Saturday, May 10, 2014

Khi lực cản xuống dốc, Philosopher-in-chief Obama và VN

Đọc bài này, các bạn nhé , trên The Economist

http://www.economist.com/news/united-states/21601538-america-no-longer-alarming-its-foes-or-reassuring-its-friends-decline

Câu kết của bài tóm lại ý :

“Some will celebrate the decline of America’s ability to deter. But wherever they live, they may find that whatever replaces the old order is much worse. American power is not half as scary as its absence would be.”
( Một số nào đó sẽ khoái chí chuyện khả năng ngăn trở của Hkỳ xuống dốc. Nhưng dù cho họ có ở đâu, họ cũng có thể nhận ra cái gì thay thế cho trật tự cũ (xem ra) chỉ tồi tệ hơn nhiều. Khi sức mạnh Hkỳ vắng đi, thì thiên hạ sự lại càng đáng lo gấp đôi.)

Tóm ý chính bài bình luận :

Theo quan điểm của phe diều hâu và một số nhà quan sát thì TT Obama đã để Putin lấn lướt trong chuyện Ukraine, để yếu thế, hay không giải quyết thỏa đáng nhiều v/đề ở vùng Baltic, ở Trung Đông, rồi ở Châu Á; và làm một số đồng minh hay phe “thân Mỹ” các nơi quan ngại, vì có cảm nhận là Obama hơi mềm mỏng với đối thủ quá, và vô hình trung tạo nên một “khoảng trống an ninh” (security vacuum) cho kẻ thù lợi dụng. Thêm ví dụ là việc ông đ/phó với chuyện vũ khí hóa học ở Syria. Theo nhận định của tôi thì Obama quả có mềm mỏng , và đó là tính cách và suy nghĩ của ông ( his personality and philosophy) mà bài báo gọi là philosopher-in-chief ( T/thống/thủ lãnh triết gia, chứ không phải Commander-in-chief ( T/thống/th/lãnh nguyên soái), tức là ông thuộc loại “nghĩ nhiều hơn hành hay “wính”. Và cũng như chính Obama đã có lần nói ở Seoul rằng : Hiếm khi tôi thấy việc sử dụng s/mạnh q/sự mang lại một giải đáp ổn thỏa (. “Very rarely have I seen the exercise of military power providing a definitive answer” ). Dĩ nhiên , điều này có lúc đúng, lúc sai, như chính sách thiên về mềm mòng của ông đã từng có những lúc mang lại kết quả tốt, như việc giá dầu, như Do Thái được an ninh và th
ịnh vượng hơn, và bọn Khủng bố nay chỉ nguy hiểm trong vùng Trung Đông, chứ không lan ra thế giới. Nhưng, trong đường dài, đó cũng chính là quan niệm/thiên hướng/cá tính của T/th Obama và cách giải quyết các chính sự, theo nhận định của tôi về vị T/thống này. Theo các quan sát viên, ông cân nhắc, lượng định kỹ càng các chọn lựa ( options); nhưng lại thiên về phía “mềm” , rồi có khi lại trở thành chọn g/pháp “thụ động” như cách g/quyêt hay nhất. Có vẻ Lão tử nhỉ .
Nhưng theo tôi, ông Obama sẽ hành động khi cần g/quyết như bài báo nói : ông sẽ không “hà tiện”, không ngần ngại” khi cần giúp đồng minh., như trích dẫn dưới đây “

“ When it came to formal pledges of reassurance, Mr Obama did not stint. In Tokyo he offered fresh guarantees that the defence treaty between Japan and America covers all Japanese-administered territory, including the Senkaku islands, which China also claims. While visiting some of the 28,000 American troops stationed in South Korea, he vowed that his government would not hesitate to use “military might to defend our allies”. In the Philippines Mr Obama signed a new, ten-year agreement to give American forces greater access to local bases.”

Để kết câu chuyện, về khả năng giúp VN đ/phó với TQ, như một đối tác chiến lược “toàn diện” như ta đọc tin và thấy như khi Trương Tấn Sang sang gặp Obama tháng 7 năm ngoái, Obama cũng sẽ suy tư/suy tính rất kỹ, và cũng sẽ chỉ giúp khi đ/kiện cần và đủ hội lai tốt , và trong một chừng mực. Và xa hơn, trong một ý nghĩa (triết học) về tri và hành cũng như học hỏi, kinh qua, phán đoán và hành xử như một nguyên thủ của Mỹ quốc hùng cường, tự do và dân chủ : Nếu những giá trị Dân chủ , Tự do không phát triển ở Việt Nam , thì, tất cả những giúp đỡ cũng chỉ là những cây sào bé nhỏ, yếu ớt hay dễ gẫy đưa ra cho kẻ không biết bơi rớt sông nắm lấy.


HM

No comments:

Post a Comment