Friday, July 24, 2015

NGU

*

Để giữ Từ bi, và một cách thế hòa ái, bài dưới đây chỉ xuất hiện một lần duy nhất trên 1 diễn đàn Phật giáo 11 năm trước. Hôm nay đăng lại ở đây , chỉ để tham khảo, và vì có một phần nào liên hệ với bài hôm qua. Nhưng cũng như một cảnh giác.

---

Đối với môt số căn tánh, và đặc biệt là căn tánh, cơ địa, tâm địa nguời Tàu, Tổ sư thiền cũng có thể có diệu dụng, và môt ít thiền sư khá như Mã Tổ Đạo Nhất, Nam Tuyền Phổ Nguyện, Triệu Châu, Huệ Năng, Bá Trượng Hoài Hải, (ở đây không đề câp đến Bồ đề Đạt ma, vốn là môt tâm thức bạt tụy) , ngoài ra đa số có môt cách dạy khá NGU , "õng a, õng ẹo", mù mù, ẩn ẩn, và dễ gây hiểu lầm cho những kẻ sơ cơ, tìm học đạo.  Khẩu đầu thiền , U mông thiền , Lạc lộ thiền, như một cách cảm nhận/nhân xét qua một số nét biểu trưng,  ở Tàu  xưa là môt phần kêt quả của phuơng pháp này.  Ở đây cần mở ngoặc để nói cho rõ: nguời viết kính trọng đuờng lối dạy thiền của HT Thanh Từ, th/sư Nhât Hạnh vì cách dạy của hai vị cũng rât khác cách nguòi viết cảm nhân được từ những ngữ lục, truyền đăng, hành trạng và sách vở dạy thiền, viết về thiền của mấy thiền sư Trung quốc. 

May mà các thiền sư Viêt ngày xưa , và cả ngày nay dù dạy Thiền, (hay Tịnh), nhưng vẫn chưa hề có ý xem thuờng Giáo (tông) và kinh điển như mấy ông Tàu đã quá quá đà trong viêc sử dung câu "Giáo ngoại biệt truyền/Bất lập văntự". Việc vẫn thường xuyên đọc kinh(để tiếp thu từ kinh) cũng là nhận xét của th/s Nhất Hạnh trong 1 cuốn sách của ông. Đó là lý do có thể thấy xuất hiên môt thứ thiền Bái sám, như có thể quan sát trong cách "hành Thiền", tu Đạo của 1 thiền sư lỗi lạc của VN : ngài Trần Thái Tông. Và cũng vì "linh động" như thế nên có thể nảy sinh ra "Thiền" Niệm Quan Thế Âm Bồ Tát như từng thấy thực hành rông rãi hơn trong quần chúng Phât tử , chứ không cần phải ôm giữ khư khư "Giáo ngoại biêt truyền" hay" Trực chỉ Chân tâm".

Ngu nhất trong đám Tổ Sư thiền chắc là Vân Môn, kẻ đã nói "Que cứt khô" khi được hỏi Phật là gì

Cần gì phải nói như thế, dù là trong bât cứ cơ tâm, cơ địa, cơ phong vấn đáp nào ?

Chúng ta không thể biết về cơ tâm , cơ địa của người hỏi như thế nào, vì sách không diễn tả, nhưng nói như vậy có chắc gì người nghe đã "ngộ" thêm được gì, dù rằng đó là môt cú đạp cực mạnh, 1 hình thức "shock therapy". Hoàn toàn chẳng có gì bảo đảm cả.

Nhưng nói như thế thì it nhất cũng là rât bất kính với Thế tôn—nguời đã chỉ đuờng cho chính những vị thầy, vị tổ của mình— nhưng lỗi nặng hơn thì có thể là vì chấp— môt hình thức "chấp" rât vi tế— là " Giới, Luât , Tội" đều “không”, theo một cách hiểu về Chân tánh Bát Nhã của Đại Thừa, nên một phút nhanh miệng đã thốt lời "vọng ngữ". Và biết đâu trong phút "nhanh miệng" đó, môt ảo kiến về ngã không phất bay qua tâm thức Vân Môn để tuôn ra lời nọ , dễ vô tình gây ra ý tuởng "coi nhẹ" hình ảnh Đức Thế tôn cho những kẻ "nhẹ dạ" , đầy hiểu lầm ở đời saụ. Cứ thử đọc nhiều kinh sách Đai thừa Ân dộ , xem có bao giờ người Phật tử Đại thừa Ấn nào (ngày xưa) có cái điệu vọng ngữ như Vân Môn không , và hình ảnh Ngài trong tâm hồn họ "vĩ đại" như thế nào. Và như môt nghiêp dĩ của môn phong này, hôm nay tôi vừa đoc xong và biếttrong “nhà Vân Môn”, cái câu ngu ấy sau này đã trở thành một công án để mật miên, miên mật.

Tâm Nguyên ( CH)
2004



Notes:

1. Hôm nay, ngẫm nghĩ lại về bài viết này, chợt thấy thêm : nếu không (hoặc rất ít) tham khảo thêm kinh, luận thì không biết các thiền phái, thiền lâm Tàu hiểu được gì về chân tánh, cốt tủy của đạo Phật ?  Như môt ví dụ để vấn đề thêm sáng hơn chút: trong một cuộc tranh luận để vua Tây tạng Trisong Detsen thẩm tường, luận sư Kamalasila ( Liên Hoa Giới), thuộc phái Trung Quán phối hợp Duy Thức, từ Ấn độ, đã đánh bại thiền sư Tàu Ma ha Diễn. Và từ đó Phật học Tây tạng , theo đường lối của Luận sư Liên Hoa Giới. Ông Ma ha Diễn bị mời ra khỏi vương quốc Tây tạng; sách vở về Đốn ngộ bị thiêu hủy. Và từ đấy khi luận sự, tranh luận về kinh, về luận, các trường phái Phậtgiáo Tây tạng mới dùng phương pháp “ Tranh Luận” ( Debate) để làm rõ giáo nghĩa, quan điểm, chứ không học, thấm nhuần “chánh pháp” bằng cách “ngồi im, nằm im” nhiều ngày nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để miên man, miên mật ngậm/ngấm một câu trả lời “không nói gì hết”, thậm chí nhiều khi vô nghĩa, của các thiền sư Tàu, rồi một ngày kia “bừng ngộ”.

Thế nhưng sau này một số sách vở Tàu "lật ngược kêt quả" và nói rằng sư Ma ha Diễn thắng ! (*)

Thiền sư Ma ha Diễn, thuộc giòng Thiền Bắc truyền của thiền sư Thần Tú; tuy vậy giáo pháp của ông, trong lúc tranh luận cũng đề câp và xiển dương “chủ nghĩa” Đốn ngộ, Kiến Tâm, Vô niệm như trường phái của thiền sư Huệ Năng. Điều này chỉ có thể giải thích như một trường hợp “giao lưu văn hóa” cùa Thiền Bắc truyền và Nam truyền Trung hoa.

“ While Moheyantook a subitist approach to enlightenment, his position was weakened when conceding that practices such as the perfection of morality, studying the sutras and teachings of the masters, and cultivating meritorious actions were appropriate.These types of actions were seen as part of the "gradualist" school, and Moheyan held that these were only necessary for those of "dim"facility and "dull" propensity. Those of "sharp" and"keen" facility and propensity do not need these practices, as they have "direct" access to the truth through meditation. This concession to the "gradualists", that not everyone can achieve the highest state of meditation, left Moheyan open to the charge that he had a dualistic approach to practice. To overcome these inconsistencies in his thesis, Moheyan claimed that when one gave up all conceptions, an automatic, all-at-once attainment of virtue resulted. He taught that there was an "internal" practice to gain insight and liberate one-self, and an "external" practice to liberate others upaya, or skillful means). These were seen as two independent practices, a concession to human psychology and scriptural tradition.

Most Tibetan sources state that the debate was decided in Kamasila’s favour (though many Chinese sources claim Moheyan won)[2] and Moheyan was required to leave the country and that all sudden-enlightenment texts were gathered and destroyed by royal decree. This was a pivotal event in the history of Tibetan Buddhism ,which would afterward continue to follow the late Indian model with only minor influence from China.”




2. Thực ra, trong những giây phút tịnh lặng, tịch lặng của thiền định, quán chiếu, tâm-sinh-lý của chúng ta cũng có những sát na, khoảng khắc bừng nở để cảm nhận cực kỳ trong suốt và thẩm thấu sâu xa về một sắc, tướng hay niệm tưởng nào đó, vượt thoát mọi khả năng nắm bắt của ngôn ngữ, khái niệm. Đó là chỗ "đắc địa" cho Thiền tông áp dụng. Tương tự, có những khi Triết gia Socrates đã đứng im hàng nhiều giờ, có khi trong giá lạnh,  trong trầm tư để suy tư về một vấn đề. Ngoài những niệm tưởng trôi qua như một giòng sông trong đầu ông, ắt có lúc, chúng dừng chảy, ngưng tịch, theo một yêu cầu của quán sát, tầm vấn và mang lại " bùng vỡ",  một nhận thức hoàn toàn lạ lùng về "thể tính", "diện mạo" của một vấn đề.


----

REF

http://thientruclam.info/ht-thich-thanh-tu/hoa-vo-uu-tap-7/thien-tong-va-kinh-dien-khong-hai

http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/truyen-thong-sinh-dong-cua-thien-tap/dai-thu-trong-vuon-thien-viet-nam/thien-giao-khong-hai?set_language=vi





Sera Monastery in Tibet where monks debate the philosophy of Buddhism using a slap for emphasis.


No comments:

Post a Comment