Monday, July 13, 2015

Kinh Pháp Ấn

Hơn 30 năm trước những giòng chữ này hiện ra— như một người bạn— tới rủ “đi chơi” ở phương trời cuốn hút, “kỳ đặc”, xanh hơn tất cả những tầng xanh, biếc hơn tất cả những giòng biếc, nơi đó có những cụm mây trắng bay về một chốn không thể nói nên lời, không bờ mé, rồi mất hút. Nhưng người bạn cứ thỉnh thoảng lại ghé về chơi, thăm, khi có dịp— để hàn huyên,trao đổi.

Nhân đây dịch lại đoạn kinh ngắn kỳ lạ “ảo diệu” mà chân thực đó sang tiếng Anh để “trợ duyên” cho người  đọc  tiếng Anh muốn tìm hiểu. Và để tưởng niệm một người thân vừa mất đi, những cuộc đời khác đã đi qua, đã trở về, như những nạn nhân động đất Nepal chẳng hạn, hay các nạn nhân của các thứ bệnh. Bệnh chúng đến, ví như các chứng ung thư, tim, gan, nan y phát tác, chẳng ai có thể ngờ nổi. Nhất là khi khám phá ra bị ung thư, thì nó trải qua một thời gian khá dài rồi. Cái không thể ngờ đó cũng một phần được ngầm “nói tới” xa xôi trong Tánh Không. Kinh Pháp Ấn phần trích ra và dịch ở phía dưới, cũng như Tâm Kinh Bát Nhã, nói “rõ” về điều gói tròn trong Trí tuệ Bát Nhã.

CH

*

Kinh Pháp Ấn ( Dharma Seal Sutra )

This is the core teaching/explanation of Buddha in Sutra 104 of the Taisho Revised Tripika. It is the first paragraph of Part II

Phật dạy:

Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến . Tại sao thế? Vì tự tính của Không không có vị trí trong không gian, không có hình tướng, không thể khái niệm được, chưa bao giờ từng sinh khởi, trikiến không nắm bắt được và thoát ly mọi sự nắm bắt. Vì thoát ly đượcmọi sự nắmbắt nên nó bao hàm được tất cả các pháp và an trú nơi cái thấy bình đẳng không phân biệt.
(Kinh Pháp Ấn-
Thầy Thi Hộ dịch Phạn sang Hán, Thầy Nhất Hạnh dịch từ Hán sang Việt )

Translation

Budha teaches:

The “true nature” of Void/Voidness does not manifest (itself) in the two aspects of Have (Existence) or Have-not (Non-existence), is not framed in the false self-constructed perception/apperception, does not have “born/arising” or died/extinguishing characteristics. It eludes every intention to mentally capture it. Why so ? Because “it” does not have any position in space ( or time— CH added), does not acquire any forms, can not be conceptualized, “was”never born/arising. Mental perception, apperception, conception and construction fail to “capture”, construct anything “upon” it. Because it eludes all effort to capture, and ground it in any mental constructions, it can include [i.e. embed itself in the manifestation of—CH explained ] all dharmas (phenomena/entities/beings— physical or mental, conceptual), and “lies” in the non-differentiating “Eyes” ( of Wisdom).

(Chân Huyền)


---------

REF

Một bản dịch khác:

Đức Phật liền dạy:

- Này các thầy! Tánh Không thì rỗng không, không vọng tưởng, không sanh, không diệt, lìa tất cả tri kiến. Vì sao? Vì tánh Không không có nơi chốn, không thuộc sắc tướng, chẳng có các tưởng, vốn vô sanh, tri kiến không thể nhận biết, xa lìa chấp trước. Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật
(Thích Nguyên Chơn)












 Dịch, giải nghĩa lại câu đầu:

Tánh Không không có tánh, tướng ( Không tính vô sở hữu). Nghĩa là : Không thể bảo Tánh Không nó như thế này, hay không như thế này. Lấy một thí dụ tương đối đơn giản : Ngày mai có mây không ?

Void/Voidness does not have any essential characters. We can not ground it in any way, meaning we can not define it as this , or “not as this”. One rather simple example : Will there be clouds tomorrow ?

No comments:

Post a Comment