldblatt chỉ muốn nói tới cái đẹp hoang dã, man dại, khốc liệt của thảo nguyên bên sự cạnh tranh sinh tồn, lắm khi khắc nghiệt giữa người và sói, cũng như muốn “đóng góp vào sự lên án” (các) chính quyền đã tiêu diệt một số loài động vật hoang dã, làm ảnh hưởng đến sự cân bằng môi sinh trái đất. Cũng có thể, Goldblatt cũng không muốn cái thông điệp rõ ràng, mang nhiều tính chất sói lang trong thông điệp của Khương Nhung gởi gắm về sự phục hưng, làm trẻ lại sức sống cương dũng, bạo “ác” trong tính sói của dân Tq, làm gây e ngại cho độc giả Tây phương. Trong dã tâm bành trướng và thống trị, chẳng phải chỉ đối với VN không thôi, người Âu Mỹ có thể không để ý hoặc “quên”, nhưng hẳn là người Việt, với kinh nghiệm lịch sử của dân tộc, chúng ta không thể nào ngưng cảnh giác. Theo ghi nhận của một ít ngòi viết, một số nhân vật mang tính Sói trong bộ chính trị và Trung ương đảng Tàu cho đây là một tác phẩm “nặng ký” cần nghiên cứu. Và một bộ phận dân Tq cũng rất nồng nhiệt với những gì vạch ra trong chương cuối đó.
----
REF
Tôtem Sói—Khương Nhung, bản dịch của Trần Đình Hiến
nguồn
No comments:
Post a Comment