Friday, August 12, 2016

Bất bạo động hay Không bất bạo động

* * *
Nói tóm gọn, nếu quan sát từ xã hội, lịch sử, văn hóa Việt nam thì trên đường dài, khó có thể áp dụng chủ trương/quan niệm Bất bạo động của M. Gandhi, vốn là một “sản phẩm” thích hợp hơn đối với xã hội và tâm thức người Ấn độ thời ấy ( tôi nhấn mạnh thời ấy). Sử tính chúng ta khác. Hãy giở lại lịch sử, đọc nghĩ cho thật kỹ để rút ra mấy kết luận khả dĩ có thể làm căn bản tâm thức cho nền “lý” thuyết cách mạng mới, thời nay.
Vài ba mô thức đấu tranh BBđộng hoặc Ôn hòa mới hơn từ 1970s trên thế giới có thể áp dụng được, tùy trường hợp, thời điểm của công cuộc đấu tranh cho thay đổi, cách mạng cho chúng ta hiện nay. Nhưng trên đoản kỳ, cần phối hợp cả ôn hòa lẫn không ôn hòa , hay bạo động.
Tóm lại, về trường kỳ , phương pháp của Mahatma Gandhi có thể được quan niệm như một Ý thức rất hướng thượng, xả kỷ để nhắc nhở, hay soi tỏ cho đường đấu tranh, nhưng không nên áp dụng, ứng dụng vô phán đoán, máy móc để làm phương châm hành động cho mọi đoàn thể , tổ chức, hội nhóm, mọi thời.
Notes :
1. Cần thiết hơn cho bây giờ là vấn đề chiến thuật và chiến lược để đối phó với sự phi nhân, tàn bạo của cộng sản, với đàn áp, bắt bớ, truy diệt của chúng và chủ nhân chúng là Trung cộng, cũng như mở rộng lực lượng; đồng thời tạo nên những phong trào để thu hút quần chúng, nhất là giới trẻ. Đìều này có thể thực hiện được bằng những sáng kiến độc đáo, những biểu tượng lạ lẫm mang nhiều kịch tích và sự thích thú, vui thỏa khi tấn công vào các nhân vật, các hành vi hay thái độ để gây phấn khích, nụ cười cho người tham gia. “Hề hóa” , biến các nhân vật thối tha, dơ bẩn hay độc tài, tham nhũng , hoặc hành vi thái độ của chúng thành những tên hề hay trò hề trong mắt công chúng, cũng như tạo những “game” đầy hứng thú để tấn công sự lố bịch, sai trái, tính đàn áp của một nhân vật, thái độ, hoặc chính sách là hai trong những đề nghị nhiều nhất của các nhà chiến lược hay huấn luyện viên cho các phong trào khởi xướng và xây dựng dân chủ ở nhiều nước .
Khi tổ chức, đoàn thể đã lớn mạnh , tuỳ mục tiêu, phương tiện và chiến lược, chiến thuật, các đoàn thể, hội nhóm, tổ chức có thể chọn đấu tranh ôn hòa hay không.
2. Một trong những thủ lĩnh người Ấn không đồng ý với quan niệm đấu tranh BBđộng của Gandhi là Bal Gangadhar Tilak (1856-1920), một giáo sư Toán , thuộc dòng dõi Bà la môn. Ông được biết đến như một người cấp tiến, theo chủ nghĩa quốc gia, và chủ trương, nếu cần dùng bạo động hay bạo lực khi cần thiết thì cũng phải sử dụng. Ông là thủ lĩnh đầu tiên của Phong trào Độc lập Ấn ( Indian Independence Movement), đòi Ấn độ phải được tự trị ( Swaraj= Self-rule). Ông Tilak chủ trương phải khơi dậy phản kháng của công dân với chế độ cai trị của nước Anh, tẩy chay các thứ Anh quốc, và lật đổ Đế quốc Anh-cát-lợi. Một lãnh tụ khác thuộc phe trung hòa [ôn hòa] là Gopal K. Gokhale phê bình ông là chủ trương bạo động. Có vẻ cũng có sự tương tự như sự khác biệt quan điểm buổi đầu của hai cụ Phan BộiChâu và Phan Chu Trinh.
3. Sử tính của người Ấn và người Việt khác nhau it nhất các điểm sau đây :
a. Do hoàn cảnh địa lý : Ấn độ , phía bắc có dãy Himalaya sừng sững, phía nam , tây và đông là Đại tây dương mênh mông , biển Arabian, và vịnh Bengal đã tạo nên một vị trí đặc bìẹt cho đất nước Ấn Độ, gây nên cách trở nhièu với thế giới bên ngoài cho đến thời cận-hiện đại mới đỡ hơn. Bao quanh bởi che chở cũa núi rừng cao rộng mênh mông cũng như biển cả, người Ấn thường có cảm giác an tâm, vì ít phải đối phó với ngoại xâm. Và cũng chính vì vậy khi có quân địch tới xâm chiếm, người Ấn thường dễ dàng thất thủ và đầu hàng vì không phòng bị, và lo chuyện chiến tranh. Đời sống ổn cố, thanh bình ( ít nhất là 2500 năm đầu lịch sử Ấn), có dư thì giờ, lại trùm phủ bởi không khí tịch lặng của núi rứng dễ khiến người ta suy gẫm , suy tư đến mục đích, ý nghĩa của kiếp nhân sinh. Vì được bao bọc che chở như thế bao niên kỷ , dưới bầu trời an lành, tinh khiết trên đỉnh Hi mã lạp sơn, những khu rừng thăm thẳm trùng điệp, cũng như đồng bằng Ấn Hằng, bao bọc bởi 2 con sông Ấn ( Indus) và sông Hằng (Ganga), mà người Ấn xem như những con sông thiêng liêng, linh giang, cộng với tâm thức nặng về những vấn đề tâm linh, siêu hình, hay tôn giáo nên rất đông người Ấn có khuynh quay trở về nội tâm để suy tư trên những vấn đề này. Theo mấy nhà khảo cứu, có lẽ do quan niệm rất sớm thời cổ đại Ấn độ :
“Trong kinh thánh Hindu, Himalaya là nơi cư ngụ của thần Shiva và nàng Pavarti (con gái của Himalaya). Đứng trước dãy núi cao vời vợi đó, người Ấn tự nhiên cảm nhận sự cao cả vô cùng của tinh thần thuần khiết. Đối với người Ấn, Himalaya là ngôi đền tự nhiên,…” ( tinhgiac.com).
Trong khi đó, với người Việt, từ thuở hồng hoang , vài ba thiên niên kỷ trước ChúaGS ( BC) , giới hạn của trăm giống Việt thường được cho là khu vực rộng lớn tại Động Đình hồ, sau đó, dần bị nòi Hán phương Bắc lấn chiếm. Toàn thể Âu Việt, Lạc Việt , Mân Việt, Đìền Việt v.v., trong cuộc cọ xát nhiều thiên niên kỷ đều bị bại vong , để cuối cùng chỉ còn Việt Nam ngày nay, vốn thường được xem là hậu duệ của Âu Lạc, nếu không chỉ Lạc Việt-- với cái nôi , không gian sinh tồn ở châu thổ sông Hồng--liên tục bị đẩy về phương Nam trong nhìèu thiên niên kỷ, nên với giao tiếp, giao lưu, liên lạc với các tộc Việt, ít nhất quanh vùng Quảng Đông, Quảng Tây, người Vìệt rất thấu hiểu về những đau đớn , mất mát, sợ lo tạo nên trong hoàn cảnh địa lý ở gần kẻ mang máu bành trướng, với dã tâm chiếm đọat các nước klhác xuyên suốt lịch sử của nó, ít nhất là từ thời Nam Việt Vưong Triệu Đà. Vì vậy, giữ nước, giữ nhà luôn luôn là mục tiêu hàng đầu hoặc tối quan trọng trong “tâm sự” , hay nói theo thời thượng, cách nói “hậu hiẹn đại” là câu chuyện của nòi Việt( the story/narrative of the Viet) ; chứ không phải những suy tư, băn khoăn, tìm hiểu siêu hình. Và cũng do chính nhận định, ghi ký, hiểu rõ, nơi chính nguồn gốc của dân tộc là một khối hỗn hợp của các giống Polynesien , Malaysien, cũng như cả pha giống vớí Tạng -Miến, hay Nam Mông cổ ( Southern Mongoloid) [ cf: Nguồn Gốc Dân Tộc VN, NKhắc Ngữ; Nguồn Gốc Mã Lai của Dân Tộc VN, BNguyên Lộc] rất khác nòi Hán. Cũng vậy, trong ngôn ngữ người Việt, cả về cấu trúc lẫn âm điệu, âm thanh cũng rất khác với ngôn ngữ người Tàu. Vì biết rõ như thế , nên vị Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt mới viết, tuyên bố :
“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
Do vậy, chống Hán hóa còn là bổn phận lớn, cho tất cả con dân nước Việt. Họ không có thì giờ , và cũng không quan tâm, thắc mắc nhiều đến các vấn đề siêu hình, tâm linh.
b. Do phải đối phó với chiến tranh : So với người Việt, người Ấn trải qua rất ít cuộc chiến tranh, nhất là vào thời cổ. Khoảng gần 2500 năm dài từ thời Đức Phật xuất hiện và trước đó vài thế kỷ đến cuộc chiến thường đươc ghi chép là đầu tiên, tức c/chiến Chinh phục của Đế chế Nanda ( The Conquest of Nanda Empire) 321-320 BC là một thời yên bình, an ổn dài lâu cho dân tộc Ấn. Trong khi đó người Việt phải trải qua rất nhiều cuộc chiến, có các giai đoạn triền miên, sau thời thanh bình dài cũng khoảng hai ngàn năm dưới thời các vua Hùng. Băt đầu từ thời Triệu Đà . Nhất là trong các công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Vì vậy, người Ấn có nhiều thời gian , cũng như ít lo toan, âu lo hơn người Việt rất nhiều, cho các vấn đề tâm linh, tôn giáo, triết học, toán học, hay văn chương. Về phần người Việt, do phải thường xuyên đối phó với chiến tranh, loạn lạc nên tâm lực và ý chí thường dồn vào vấn đề chống giặc, bảo tồn bờ cõi; và cũng do thường phải chạm trán, giải quyết với biến động, biến đổi, mất mát, ly tan nên đời sống cũng thực tiễn, thực tế hơn. Phần lớn trong số họ sẽ không rút vào rừng sâu, hang động để suy tưởng, trầm tư về các vấn đề tâm linh, siêu hình hay tôn giáo, mà sẽ sống đời hồng trần thực tế để gầy dựng, lo cho ngày sau của thế hệ con cháu.
c. Lý do tôn giáo :
Nếu phần lớn con người là sản phẩm của văn hóa, và văn hóa lại là thứ phản ảnh xúc tiếp, tâm tư, tâm tình, cảm nhận với thiên nhiên, cùng xã hội chung quanh, thì đứng trước thiên nhiên hùng vĩ , huyền bí, đầy hấp lực, thần uy như đứng trước Hi mã lạp sơn, bao quanh là rừng bát ngát, tĩnh lặng, cũng như tiếng cầu kinh khởi đi từ tưởng vọng, trầm tư, thiền định đến các thần như Vishnu, Shiva, Krishna v.v. hay các đức Phật, Bồ tát lớn, thì cảm giác tôn giáo nơi con người, nhất là con người cổ sơ lắm khi sẽ dâng tràn vượt mức, lâng lâng những niệm muốn tiến vào tiên cảnh, thần giới, Phạm thiên giới, các tầng trời Phật giáo; vượt thoát các giới hạn trần thế, tục lụy, để tự do, bay bổng theo một ý nghĩa tâm linh riêng. Với người Ấn xa xưa, và ít hơn ở ngày nay, điều này rất quyến rũ, siêu việt và cũng rất “thực”. Do đó, tôn giáo có ảnh hưởng lớn trong tâm hồn người Ấn. Tìm đến với âm nhạc của Ấn độ, ta có thể thấy rất rõ tiếng vọng của tôn giáo, của lời cầu kinh hay “tâm sự” với thần linh, đạo sư, cõi linh thiêng, huyền bí, huyền nhiệm. Các tôn giáo, khuynh hướng tâm linh/triết học cực phát triển, nên các nhà nghiên cứu vẫn thường gọi Ấn độ lả xứ sở của tôn giáo, của tâm linh. Một thí dụ, khi Đại chúng bộ/Đại thừa Phật giáo phát triển đã có tới 18 bộ phái sinh sôi, học hỏi, tranh luận với nhau như Thuyết Nhất thiết hữu bộ, Hóa Địa bộ, Kê dận bộ, Đa văn bộ, Pháp Tạng bộ v.v.; luận sư lỗi lạc thì ngoài ngài Long Thọ, còn có các ngài Mã Minh, Thế Thân, Thánh Thiên, Pháp Xứng, Nguyệt Xứng, Trần Na v.v., đó là chỉ kể những vị lỗi lạc nhất. Mahatma Gandhi sở dĩ thu hút được quần chúng đông đảo, ngoài nhờ vào khả năng biện bác, nhân cách phi thường, thì còn nhờ nhiều vảo căn để tôn giáo trong quan niệm về BBđộng, đó là lý tưởng/ nguyên lý Vô ngã, Xả kỷ (Selflessness) và Bất hại (Ahimsa) mà nhiều người Ấn tin theo. So với Ấn độ, ảnh hưởng của tôn giáo ở VN mờ nhạt hơn nhiều. Có điều này ở Việt Nam liên quan đến vừa tôn giáo, vừa tín ngưỡng : đó là tâm thức tin vào lòng Từ Bi của Bụt, Quan Thế Âm Bồ tát thì rất mạnh và sâu xa. Kinh qua biết bao trầm luân, khổ nạn, đau thương của mình của láng giềng, người cùng một nước từ các cuộc chiến, nên người Phật tử tin vào sự chở che, thương xót, cứu khỗ, cứu nạn của Bụt và QTâBt. do đó ta có thể thấy hình ảnh của Bụt xuất hiện thường xuyên trong cổ tích, ca dao VN. Cũng chính trong tin tưởng, tôn thờ Lòng Từ Bi, hình ảnh, đức độ của Bụt mang đặc tính trùm phủ mà, theo tôi, xuất phát câu ca dao hiền thiện, cảm động, tuyệt đẹp là
“Thương người như thể thương thân”
d. Tâm thức trọng sự Dũng cảm, Bất khuất của người Việt
Không có tâm thức quá quyến luyến, ưa thích với v/đề tâm linh, tôn giáo hay siêu hình như người Ấn, vậy một khoảng tâm thức của người Việt tôn thờ , tôn kính, quý trọng điều gì ? Xin thưa, trong đó có một khoảng để dành tôn kính, kính trọng, trân quý , giữ ngọc gìn vàng cho Tinh thần Dũng cảm, Can trường, Hi sinh, Bất khuất, và thờ phụng những tấm gương như vậy, từ đền thờ Hai Bà, Bà Lê Chân, Bà Triệu , Dương Diên Nghệ, Trần Bình Trọng, Nguyễn Biểu, Nguyễn Trãi, Lê Lai, Nguyễn Trung Trực v.v. Sinh nơi đất nước phải chịu nhiều chiến tranh, nhất là chiến tranh chống giặc phương Bắc, hoặc ngoại xâm; kinh qua nhiều đau thương, tan tác, khổ nạn, nên người Việt tôn thờ, tôn kính, quý trọng những hình ảnh, biểu tượng của Xả thân trong các tấm gương Dũng cảm , Can trường, Hi sinh, Bất khuất vì nước. Gặp cơn khói lửa chiến tranh, binh biến, họ yêu hình ảnh dũng cảm, bất khuất chiến đấu của người lính để giữ nước, giữ nhà, giữ tự do, độc lập.
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Quang Dũng)
hay thương mến, rung động bâng khuâng, cảm phục, cảm thương hình ảnh coi cái chết tựa lông hồng, da ngựa bọc thây bi hùng thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Sâu trong tâm thức VN, tôi tin, có một đền thờ cho người yêu nước bất khuất, đó cũng là một đặc điểm của “dân tộc tính”. Đối mặt với chiến tranh, cái chết, sự tan hoang, người dân , người lính Việt khi ra trận có sự can đảm, biết trọng kỷ luật như sử gia TrTrọng Kim viết. Và những gương hi sinh, tuẫn tiết vì nước, vì đồng bào như của các tướng, tá, uý, binh sĩ thời hiện đại : Ngụy Văn Thà, Ng Minh Trí, Lê Văn Tây, Đinh Hoàng Mai, NgKhoaNam, Lê Văn Hưng, PhVăn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn v.v. của VNCH, hay Trần Văn Phương miền Bắc nơi đảo Gạc Ma sẽ được tôn kính, và mãi mãi sống trong lòng lòng quần chúng.
e. Lòng yêu nước
Yêu mến nước mình gần như một đặc tính phổ quát cho nhiều giống dân. Đơn giản, đó là tình cảm tự nhiên của con người với lãnh thổ, lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa cùng chia với nhau của một nhóm người. Nhưng ,theo tôi, có thể người Việt gắn bó và yêu Tổ quốc đậm đà hơn một số sắc dân chủng tộc khác, những người thường có đời sống thanh bình hơn nơi đất nước mình, vì tôc Viêt kinh qua nhiều kinh nghiệm đau thương, mất mát hơn qua chiến tranh, đối kháng với ngoại xâm và thường xuyên với giặc phương Bắc, cũng như thỉnh thoảng binh lửa nội bộ. Một ví dụ về tấm lòng yêu mến quê hương , chia sẻ với anh em , đồng bào là lượng ngoại tệ, quà cáp gởi vể VN, cũng như số Việt kiều về thăm VN mỗi năm. Số ngoại tệ gần 2 triệu Việt kiều gởi về VN ,, trong 5 năm qua là khoảng 11-13 tỉ USD, trong khi đó với 3.4 triệu người Phi LTân sống ở Mỹ, con số gởi về Phi là khoảng 10 tỉ USD. Mặt khác, nói như vậy cũng dễ khiến cho mọi người nghi ngờ về lòng yêu nước này trong hiện tình thờ ơ, vô cảm của người dân hiện tại. Nhưng nhìn sâu hơn đó chỉ là lớp phủ ngoài Lòng yêu nước , do bị cộng sản tuyên truyền , lừa dối, bịt mắt, công với đe nẹt, trù dập, đàn áp, bắt bớ, nếu lộ ra rõ quá hiên giờ trong công việc chống Tàu cộng và Viet cộng hơn 50 năm nay. Khi có dịp thể hiện, ví như hồi tháng 5, 2014 vụ phản đối dàn khoan HD-981 đăt trái phép, nó sẽ nổ ra. Cũng trong tâm tình tha thiết với Tổ quốc này, thường thường, người ta cũng thấy giới trẻ cũng thể hiện được nét anh hùng can đảm, ngay cả khi bị bóp trong bàn tay sắt của cs ngày nay.
Với tôi đó là những nét lớn vẽ nên điều có thể gọi là một phần nhỏ nào đó “dân tộc tính”người Việt. Nó có nhiều điều khác với dttính người Ấn. Do đó, trên đường dài, ví dụ 10, 20, 30 năm , tôi nhận định , tâm lý, tâm thức người Việt sẽ không hướng theo con đường BBđộng như Gandhi chủ trương. Nói rõ hơn người Việt có thể tiếp thu các phương thức đấu tranh ôn hòa khác, nếu chỉ nói tới đường lối đấu tranh ôn hòa ( peaceful revolution, peaceful struggle, peaceful sea change), nhưng họ sẽ không ứng dụng ph/pháp BBđộng giống M. Gandhi. Họ sẽ có hướng đi và cách hoạt động riêng của họ, khi thì ôn hòa khi thì không , tùy trường hợp, thời điểm và các yếu tố khác.
CH
8/2016
----
REF
“While his contribution was overwhelmingly positive, it is also true that his experimental, unsystematic approach and personal charisma make it difficult to disentangle those aspects of his approach peculiar to Indian society, or which expressed his personal eccentricities, from those aspects of nonviolent action of possible universal application.” (Bob Irwin and Gordon Faison; edited by D. Albert in “Why NonViolence ?”).
Trần Quốc Vượng. Văn Hóa Việt Nam-Tìm Tòi và Suy Gẫm . Hà nội, 2000
https://www.danluan.org/tin-tuc/20100218/nguyen-dinh-chu-ve-phan-boi-chau-tien-sinh-may-van-de-xin-duoc-ban-lai

https://en.wikipedia.org/wiki/Bal_G...

No comments:

Post a Comment