Sunday, August 21, 2016

Sự Chuyển Dạ, Lòng Trân Trọng...

Sự Chuyển Dạ, Lòng Trân Trọng Đối với Đất Nước của Giới Tướng Lãnh, Quân Nhân Miến Điện và Tinh Thần Lục Hòa Phật Giáo
TUESDAY, DECEMBER 8, 20159788 Reads
The Change of Hearts and Care for Country of the Myanmar Generals and the Six Rules for Harmony in the Kosambiya Sutta
*
“Some analysts pointed out that not only had the military allowed the vote,
but the generals had been the ones to set it in motion.
You have to give these guys some credit for what’s happened,” Ms. Clapp
said of the military leaders. “They put it in place.” ( NY Times)

With Care and the wish to change their country’s fate, the generals, under the influence of President Thein Sein, have set the course of the country to a better end.
---
Điều cảm động và là yếu tố quan trọng đóng góp vào tiến trình Dân chủ hóa của nước Miến là lòng trân trọng đối với đất nước và “chuyển dạ” của giới tướng lãnh, quân nhân trong mấy năm qua, bên cạnh những người khác. Họ đã :
1. Nới lỏng dần quyền kiểm soát và quyết định từ bỏ (dần) quyền lực, quyền lợi, chấp nhận con đường đi đến Dân chủ qua các việc đồng ý với luật chơi Dân chủ nơi chương trình cải tổ (reform program) của Tướng/Tổng thống Thein Sein, sau khi thấy đất nước quá chậm tiến và dần lệ thuộc hơn vào Trung cộng. Hơn hai chục năm cầm quyền, sau thời ông Ne Win, giới quân nhân/quân phiệt thấy khả năng làm phát triển đất nước Miến kém cỏi, nên muốn dần trao lại cho quần chúng và phe đối lập. Thể hiện rõ nhất trong việc làm theo ý dân của ông Thein Sein và các tướng là vụ từ chối cho xây đập thủy điện Myitsone do Trung cộng muốn xây dựng gặp sự chống đối của người dân Miến.
2. Sau chiến thắng của đảng NLD Miến ( Liên đoàn Toàn quốc vì Dân chủ ) vào 2 tuần đầu tháng 11 vừa rồi, giới tướng lãnh và quân nhân lại tuyên bố sẽ hợp tác cùng đảng NLD để cùng làm việc để chấn chỉnh nhiều sự vụ, sự việc chính trị, kinh tế, xã hội. Tướng Than Shwe, chuyên gia tâm lý chiến hồi xưa, kẻ đã ra lệnh cầm tù, quản chế bà Aung Suu Kyi gần 20 năm cũng lên tiếng sẽ ủng hộ bà Suu Kyi, qua phát ngôn của 1 người cháu. Cùng lúc Tổng tư lệnh quân đội hiện tại là tưóng Min Aung Hlaing, một protégé (đàn em/ đệ tử thân cận của ông Than Shwe) cũng tuyên bố sẽ “ hợp tác theo nguyện vọng của quần chúng để hoạt động cho hòa bình, hòa giải, luật pháp và phát triển đất nước.” (NY Times)
Dĩ nhiên, ta có thể tìm đọc và suy luận, để hiểu t/thống Miến là người đã có nhiều ảnh hưởng trên chính tướng tá dưới quyền, nhưng tự Tâm , tự ý thức giải nạn cho đất nước khiến nhiều tướng tá khác của Miến đã đồng lòng từ bỏ quyền lực, quyền bính, quyên lợi, để trả lại tự do, quyền tham dự vào vận mệnh đất nước theo chiều hướng dân chủ cho người dân, khi trong Hiến pháp hiện tại thì nước Miến sẽ mới là một nhà nước dân sự, một nước “Dân chủ mới”, trong hậu thuẫn của phe quân đội ( a military-backed civil government), trong đó quyền lực của quân đội còn rất lớn.
Đó nói lên lòng trân trọng. Hoặc nếu giới hạn thời gian vào 2 mốc, từ khi ông Thein Sein lên làm t/thống tháng 2, 2011 đến nay, đó có thể gọi đích thị là lòng “yêu nước” trỗi dậy, và tự trọng của tướng lãnh, quân nhân Miến trong những năm vừa qua.
Nhìn sâu hơn vào đất nước, con người Miến ta có thể tự hỏi : vì đâu giới tướng lãnh, quân nhân và lãnh đạo đối lập vì dân chủ của Miến Điện có thể hợp tác, hòa giải, hòa thuận, từ khi t/thống Thein Sein bắt đầu cải tổ từ 2011, cộng với sự hợp tác của các tướng tá khác, để tiến xa hơn cho công cuộc dân chủ hóa Miến Điện thời gian tới
Điều này có thể khiến chúng ta nghĩ tới tinh thần Lục Hòa trong đạo Phật, tôn giáo được tôn kính lớn lao ở Miến. Qua tuyên bố bên trên của tướng Min Aung Hlaing, và tấm lòng của tướng tá Miến ta có thể thấy tinh thần của Lục Hòa nhà Phật. Ít nhất , trong g/đoạn này, có hòa thuận, hòa giải thì mới có thể đoàn kết, tương thân , tưong trợ, tương kính, để cùng nhau đưa đất nước đi lên là điều có thể cảm nhận được, ngoài các yếu tố khác. Dĩ nhiên, trong các mối quan hệ, ví dụ kinh tế, chính trị, khi các thành phần hai phe muốn đạt được một mục tiêu chung thì phải bàn luận, thương thảo, thương thuyết với nhau, rồi tiến tới một đồng thuận , sau đó là hợp tác để cùng tiến tới mục tiêu. Điều này ta có thể hiểu được như một “nguyên tắc” để thực hiện trong các trường hợp thông thường như nói trên. Nhưng trong trường hợp các tướng lãnh, quân nhân hiện tại ở Miến, thì sau bàn thảo, sự nhường nhịn, rồi dần từ bỏ quyền bính, quyền lợi, đặc lợi, vị thế để tham nhũng, ví dụ về các mối lợi trong việc khai thác hầm mỏ, nguyên liệu, kim loại, đá quý, là một hành động mang nhiều tính “vị tha” hơn hẳn— để hòa giải , hòa thuận với quần chúng; hợp tác, tương nhượng với phe đối lập để giải nạn, và đưa đất nước tiến lên. Nếu nghĩ trong chiều hướng của “tính toán chính trị”, nơi tương lai chính trị, đời sống, vận mệnh của chính họ, chính gia đình, thân nhân họ cũng không thiếu bấp bênh, ta có thể thấy giới quân nhân đã can đảm không ít, khi muốn dần trao lại quyền làm chủ đất nước cho người dân Miến.
Đó cũng chính là đởm lược của ông Thein Sein và hàng tướng lãnh, quân nhân. Truy tìm, suy tưởng từ đó, và từ tình hình chính trị, xã hội không đến nỗi bị nguy nan, nhiều bề thọ địch như tại Viet Nam, với các cộng đồng “tự trị”người Tq ngày càng mọc nhiều, với bao mai phục trên đất Việt, ta có thể thấy sự nhường nhịn, “trao tặng/ trao trả” lại quyền lực, quyền lợi của các tướng lãnh là một hành động đáng cảm mến, tuyên dương, để đưa nước Miến thăng hoa. Nếu đó là một hành động mang một ý nghĩa phục vụ, vị tha, tốt lành cao hơn bình thường không ít, thì những điều gì khiến ta có thể suy tưởng đến, để cảm nhận từ nội tâm những người lính cao cấp ấy, nếu không là những nét đẹp trong văn hóa của người Miến, trong đó điều dạy trong đời sống lục hỏa của các tăng sĩ Phật giáo Miến điện, trong kinh Phật là một lời dạy có thể vang lớn, lay động mạnh trong tâm thức họ trong năm ba năm gần đây, để đưa tới kết quả rất đẹp cho tiến trình dân chủ hóa hiện tại ?
Khi một giá trị tinh thần của đạo đức truyền thống một đất nước được gìn giữ và thể hiện, như khi các nhà sư vì Dân chủ xuống đường tháng 9, 2007, và các quân nhân bắt đầu nhượng bộ, và sau đó dẫn đến kết quả hôm nay, ta có thể diễn dịch hay kết luận rằng: Giá trị tinh thần , nét đạo đức đó đã góp phần tạo nên lòng yêu nước.
Note: Sau khởi dậy 8888 vào tháng 8, 1988 của sinh viên và người dân, chính quyền Miến Điện vẫn nằm trong tay độc tài của giới quân nhân, một phần cũng vì chưa có sự tan rã của khối Sô viết.
* Kỳ tới : Chút lịch sử xã hội, kinh tế, chính trị Miến Điện
----
REF

No comments:

Post a Comment